Cơ chế chính sách tạo đòn bẩy để phát triển đô thị bền vững
Năm 2022 được đánh dấu với nhiều sự kiện quan trọng có liên quan đến công tác đô thị hóa và phát triển đô thị ở Việt Nam.
Ngày 24/1/2022, Bộ Chính trị lần đầu tiên đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TW về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định các quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, các mục tiêu và nhiêm vụ giải pháp cụ thể để tăng cường quy hoạch, xây dưng, quản lý và phát triển đô thị.
Hội thảo "Cơ chế, chính sách quản lý phát triển đô thị" tập trung tọa đàm về sự phối hợp vào cuộc của các cơ quan chức năng để xây dựng, hoàn thiện chính sách liên quan đến công tác quản lý phát triển đô thị; các cơ chế chính sách mang tính đột phá tạo đòn bẩy để phát triển đô thị bền vững; Luật quản lý và phát triển đô thị và phạm vi điều chỉnh của công tác quản lý phát triển đô thị; các giải pháp về cơ chế chính sách phát huy vị thế, nguồn lực đổi mới, sáng tạo của đô thị Việt Nam; các yêu cầu đổi mới tạo cơ chế chính sách phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của địa phương. Bà Nguyễn Phương Thủy - Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, hiện nay, các quốc gia, tổ chức quốc tế đã và đang thực hiện nhiều hành động thúc đẩy sự phát triển chung của hệ thống đô thị toàn cầu.Năm 2021, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Chính phủ Việt Nam đã cam kết phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, trong đó chắc chắn cần có sự tham gia tích cực, quan trọng của hệ thống đô thị toàn quốc.
Năm 2022, Chương trình Định cư con người Liên hiệp quốc UN-Habitat tổ chức Diễn đàn Đô thị Thế giới (WUF) tại Ba Lan với sự tham gia của 158 quốc gia; trong đó có Việt Nam, để cùng thảo luận các giải pháp cho những vấn đề cấp bách nhất liên quan đến quá trình đô thị hóa toàn cầu.Tại đó, các bên đã nhất trí rằng lãnh đạo các quốc gia, thành phố cần có những thay đổi cơ bản đối với khu vực đô thị, đặc biệt là những thay đổi nền tảng liên quan tới hệ thống quản trị đô thị, tức là, các cơ chế, chính sách quản lý phát triển đô thị.
Theo bà Thủy, tại Việt Nam, các cấp, ngành, địa phương đang quyết liệt hành động để phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, tiếp tục tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030).Tham gia quá trình này, lĩnh vực phát triển đô thị đang có những đóng góp và bước phát triển quan trọng nhưng đồng thời cũng đứng trước những thách thức rất lớn trong việc thúc đẩy, thực hiện và đạt được mục tiêu phát triển hệ thống đô thị Việt Nam toàn diện và bền vững.
Tính đến hết quý III/2022, tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 41,5%, với mức tăng trưởng dân số đô thị trung bình khoảng 1 triệu người/một năm.
Cả nước có 888 đô thị gồm: 2 đô thị loại đặc biệt; 22 đô thị loại I; 33 đô thị loại II; 47 đô thị loại III; 94 đô thị loại IV và 690 đô thị loại V, phân bố tương đối đồng đều trong cả nước.
Không gian đô thị ngày càng được mở rộng, hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao.
Phát triển đô thị trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cả nước với trên 70% GDP cả nước tới từ các khu vực đô thị. Kết quả đạt được là do thể chế, chính sách về quy hoạch, phát triển đô thị ngày càng được hoàn thiện chất lượng, đồng bộ hơn.Nhiều luật có liên quan tới quản lý phát triển đô thị cùng với hệ thống văn bản dưới luật được ban hành, đã thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và tạo hành lang pháp lý tương đối đồng bộ cho quy hoạch, đầu tư và phát triển đô thị - bà Thủy phân tích.
Song cần thẳng thắn nhìn nhận một cách khách quan là chính sách, pháp luật về phát triển đô thị cũng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, nhất là về quy hoạch, phân loại đô thị, cơ chế tài chính, đầu tư hạ tầng và mô hình chính quyền đô thị, mô hình liên kết và quản trị vùng đô thị. Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức chưa theo kịp xu hướng, nhu cầu phát triển mới. Quy hoạch, quản lý, sử dụng và huy động nguồn lực đất đai tại đô thị vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; chưa có chính sách đồng bộ để điều tiết và định hướng phát triển đô thị thông minh, đô thị sáng tạo, góp phần hội nhập xu hướng toàn cầu hiện nay.Các vấn đề như biến đổi khí hậu, giảm nghèo, nhà ở phù hợp khả năng chi trả, phát triển bao trùm cả về không gian và xã hội… chưa được tích hợp đúng mức trong các chính sách hiện có cũng như thực tiễn quy hoạch và quản lý đô thị.
