Chuyên gia Singapore đề cao tầm nhìn phát triển năm 2045 của Việt Nam
Trang mạng của Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) ngày 29/1 đã đăng tải bài bình luận của tác giả Yang Razali Kassim (biên tập viên cao cấp tại RSIS) về Đại hội Đảng lần thứ XIII của Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, tác giả nhấn mạnh Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan trọng.
Đây là sự kiện quan trọng trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu có sự chuyển giao lãnh đạo để hiện thực hóa mục tiêu mới là vào năm 2045 trở thành một “nền kinh tế phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đối với những mục tiêu chiến lược mà đại hội vạch ra, theo ông Yang, quan trọng nhất chính là tầm nhìn 2045 đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển và đây sẽ là sứ mệnh mà ban lãnh đạo mới ở Việt Nam sẽ gánh vác sau Đại hội.
Tác giả nêu rõ dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã giữ vững sự ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Theo ông Yang, mục tiêu chính của Đảng Cộng sản Việt Nam là đưa đất nước trở thành một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ 21.
Tuy nhiên, mục tiêu đầy tham vọng này sẽ phụ thuộc nhiều vào cách Việt Nam xoay sở để cân bằng giữa cải cách sau đại dịch COVID-19 và sự ổn định.
Cũng theo ông Yang, Việt Nam đã là một trong số ít quốc gia có nền kinh tế phát triển bền vững bất chấp đại dịch COVID-19.
Vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là đưa ra định hướng quốc gia, có tính đến những thay đổi chiến lược ở quốc gia, khu vực xung quanh và trên toàn cầu.
Đáng chú ý, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã có những điều chỉnh trong quá trình Đổi mới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, qua đó giúp Việt Nam phát triển ổn định bất chấp đại dịch COVID-19.
Ông Yang đánh giá Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình và đóng vai trò mang tính xây dựng trên trường quốc tế khi theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình và là bạn của tất cả các nước.
Đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam, tác giả bài viết cho rằng kể từ khi gia nhập ASEAN vào năm 1995, Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế năng động nhất ở Đông Nam Á.
Khi tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm ngoái, ASEAN đã tái khẳng định Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là cơ sở của các quyền và yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Cũng trong năm ngoái, trong khuôn khổ ASEAN do Việt Nam dẫn dắt, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký kết, tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
RCEP là một bước đột phá cho quá trình theo đuổi hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Việt Nam cũng đã ký kết các FTA khác như FTA Liên minh châu Âu -Việt Nam (EVFTA) và FTA Anh-Việt (UKVFTA), qua đó tạo động lực mới cho quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Cũng trong năm 2020, Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021.
Vai trò tích cực của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa thị trường và mở rộng đối tác , thu hút các nguồn lực cho phát triển và hoàn thành mục tiêu phục hồi nhanh và bền vững sau đại dịch COVID-19.
Việc Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN năm ngoái và tư cách ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ đã giúp Việt Nam nâng cao tầm ảnh hưởng và vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Nỗ lực vươn lên để làm nên những kỳ tích
14:47' - 30/01/2021
Việt Nam đã có nhiều điểm sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội qua nhiệm kỳ 2016-2020 mà báo chí cùng các tổ chức trong nước và quốc tế đều đánh giá cao và ghi nhận.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của đảng: Báo Nam Phi đánh giá cao nền ngoại giao toàn diện, hiện đại của Việt Nam
16:04' - 29/01/2021
Báo Pretoria News của Nam Phi đăng bài viết với tiêu đề “Historic milestone for Vietnam” của Tổng Biên tập Valerie Boje, trong đó đánh giá cao nền ngoại giao toàn diện, hiện đại của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27'
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...