Citi nâng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc lên gần mức mục tiêu chính thức
Một báo cáo mới đây của ngân hàng Citi đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, viện dẫn rằng áp lực gia tăng từ dịch COVID-19 có thể thúc đẩy chính phủ nước này triển khai thêm các biện pháp kích thích và từ đó thúc đẩy tăng trưởng chung.
Trong một báo cáo công bố vào cuối ngày 31/3, trưởng nhóm kinh tế Trung Quốc tại Citi, ông Xiangrong Yu cho biết với sự khởi đầu thuận lợi của năm 2022 cùng nhiều biện pháp hỗ trợ của chính phủ, Citi đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ 4,7% lên 5,0% cho năm nay.
Dự báo mới gần hơn với mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 5,5% do Chính phủ Trung Quốc công bố vào đầu tháng Ba. Trong tháng Một và tháng Hai, Trung Quốc đã báo cáo mức tăng trưởng tốt hơn dự kiến về doanh số bán lẻ, đầu tư tài sản cố định và sản xuất công nghiệp. Theo Citi, việc nâng cấp dự báo GDP của Trung Quốc được đưa ra do kỳ vọng gia tăng đầu tư vào các dự án như cơ sở hạ tầng và nhà ở giá rẻ ở nước này. Báo cáo lưu ý rằng Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) cho cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều thu hẹp trong tháng vừa qua, cũng là lần đầu tiên cả hai chỉ số này rơi vào trạng thái như vậy kể từ tháng 2/2020.Tuy làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 hiện tại là đợt bùng phát tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2020, nhưng tác động của nó đối với PMI có vẻ nhẹ hơn so với dự kiến.
Chuyên gia Yu cho rằng các số liệu cho thấy tác động của các biện pháp ngăn chặn dịch khá đáng kể đối với nhu cầu và dịch vụ, khi các thành phố lớn như Thượng Hải và Thâm Quyến đã phải áp dụng các biện pháp phong tỏa để kiểm soát sự bùng phát của biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đợt dịch này lại nhẹ hơn đối với lĩnh vực sản xuất và xây dựng. Ông Yu cho rằng Trung Quốc đang thích ứng để giảm thiểu tác động kinh tế trong đảm bảo thực hiện chính sách “Zero COVID” nghiêm ngặt. Một trong những hành động mà chuyên gia của Citi kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ thực hiện là hỗ trợ ngành bất động sản khổng lồ đang gặp khó khăn. Theo ông Yu, Chính phủ Trung Quốc không thể tiếp tục trông đợi vào những nỗ lực ổn định thị trường bất động sản bằng các biện pháp như nới lỏng chính sách tín dụng. Doanh số bán nhà tại Trung Quốc đã sụt giảm trong vài tháng qua do Trung Quốc kìm hãm sự phụ thuộc của các chủ đầu tư vào nợ để thúc đẩy tăng trưởng. Một số ước tính cho thấy bất động sản và các lĩnh vực liên quan chiếm ít nhất 25% nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ông Yu và các nhà kinh tế khác cũng kỳ vọng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) trong tháng này sẽ cắt giảm lãi suất hoặc yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng. Đồng ý với nhận định trên, nhà kinh tế cấp cao về châu Á tại ngân hàng UBP, ông Carlos Casanova cho biết Trung Quốc có mục tiêu tăng trưởng rất tham vọng cho năm 2022. Nhưng nếu PBoC không thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất khác vào tháng Tư, đó sẽ là tin xấu cho nền kinh tế vì mục tiêu tăng trưởng 5,5% lúc đó sẽ rất khó đạt được./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Trung Quốc khẳng định việc tuân thủ chính sách "zero COVID" linh hoạt
21:22' - 01/04/2022
Ngày 1/4, chuyên gia dịch tễ học Wu Zunyou khẳng định Trung Quốc cần tuân thủ việc thực thi chính sách "không COVID" (zero-COVID) một cách linh hoạt.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và EU có lợi cho toàn cầu
14:48' - 01/04/2022
Quan hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và EU đã cho thấy sự vững vàng trước những tác động tiêu cực của đại dịch.
-
Chứng khoán
Đình chỉ giao dịch hàng chục công ty bất động sản Trung Quốc niêm yết ở Hong Kong (Trung Quốc)
14:06' - 01/04/2022
Khoảng 33 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) sẽ tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 1/4, trong đó có một số công ty bất động sản rơi vào tình trạng khủng hoảng tín dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.