Bên cạnh đó, quy hoạch đô thị còn thiếu đồng bộ, thiếu tích hợp, chưa có tầm nhìn dài hạn, còn phải điều chỉnh khá thường xuyên, thiếu vắng sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và người dân nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị trong giai đoạn mới. Tiến sỹ Nguyễn Quang - Nguyên Giám đốc Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) cho rằng, giống như ở các nước khác, các thành phố ở Việt Nam chính là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.Điển hình là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - hai thành phố chính cùng toàn bộ hệ thống hơn 880 đô thị lớn nhỏ đang là nơi thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, tạo công ăn việc làm thông qua thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, nền kinh tế phải tập trung vào sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Điều này đòi hỏi các thành phố phải hoạt động hiệu quả hơn, chất lượng sống và năng lực người dân được nâng cao hơn, cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng phát triển tốt hơn. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế đòi hỏi các cơ quan và chính quyền đô thị thành phố cải thiện khâu quy hoạch và quản lý, xây dựng nguồn lực tài chính và nhân lực, cung cấp hạ tầng một cách hiệu quả. Liên quan đến chính sách phát triển đô thị, Tiến sỹ Nguyễn Quang nhận định, quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững không tự diễn ra mà là do hoạch định và thực hiện chính sách.Do đó, cần có chính sách và hành động mạnh mẽ với sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan. Đây là điều cần thiết nhằm thúc đẩy và định hướng cho quá trình đô thị hóa vì lợi ích của tất cả mọi người, mọi khu vực.
Thông qua chính sách đô thị, Chính phủ tạo điều kiện tích cực cho sự phát triển của các thành phố, nơi sẽ ươm mầm và hình thành những điều kiện cần thiết cho quá trình tăng năng suất và thịnh vượng của đô thị.
Chính sách đô thị hiện nay đòi hỏi một cách tiếp cận tích hợp và đa chiều vượt ra ngoài cách tiếp cận hạn chế đối với quy hoạch vật thể mà trước đây được coi là đầy đủ trong việc xác định các khu vực chính sách "đô thị".Các vấn đề xã hội phức tạp biểu hiện ở những khu vực đô thị đòi hỏi một cách tiếp cận rộng hơn và sự phối hợp theo chiều dọc, chiều ngang ở mức độ cao hơn cũng như quan hệ đối tác sáng tạo. Để thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện cho phát triển đô thị, các vấn đề môi trường, kinh tế, xã hội và văn hóa của cuộc sống đô thị phải được gắn kết, đan xen để tạo nên sự thành công.
Chuyên gia này "hiến kế", thanh niên, bộ phận dân số trẻ phải đóng vai trò tiên phong nòng cốt trong mục tiêu phát triển đô thị bền vững. Hơn thế nữa, chính sách đô thị quốc gia phải tập trung vào ưu tiên thiết thực như: thiết kế và áp dụng mô hình đô thị bền vững cả về hình thái lẫn mật độ qua mô hình đô thị nén (hạn chế việc phát triển đô thị thiếu kiểm soát là làm lãng phí tài nguyên), kết nối đô thị qua các hành lang giao thông và thúc đẩy sản xuất tập trung để tận dụng lợi ích quy mô kinh tế. Đồng thời, nên phát triển các khu đô thị có mật độ cao (chứ không phải khu đô thị "ma"), tái tạo và phục hồi các khu ở, khu trung tâm xuống cấp, hạn chế mở rộng đô thị vào vùng nông thôn qua xác định ranh giới đô thị, áp dụng mô hình sử dụng đất hỗn hợp, đa chức năng, thúc đẩy giao thông công cộng và khai thác sử dụng đất gắn với giao thông (TOD), phát triển và cải tạo không gian xanh, không gian công cộng… Thông qua việc xây dựng tầm nhìn và mục tiêu phát triển chung, chính sách đô thị hỗ trợ gắn kết chính sách liên ngành liên quan đến đô thị, thiết lập tiêu chuẩn về dịch vụ cơ bản, thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ đô thị hiệu quả, hợp lý.Chính vì vậy, chính sách đô thị phải là cấu phần quan trọng trong chiến lược và quy hoạch phát triển quốc gia. Qua đó, tăng cường xây dựng thể chế đô thị, thúc đẩy vai trò lãnh đạo và tính sáng tạo cũng như xây dựng năng lực, đối thoại và triển khai chính sách với các bên liên quan trong phát triển đô thị - Tiến sỹ Nguyễn Quang phân tích..
