Cơ chế tài chính trong giai đoạn dịch COVID-19 khi nguồn thu giảm
Hội nghị có sự tham gia của nhiều quốc gia như Sri Lanka, Philippines, Indonesia, New Zealand, Nhật Bản...
Đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đã lan rộng, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng cũng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Đại diện ADB đánh giá cao Việt Nam là một trong những nước thành công trong việc ứng phó với dịch COVID-19 và các nước rất mong muốn học tập kinh nghiệm của Việt Nam.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự cố gắng của cả nước, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đã có chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục giữ ổn định; lạm phát được kiểm soát, CPI bình quân có xu hướng giảm dần qua các tháng, bình quân 7 tháng là 4,07%. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỷ giá cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm; thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi. Với chủ đề cơ chế tài chính được sử dụng ở Việt Nam để ứng phó với đại dịch COVID-19 trong giai đoạn nguồn thu của Chính phủ giảm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng đã chia sẻ một số giải pháp về cơ chế tài chính được sử dụng ở Việt Nam để ứng phó với đại dịch COVID-19 trong giai đoạn nguồn thu của Chính phủ giảm.Theo đó, Việt Nam coi trọng y tế dự phòng, ưu tiên ngân sách cho phòng bệnh. Hàng năm, ưu tiên bố trí ngân sách cho y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách Nhà nước; trong đó, dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Việt Nam thực hiện nguyên tắc y tế công cộng do ngân sách Nhà nước bảo đảm là chủ yếu; khám, chữa bệnh do bảo hiểm y tế và người dân chi trả. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu do bảo hiểm y tế, người dân và ngân sách Nhà nước cùng chi trả. Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực y tế để có nguồn lực triển khai toàn diện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, nhất là đối với các đối tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên giới, hải đảo.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, Việt Nam sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tại chỗ. Ngay từ khi thế giới xuất hiện ca bệnh dịch COVID-19 đầu tiên, Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị; bảo đảm đủ kinh phí, nhân lực cho phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ, dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu, kinh phí, nhân lực tại chỗ. Qua đó, đã đảm bảo kịp thời nguồn lực cho phòng, chống dịch. Đặc biệt, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Việt Nam kiên trì thực hiện “mục tiêu kép" vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, không để đứt gãy các hoạt động kinh tế - xã hội. Từ đó, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể, triển khai thực hiện gói hỗ trợ an sinh 62 nghìn tỷ đồng cho người dân bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; miễn thuế nhập khẩu đối với nhóm mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch.Đó là, khẩu trang y tế; nước rửa tay sát trùng; nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế; nước sát trùng, thiết bị cần thiết khác. Cùng đó, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu...
Ngoài ra, Việt Nam cũng dừng thực hiện giải pháp truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa, trong đó có lĩnh vực y tế. Cùng với đó, chủ động dự phòng mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế thiết yếu để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng đề nghị Bộ Y tế và Tài chính các nước với những thế mạnh của mình tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực y tế dự phòng, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm điều trị, nghiên cứu, sản xuất vắc xin và thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng bền vững. Hội nghị này được ADB tổ chức hàng năm với các Bộ trưởng và các khách mời cấp cao. Mục tiêu của Hội nghị là chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia về cách ứng phó với dịch COVID-19 từ góc độ y tế và tài chính, cũng như thảo luận về các cách thức để tăng khả năng phục hồi bằng cách tăng cường bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu./.- Từ khóa :
- bộ tài chính
- dịch covid-19
- adb
- ngân sách nhà nước
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020
09:09' - 13/08/2020
Thủ tướng vừa ký ban hành Nghị quyết về bổ sung dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020 từ nguồn thu 70% lệ phí xuất nhập cảnh được phép để lại từ năm 2011 đến năm 2014 của Bộ Công an.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính: Đã có các kịch bản tác động đến cân đối ngân sách nhà nước
19:31' - 15/06/2020
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều 15/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã giải trình, làm rõ hơn một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
-
Tài chính
Tiếp tục miễn thuế đất nông nghiệp liệu có làm giảm thu ngân sách nhà nước?
19:44' - 14/05/2020
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội dự án Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong thời hạn 5 năm (2021-2025).
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thặng dư ngân sách của Mỹ tăng khoảng 49 tỷ USD so với cùng kỳ
14:27'
Thặng dư ngân sách tháng 4/2025 của Mỹ đã tăng khoảng 49 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ nguồn thu thuế mạnh trong tháng cuối cùng của mùa kê khai thuế và nguồn thu thuế nhập khẩu cao kỷ lục.
-
Tài chính
12 khoản thu ngân sách của khu vực V tăng vọt, có khoản gấp 11 lần cùng kỳ
10:20'
Từ đầu năm đến nay, các tỉnh trong khu vực V đã thu ngân sách được trên 31,1 nghìn tỷ đồng, đạt 49% so với dự toán năm, tăng 75% so với cùng kỳ năm trước.
-
Tài chính
Người Mỹ lo ngại tác động tài chính từ cắt giảm Medicaid
08:58'
Các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa nhiều lần tuyên bố không thay đổi chính sách Medicare hoặc An sinh Xã hội, họ chỉ muốn giải quyết tình trạng lãng phí, gian lận và lạm dụng trong Medicaid.
-
Tài chính
Hàn Quốc giải ngân nguồn vốn bổ sung để hỗ trợ doanh nghiệp và tiểu thương
07:45' - 12/05/2025
Theo kế hoạch, doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng phiếu hỗ trợ xuất khẩu từ tháng 6, trong khi tiểu thương sẽ nhận mức hỗ trợ lên tới 500.000 won để chi trả hóa đơn tiện ích và bảo hiểm từ tháng 7.
-
Tài chính
Nghị quyết 68-NQ/TW: Bước đột phá tư duy và cam kết chính trị mạnh mẽ đối với kinh tế tư nhân
18:15' - 11/05/2025
Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CPTM Thái Hưng (Thái Nguyên) đã có những chia sẻ cùng phóng viên Thông tấn xã Việt Nam xung quanh vấn đề liên quan đến Nghị quyết số 68-NQ/TW.
-
Tài chính
Cắt giảm thuế tiêu dùng có giúp kiềm chế lạm phát tại Nhật Bản?
17:25' - 11/05/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ sự thận trọng đối với việc cắt giảm thuế tiêu dùng như một biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát
-
Tài chính
Mỹ có thể chạm trần nợ công vào tháng 8/2025
13:21' - 11/05/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã kêu gọi lãnh đạo Quốc hội nước này nâng trần nợ công trước giữa tháng 7/2025.
-
Tài chính
IMF duyệt khoản vay mới giúp Pakistan ổn định kinh tế
07:40' - 11/05/2025
Khoản giải ngân mới nâng tổng số tiền IMF tài trợ cho Pakistan theo EFF lên khoảng 2 tỷ USD.
-
Tài chính
Lạm phát và thuế quan khiến người tiêu dùng Mỹ dè dặt chi tiêu
07:21' - 10/05/2025
Trong các báo cáo thu nhập gần đây, các chuỗi nhà hàng như McDonald's, Chipotle và Starbucks đều cho biết, khách hàng của họ đang đối mặt với sức ép kinh tế.