Chuyên gia Séc nhận định về chiến lược quốc gia công nghiệp 4.0 của Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đã thông qua một chiến lược mới thích ứng nền kinh tế với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0), nhằm chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng hiện nay chủ yếu dựa trên việc sử dụng lao động giá rẻ. Chiến lược dự kiến sẽ tăng tỷ trọng của nền kinh tế kỹ thuật số trong tổng GDP lên 30% vào năm 2030.
Sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số cũng sẽ mang lại một số cơ hội mới cho các công ty của Séc, đã bắt đầu thành lập trong lĩnh vực này ở Việt Nam, như trong lĩnh vực an ninh mạng hoặc ngân hàng kỹ thuật số.
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, trên đây là nhận định của tác giả David Jarkulisch, nhà ngoại giao công tác tại Đại sứ quán Cộng hòa Séc ở Hà Nội, trong bài viết đăng trên trang mạng của Bộ ngoại giao Cộng hòa Séc (mzv.cz) mới đây. Tác giả bài viết nhận định chiến lược mới của Việt Nam về Công nghiệp 4.0 có những mục tiêu tương đối tham vọng.
Theo đó, bên cạnh sự ra đời nhanh chóng của các công nghệ mới và số hóa nền kinh tế, chiến lược này cũng kỳ vọng năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế sẽ tăng trưởng và vị thế của Việt Nam trong so sánh quốc tế sẽ được cải thiện đáng kể. Như vậy, Việt Nam cần 10 năm nữa sẽ lọt vào nhóm 40 quốc gia dẫn đầu về Chỉ số đổi mới toàn cầu, 30 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng Chỉ số An ninh mạng (GCI) và 50 quốc gia dẫn đầu về tin học hóa hành chính nhà nước (chỉ số chính phủ điện tử - EGDI).
Chiến lược mới bao gồm một loạt các biện pháp hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu ứng dụng và tiêu chuẩn hóa, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh mạng, hậu cần và những thay đổi cần thiết về luật pháp. Để đạt được các mục tiêu của chiến lược, Việt Nam có kế hoạch đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết (mạng 5G, mạng quang, cơ sở dữ liệu), đảm bảo chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ cao và mở rộng năng lực đổi mới tổng thể của quốc gia.
Là một phần của chiến lược, Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định 99 công nghệ ưu tiên sẽ tập trung hỗ trợ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, Internet đa dụng, công nghệ lượng tử, tin sinh học, công nghệ hàng không và không gian, công nghệ viễn thám, nghiên cứu và phát triển màn hình độ phân giải cao, và công nghệ in 3D hiện đại.
Tuy nhiên, ông Jarkulisch cho rằng, việc phát triển nền kinh tế số đối với Việt Nam không phải là sự khởi đầu. Trong 5 năm qua, Việt Nam đã nỗ lực chuẩn bị một vị trí xuất phát tương đối tốt và tạo ra những tiền đề cơ bản để phát triển nhanh hơn nữa. Tốc độ phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số cũng tăng tốc đáng kể với sự bùng phát của đại dịch COVID-19 trong năm 2020 với tổng giá trị nền kinh tế Internet Việt Nam đã tăng trưởng 16%, lên 14 tỷ USD.
Tác giả dẫn một nghiên cứu công bố gần đây của Google cho thấy, các động lực tăng trưởng của lĩnh vực này tại Việt Nam cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và đạt giá trị lên đến USD 52 tỷ vào năm 2025.
Tác giả nhận định, về các lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam không bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh gần nhất trong khu vực. Trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam hiện đứng thứ 3 về số lượng người sử dụng Internet, thứ 3 về tỷ lệ sử dụng điện thoại di động và thứ 2 về Internet di động tốc độ trung bình.
Việt Nam cũng có thể tự hào là một trong những quốc gia có lượng người dùng Facebook lớn nhất thế giới. Với 60 triệu người đăng ký, Việt Nam có cộng đồng Facebook lớn thứ 8 thế giới./.
Tin liên quan
-
Đời sống
“Ông tơ bà nguyệt” thời 4.0
08:17' - 15/02/2021
Mặc dù chỉ mới du nhập vào Việt Nam trong vài năm lại đây nhưng các ứng dụng hẹn hò trực tuyến trên điện thoại di động đã nhanh chóng thu hút được đông đảo người dùng bởi những tiện ích khác biệt.
-
DN cần biết
Một số ý tưởng kinh doanh mới lạ thời 4.0
18:24' - 12/02/2021
Với rất nhiều ý tưởng kinh doanh hấp dẫn cho năm 2021, rất khó để tìm ra ý tưởng nào đáng để chúng ta theo đuổi.
-
Đời sống
Quất lọ bonsai: Thú chơi quất Tết thời 4.0
10:37' - 01/02/2021
Tết đã cận kề, người trồng quất Quảng Bá (quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng đang hối hả chuẩn bị cho vụ Tết.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.