Giải pháp cho những thách thức đô thị ngày càng tăng nằm ở phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người, chính sách bảo trợ xã hội và quản trị đa cấp tốt với sự tập trung vào tham gia và hòa nhập. Ngoài ra còn gắn với nhu cầu mở rộng cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản, cũng như tái tạo đô thị để thúc đẩy sự thay đổi sáng tạo và nâng cao chất lượng sống./.- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Bất động sản
Đồng Nai cải tạo mỏ đá bỏ hoang thành khu đô thị, du lịch
15:16' - 14/11/2022
UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã làm việc với đơn vị liên quan, qua đó đồng ý về chủ trương và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp cải tạo các mỏ đá bỏ hoang trên địa bàn tỉnh thành khu đô thị.
-
Bất động sản
Tỷ lệ đô thị hoá toàn quốc đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%
15:07' - 14/11/2022
Chính phủ ban hành Chương trình hành động để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Bất động sản
Đô thị Cần Giuộc phát triển theo hướng đô thị sinh thái chất lượng cao
08:26' - 12/11/2022
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 11/11/2022 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Cần Giuộc, tỉnh Long An đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Hiện chưa có luật riêng điều chỉnh quy hoạch không gian ngầm đô thị
11:45' - 04/11/2022
Tại phiên chất vấn sáng 4/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến quản lý, quy hoạch đô thị; trong đó, có quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Trao chứng nhận Dự án bất động sản đáng sống
14:29' - 27/11/2024
Ngày 27/11 tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đã tổ chức Lễ trao chứng nhận Dự án đáng sống cho nhà đầu tư, nhà phát triển bất động sản.
-
Bất động sản
Vắng bóng căn hộ chung cư thương mại giá bình dân
11:43' - 27/11/2024
Sáng 27/11 tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức diễn đàn Phát triển bền vững thị trường bất động sản và Lễ trao chứng nhận dự án đáng sống 2024.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Trung Quốc có thể sẽ chạm đáy vào năm 2026?
19:08' - 26/11/2024
Giới chuyên gia dự báo thị trường bất động sản Trung Quốc có thể sẽ chạm đáy và sau đó phục hồi trong nửa đầu năm 2026.
-
Bất động sản
Tây Hồ Tây sẽ dẫn đầu nguồn cung văn phòng cho thuê tại Hà Nội
16:18' - 26/11/2024
Khu vực Tây Hồ Tây sẽ là điểm sáng với nhiều lợi thế, tiện ích và dự án nổi bật. Trong 5 năm tới, nguồn cung văn phòng lớn từ khu vực này sẽ tác động đến sự phát triển của thị trường văn phòng Hà Nội.
-
Bất động sản
Đồng Nai tăng kiểm soát biến động giá bất động sản
11:58' - 26/11/2024
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký ban hành công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn.
-
Bất động sản
Bất động sản phía Nam chuyển biến tích cực dịp cuối năm
16:34' - 25/11/2024
Thị trường bất động sản phía Nam đang có nhiều biến động và xu hướng đáng chú ý, với nhiều hoạt động ký kết, giới thiệu, mở bán dự án ra thị trường cuối năm 2024.
-
Bất động sản
Chuẩn hóa hoạt động môi giới bất động sản bằng Bộ quy tắc
18:45' - 23/11/2024
Lần đầu tiên VARS công Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử dành riêng cho các Sàn Giao dịch Bất động sản gồm 5 chương và 22 điều.
-
Bất động sản
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Có biện pháp điều tiết, lành mạnh hóa thị trường bất động sản
16:25' - 23/11/2024
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”.
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh thực hiện chi trả bồi thường dự án Vành đai 2 cho các hộ dân
19:19' - 21/11/2024
Ủy ban nhân dân Tp. Thủ Đức đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về dự tháo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trong đó có đơn giá bồi thường.