Trung tâm tài chính quốc tế thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững
Nói đến kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tức là các bộ ngành, từ trung ương đến địa phương cùng toàn thể dân tộc Việt Nam đều một lòng quyết tâm thực hiện các kế hoạch đề ra, một cách đồng bộ, chặt chẽ. Trong các mục tiêu này có việc xây dựng, vận hành và phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế có tính cạnh tranh tại Việt Nam. Đây là mục tiêu cần rất nhiều nỗ lực và quyết tâm lớn để thực hiện thành công, bởi “muốn có kim cương, phải có áp lực”.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, chuyến thăm chính thức sắp tới của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Singapore có một phần ý nghĩa là làm động lực cho Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành nghiêm túc, quyết tâm nghiên cứu và thúc đẩy thực hiện các mục tiêu đề ra, trong đó có việc xây dựng và phát triển trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng và trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các trung tâm tài chính quốc tế có đặc điểm nổi trội là tính thanh khoản cao, khung pháp lý phát triển tốt, cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến và quy tụ các chuyên gia tài chính trình độ cao. Các trung tâm này đóng vai trò quan trọng trong việc trung chuyển vốn, thúc đẩy giao thương quốc tế. Các trung tâm tài chính quốc tế thường thu hút các tập đoàn, tổ chức tài chính và nhà đầu tư toàn cầu, do đó góp phần nâng cao vị thế của quốc gia với tư cách là những người chơi có ảnh hưởng trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Theo Giáo sư Vũ Minh Khương, thuộc Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore (NUS), kinh nghiệm của Singapore cho thấy để thiết lập một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế cần phải có một ngân hàng nhà nước mạnh, ưu tú, đẳng cấp thế giới, như Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS). Đây là nơi có nhiều nhân tài, phân tích, đánh giá chiến lược rất tốt. Thứ hai là hệ thống luật pháp và quy chế cũng rất minh bạch, thông thoáng và đặc biệt là cho phép chuyển đổi đồng tiền. Thứ ba là phải tạo ra một môi trường thuận lợi, đáng sống, điều rất quan trọng để thu hút được nhân tài về làm việc.
Trong khi đó, Giáo sư Bilveer Singh- Phó Trưởng Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Quốc gia Singapore- cho rằng để xây dựng trung tâm tài chính, kinh nghiệm từ Singapore cho thấy trước hết cần có điều kiện tiên quyết về chính trị, bao gồm sự ổn định chính trị, cởi mở về chính trị và ý chí chính trị để điều chỉnh pháp luật và quy định phù hợp. Thứ hai là nguồn nhân lực tài chính chất lượng cao. Thứ ba là phải có hệ thống quản lý, hệ thống ngân hàng mở, trong sạch. Giáo sư Bilveer nhấn mạnh: “Tại Singapore, bạn có thể đến bất cứ ngân hàng nào để đổi tiền, thấy rất nhiều người nước ngoài điều hành cấu trúc ngân hàng của Singapore, để thấy đây là tiêu chuẩn Vàng quốc tế và từ đó có thêm lòng tin”.
Quá trình xây dựng trung tâm tài chính quốc tế cũng sẽ giúp thị trường tài chính ở Việt Nam trở nên lành mạnh và hiệu quả, bắt kịp với các chuẩn mực quốc tế, từ đó thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển bền vững. Điều này càng thuận lợi khi Việt Nam có vị trí địa chính trị, kinh tế quan trọng.
Tại Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” vào ngày 16/1 tại Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định Việt Nam có các yếu tố kinh tế và lợi thế tự nhiên cần thiết cho các trung tâm tài chính mới cạnh tranh quốc tế. Việt Nam muốn thu hút nguồn tài chính đang dịch chuyển từ các trung tâm truyền thống như London, Hong Kong và Singapore. Việt Nam nằm ở vị trí giao lộ chiến lược của các tuyến hàng hải toàn cầu từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, đồng thời nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Việt Nam hoạt động ở múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu hiện nay. Bộ nhấn mạnh: “Đây là lợi thế đặc biệt để thu hút vốn nhàn rỗi trong thời gian giao dịch tại các trung tâm này ngừng hoạt động”.
