Cơ hội của Indonesia trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Một trong những chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện là thúc đẩy quan hệ thương mại tự do, công bằng và có đi có lại. Đây chính là một trong những cam kết của ông Trump trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016, nhằm hạn chế nhập khẩu bằng cách tăng thuế để giảm thâm hụt thương mại, đặc biệt là với Trung Quốc.
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tháng 6/2019 tại Nhật Bản đã không thể làm giảm căng thẳng của cuộc chiến thương mại. Trên thực tế, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang đi vào giai đoạn nóng hơn khi Mỹ áp dụng mức thuế bổ sung 15% đối với khoảng 3.200 hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu trị giá 110 tỷ USD tính đến tháng 9/2019.
Chính phủ Mỹ cũng sẵn sàng thực hiện các bước để tăng thuế đối với 555 hàng hóa khác của Trung Quốc, bao gồm cả điện thoại thông minh vào tháng 12/2019. Trung Quốc ngay lập tức phản ứng bằng cách tăng thuế quan thêm 5% và 10% đối với 1.717 hàng hóa Mỹ trị giá 75 tỷ USD.
Hai bên đang nỗ lực để nhất trí nội dung cho thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" được Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hôm 11/10, kịp để ông ký thỏa thuận này với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Chile vào tháng tới.
Theo bài viết, Indonesia cũng có thể được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Một số sản phẩm Trung Quốc xuất sang thị trường Mỹ có thể được thay thế bằng các sản phẩm của Indonesia, như thiết bị điện và các sản phẩm điện tử như tivi, micro và bộ điện thoại (HS 85) và các bộ phận của trò chơi và đồ chơi, bao gồm máy chơi game video và thiết bị (HS 95).
Ngoài ra, Indonesia có cơ hội xuất khẩu cao su và các mặt hàng cao su và đồ nội thất tại thị trường Mỹ, vì Mỹ đã thu hồi lợi ích của Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ khiến giá sản phẩm từ cả hai nước ở Mỹ tăng cao.
Như vậy, có ba ngành mà Indonesia cần thúc đẩy để có thể thâm nhập thị trường Mỹ là thiết bị điện và các sản phẩm điện tử; cao su và các mặt hàng cao su và đồ nội thất.
Thứ nhất, tăng cường thiết bị điện và các sản phẩm điện tử là cần thiết để cải thiện khả năng cạnh tranh. Theo Trung tâm thương mại quốc tế trên trang web Intracen, Mỹ là thị trường nhập khẩu mặt hàng này lớn thứ ba sau Singapore và Nhật Bản, trị giá khoảng 1,2 tỷ USD trong năm 2018.
Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các bộ phận điện và ngành công nghiệp điện tử ở Indonesia có thể thấp hơn vì sự phụ thuộc quá nhiều vào linh kiện nhập khẩu với khoảng 80% dẫn đến chi phí sản xuất cao. Do đó, một sự chuyển giao chính sách công nghệ là cần thiết để tạo ra các ngành công nghiệp thay thế.
Thứ hai, vì gần 1/2 sản phẩm cao su của Indonesia là đối tượng của GSP, Indonesia đứng thứ sáu về xuất khẩu cao su sang Mỹ, trị giá 1,9 tỷ USD vào năm 2018. Indonesia có thể tối đa hóa xuất khẩu cao su và các mặt hàng cao su. Tuy nhiên, ngành cao su Indonesia phải đối mặt với một số vấn đề, bao gồm cả sự không nhất quán về chất lượng cao su.
Vị trí địa lý Indonesia cũng gây ra chi phí hậu cần cao. Do đó, các sản phẩm cao su của Indonesia, như sản phẩm lốp khí nén mới, các sản phẩm từ cao su lưu hóa và các sản phẩm cao su khác kém cạnh tranh hơn ba quốc gia khác như Việt Nam, Malaysia và Thái Lan.
Thứ ba, Indonesia nên phát triển ngành nội thất. Indonesia nằm trong số 10 nhà xuất khẩu hàng đầu tại thị trường Mỹ với giá trị xuất khẩu 0,9 tỷ USD trong năm 2018. Gần 75% đồ nội thất xuất khẩu của Indonesia là gỗ. Các sản phẩm nội thất khác là nệm hỗ trợ, ghế mây, đèn và phụ kiện chiếu sáng và đồ nội thất y tế, phẫu thuật, nha khoa và thú y.
Indonesia được hưởng lợi từ sự phong phú của các nguyên liệu thô bền vững cho đồ nội thất, bao gồm gỗ tròn và thiết kế đặc biệt của chúng, trong việc cạnh tranh với Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia tại thị trường Mỹ. Để cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp đồ nội thất, Chính phủ Indonesia có thể tạo điều kiện cho việc xuất khẩu gỗ thô, có những hạn ngạch đối với các ngành công nghiệp trong nước. Hơn nữa, Chính phủ có thể hạ thuế giá trị gia tăng của gỗ tròn để giảm chi phí sản xuất.
Bài viết kết luận, để tận dụng lợi thế của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, việc tăng cường ba ngành công nghiệp trên cần được ưu tiên. Indonesia sẽ được hưởng lợi với sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
McKinsey & Company sẽ đánh giá quy hoạch thủ đô mới của Indonesia
08:02' - 22/10/2019
Một quan chức cấp cao Indonesia ngày 21/10 cho biết chính phủ nước này đã chọn Công ty tư vấn McKinsey & Company của Mỹ để đánh giá quy hoạch tổng thể thủ đô mới ở tỉnh Đông Kalimantan.
-
Tài chính
Tiền ảo Bitcoin có sức hút tại Indonesia
07:55' - 22/10/2019
Đồng Bitcoin đang có sức thu hút tại Indonesia, với tiềm năng tăng trưởng lớn khi nhiều người dân tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này bắt đầu sử dụng tiền điện tử.
-
Doanh nghiệp
Google sẽ giúp số hóa các cửa hàng tạp hóa truyền thống ở Indonesia
08:24' - 10/10/2019
Nền tảng thương mại điện tử Bukalapak nổi tiếng của Indonesia đã hợp tác với Google nhằm đưa 95.000 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) lên mạng và hiển thị trên Google Maps, Google Search.
-
Kinh tế Thế giới
Tài chính sáng tạo giúp Indonesia đạt được các mục tiêu phát triển
05:30' - 01/10/2019
Phát triển bền vững nằm trong chương trình nghị sự của Đại hội đồng, vì nó liên quan đến biến đổi khí hậu, Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững (SDGs), y tế toàn cầu, tài trợ phát triển…
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.