Chuyên gia tài chính Anh: Linh hoạt lựa chọn mô hình trung tâm tài chính ở Việt Nam
Đây là ý kiến của Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cao cấp chuyên ngành Tài chính-Kế toán, Đại học Bristol (Anh), trong cuộc trao đổi mới đây với phóng viên TTXVN tại Anh trước thềm chuyến thăm Anh của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình từ ngày 16-20/3. Một trong những trọng tâm của chuyến thăm là thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong xây dựng và phát triển các trung tâm tài chính quốc tế.
Với đề án phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng trung tâm tài chính khu vực ở Đà Nẵng, Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn lưu ý trước hết cần phân biệt giữa trung tâm tài chính “quốc tế” và “khu vực”. Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là một trung tâm tài chính chuyên môn khu vực, xếp hạng 105/121 các trung tâm tài chính quốc tế, và thuộc nhóm trung tâm tài chính chuyên môn địa phương (local specialist).
Nhóm này gồm các trung tâm như Thành Đô, Thiên Tân, Nam Kinh, Đại Liên (Trung Quốc), Tallinn (Phần Lan), Lugano (Thụy Sĩ), chủ yếu phục vụ thị trường tài chính trong nước và khu vực, chưa có sức cạnh tranh toàn cầu, và chỉ chuyên môn hóa vào một số dịch vụ tài chính nhất định, thay vì phát triển toàn diện như New York hay London. Các ngân hàng cũng chủ yếu phục vụ doanh nghiệp trong nước, tài trợ thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn cho biết đây chính là mẫu hình của trung tâm tài chính xếp hạng “khu vực” được đề cập trong các dự thảo về trung tâm tài chính ở Việt Nam. Trung tâm này gồm thị trường vốn, tiền tệ, hàng hóa phái sinh và thử nghiệm các cơ chế sandbox.
Trong khi đó, một trung tâm tài chính đạt tới mức xếp hạng “quốc tế” (international) là những trung tâm đã có tên tuổi và định hình rõ ràng hơn, có bề dày truyền thống phục vụ các giao dịch quốc tế như Sydney, Melbourne, Rome, Chicago, Toronto.Cuối cùng là những trung tâm trong nhóm cao nhất, nhóm “toàn cầu” (global), gồm những thương hiệu nổi bật như London, New York, Paris, Tokyo, Zurich, Amsterdam. Gần đây trong các xếp hạng đã xuất hiện thêm những trung tâm tài chính toàn cầu mới nổi (global contenders) như Bắc Kinh, Thượng Hải và Istanbul, thách thức vị trí truyền thống của nhóm có bề dày toàn cầu.
Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn cho biết có hai hướng truyền thống phát triển trung tâm tài chính, đó là chuyên sâu và đa dạng hóa. Theo ông, nếu phát triển theo hướng chuyên sâu, Việt Nam có thể phát triển lên nhóm thị trường tài chính chuyên môn của khu vực, ví dụ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), như Tel Aviv, Mumbai, tập trung vào một số dịch vụ tài chính nhất định, hoặc đặt tham vọng xa hơn là nhóm thị trường tài chính chuyên môn tầm vóc toàn cầu như Dubai, Hong Kong và Luxembourg.
Một lựa chọn khác là phát triển theo mô hình đa dạng hóa sản phẩm, nghĩa là cung cấp đồng bộ nhiều loại dịch vụ tài chính, thay vì tập trung vào chuyên môn hóa thì có thể phát triển thành trung tâm đa dạng hóa địa phương (như Lisbon, Atlanta, Helsinki), rồi chuyển dần lên cạnh tranh với các trung tâm khu vực (như Bangkok, Madrid, Stockholm). Cuối cùng là nhóm đa dạng hóa toàn cầu như London, New York, Paris, Tokyo.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn chỉ ra rằng Việt Nam không nhất thiết phải lựa chọn chỉ phát triển chuyên sâu hay theo chiều rộng, đồng nghĩa không cứng nhắc xác định chỉ có thể phát triển trung tâm tài chính chuyên môn khu vực hay trung tâm tài chính toàn diện khu vực. Thay vào đó, Việt Nam có thể phối hợp linh hoạt để tận dụng các cơ hội. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang là một trung tâm tài chính chuyên môn khu vực.
Theo Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, ngay cả khi lựa chọn phát triển thành trung tâm tài chính toàn diện, Việt Nam vẫn có thể học tập mô hình trung tâm chuyên môn của Dubai để đẩy nhanh phát triển dịch vụ về fintech, cụ thể là hai mảng AI/Machine Learning (học máy) và tài sản số. Ông cho rằng việc phát triển theo mô hình trung tâm chuyên môn sẽ tận dụng được các lợi thế của Việt Nam như khả năng đào tạo, tiếp cận và áp dụng AI/Machine Learning (học máy).
Do đó, tùy vào điều kiện địa lý, doanh nghiệp địa phương, khả năng thu hút các loại hình doanh nghiệp và tổ chức tài chính nước ngoài và nguồn nhân lực, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng có thể có những lựa chọn khác nhau, Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn khuyến nghị. Ông cũng lưu ý Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cần tránh "dẫm chân lên nhau" trong việc lựa chọn lĩnh vực phát triển chuyên sâu. Ví dụ, chỉ một trong hai thành phố chọn fintech là lĩnh vực chuyên sâu. Tương tự khi nói đến hướng phát triển theo trí tuệ nhân tạo (AI).
Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn dẫn lời ông Axel Weber, Chủ tịch UBS và cựu chủ tịch Bundesbank tại Hội nghị thượng đỉnh ngân hàng toàn cầu năm 2020, nhấn mạnh sở dĩ các trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu châu Âu như Frankfurt, Paris không thể phát triển bằng London là do bị “phân mảnh quy định”, khiến tất cả các bên tham gia cuộc chơi có tổng bằng 0, bên này thắng thì bên khác ắt thua, cho rằng đây là bài học cần ghi nhớ.
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn nhân lực, một trong 5 nhân tố đầu vào quan trọng để phát triển thành công một trung tâm tài chính. Theo Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFC), 5 nhân tố đầu vào này gồm môi trường kinh doanh (bao gồm ổn định chính trị, vĩ mô và luật pháp rõ ràng, có tính thực thi cao); vốn nhân lực; hạ tầng; phát triển thị trường tài chính; và thương hiệu/danh tiếng (gồm cả yếu tố văn hóa tổ chức, đổi mới sáng tạo).
Tuy nhiên, Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn lưu ý trong khi hầu các thảo luận tập trung vào pháp lý, mô hình kinh doanh, thể chế và hạ tầng, vốn nhân lực luôn được nhắc tới, song dường như chỉ ở dạng “đính kèm” bất chấp vai trò quan trọng nguồn nhân lực trong các khâu vận hành, phản hồi chính sách và đổi mới sáng tạo.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trung tâm tài chính quốc tế thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững
18:47' - 08/03/2025
Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp thị trường tài chính ở Việt Nam trở nên lành mạnh và hiệu quả, bắt kịp với các chuẩn mực quốc tế, từ đó thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội cho Trung tâm tài chính, nhưng phải có kiểm soát
21:05' - 21/02/2025
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình họp với lãnh đạo một số bộ, ngành chức năng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm tài chính tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.