Đơn cử như với Đà Nẵng, ông Andy Khoo, Tổng giám đốc Terne Holdings của Singapore, nhấn mạnh 3 lý do khiến Đà Nẵng có thể thu hút được giới đầu tư để phục vụ mục tiêu phát triển, đó là quy định pháp lý rõ ràng, chính sách thuế quan ưu đãi đầu tư phù hợp và lưu thông dòng vốn. Ông bày tỏ tin tưởng với vị trí chiến lược định vị Đà Nẵng là trung tâm tự nhiên cho tài chính thương mại, cùng với tham vọng phát triển to lớn, Đà Nẵng sẽ trở thành một trung tâm tài chính lớn tiếp theo của ASEAN trong tương lai gần.
Trong khi đó, ông Rajiv Kochhar, nhà sáng lập, Giám đốc điều hành công ty Avista Advisory tại Singapore, cho biết các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và nhiều nước trong khu vực rất thích Việt Nam. Chính vì vậy, chính sách đúng đắn về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, quy định pháp lý, thể chế, chính sách thuế sẽ là những biện pháp giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Cạnh tranh để trở thành trung tâm tài chính quốc tế rất khốc liệt, đặt ra thách thức rất lớn, đặc biệt đối với một quốc gia còn đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng một trung tâm tài chính sẽ giúp Việt Nam thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài, đồng thời tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế đến Việt Nam. Điều này sẽ tác động tích cực tới nguồn cung vốn, huyết mạch của nền kinh tế.
Giáo sư Bilveer Singh cho biết để trở thành một trung tâm tài chính quốc tế, Singapore đã phải từ bỏ một số chủ quyền về tài chính. Ví dụ, đánh thuế thấp để thu hút đầu tư. Đó là lý do tại sao Singapore có một trong những hệ thống thuế thấp nhất thế giới. Để chuẩn bị cho những rủi ro có thể xảy ra, Singapore đã xây dựng được các định chế tài chính mạnh. Ông nói: “Chúng tôi có Bộ Tài chính, nhưng chúng tôi cũng có MAS đảm bảo rằng đồng tiền của chúng tôi không biến động quá nhiều. Và sau đó, nếu có vấn đề gì xảy ra thì chúng tôi có Quỹ Temasek, và chúng tôi có Quỹ đầu tư chính phủ Singapore (GIC) để đảm bảo rằng chúng tôi có thể mua và bán tiền tệ”.
Việc kiểm soát các trung tâm tài chính quốc tế đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện và phối hợp bao gồm các quy định trong nước, tiêu chuẩn quốc tế, hợp tác giám sát và cơ chế thực thi hiệu quả. Mục đích là để duy trì sự ổn định tài chính, bảo vệ các nhà đầu tư, ngăn ngừa tội phạm tài chính và thúc đẩy tính toàn vẹn và lành mạnh của hệ thống tài chính toàn cầu.
Giáo sư Bilveer nhấn mạnh khát vọng xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế sẽ buộc các nhà lãnh đạo chính trị phải tạo ra một hệ thống chính trị, hệ thống quản lý tài chính, và chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các trường đại học, học viện kỹ thuật… Và để trở thành một trung tâm tài chính quốc tế, cần có sự chung tay của toàn thể quốc gia, toàn xã hội cùng với sự tin tưởng của toàn khu vực và toàn cầu.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội cho Trung tâm tài chính, nhưng phải có kiểm soát
21:05' - 21/02/2025
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình họp với lãnh đạo một số bộ, ngành chức năng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm tài chính tại Việt Nam.
-
Tài chính
Định hình Trung tâm Tài chính quốc tế Tp. Hồ Chí Minh
10:30' - 03/02/2025
Sau hơn 20 năm “thai nghén”, Đề án xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế ở Tp. Hồ Chí Minh đã có bước tiến mới tích cực trong thời gian gần đây, khi Bộ Chính trị chính thức đồng ý chủ trương này.
-
Ý kiến và Bình luận
Xây dựng Trung tâm Tài chính tại Đà Nẵng với lợi thế vượt trội
13:26' - 26/01/2025
Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương thành lập Trung tâm Tài chính khu vực tại thành phố Đà Nẵng, đồng thời giao các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xây dựng khung chính sách đặc thù, vượt trội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình