Cơ hội lớn cho ngành bán lẻ qua thương mại điện tử
Diễn đàn “Thương mại điện tử, công nghệ di động với ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam” là chủ đề do Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) tổ chức ngày 8/12 tại Hà Nội.
Tại diễn đàn nhiều ý kiến cho rằng: Thương mại điện tử và công nghệ di động đã mang lại những cơ hội to lớn và tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế, nhất là ngành phân phối bán lẻ khắp toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Sự ra đời của thương mại điện tử tạo nên cuộc chuyển hướng đầu tiên trong cách mua bán, cho phép người tiêu dùng có thể mua hàng ở bất cứ nơi đâu chỉ với chiếc máy tính có kết nối Internet. Điều này cho phép khách hàng vượt qua các ranh giới để tiếp cận thị trường toàn cầu.
Nhưng sự xuất hiện của thiết bị di động cùng với sự chuyển đổi từ việc sử dụng điện thoại thông thường sang điện thoại thông minh và máy tính bảng cũng như sự xuất hiện của những kho phần mềm ứng dụng di động đang làm cho trật tự của ngành bán lẻ một lần nữa bị đảo lộn.
Chỉ với một thiết bị di động thông minh, khách hàng như được bước vào một cửa hiệu, tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá cả và tính chất cùng chất lượng món hàng giữa những thương hiệu khác nhau, rồi chọn mặt hàng, trả tiền hóa đơn và ra về với món hàng ưng ý nhất.
Công nghệ di động đã hỗ trợ người tiêu dùng thực hiện tất cả các việc đó một cách nhanh chóng và đơn giản ngay tại cửa hàng trên phố hay trong các cửa hàng ảo trên mạng Internet.
Các nhà bán lẻ đang được trao một công cụ hữu hiệu để có thể liên lạc, tìm hiểu nhu cầu và cung cấp những thông tin và các lời khuyên khả dĩ ảnh hưởng lên quyết định mua sắm của khách hàng.
Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch AVR, có nhiều yếu tố thúc đẩy ngành thương mại di động. Trước hết là tính phổ biến của các thiết bị di động, từ điện thoại thông minh đến máy tính bảng, không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.Một khi người sử dụng thiết bị có thể tải về các ứng dụng di động cần thiết thì họ nhanh chóng chấp nhận hình thức mua sắm mới, vừa dễ dàng vừa tiện lợi. Mua sắm di động đang trở thành một phần trong lối sống mới của họ, và lẽ dĩ nhiên các nhà bán lẻ không còn sự lựa chọn nào khác là tích hợp chiến lược kinh doanh vào đó.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan cho biết thêm, công nghệ di động đang tạo nên năng lực mới cho nhà bán lẻ trong việc quản lý các kho hàng và cửa hiệu, làm cho việc mua sắm của khách hàng trở nên vừa nhẹ nhàng vừa thú vị.Với việc giúp người mua hàng biết vị trí của cửa hàng gần nhất và giúp họ truy cập tìm hiểu món hàng ngay trên đường đi, công nghệ bán lẻ di động đang hội nhập không ranh giới vào tổng thể thương mại giữa các hình thức mua bán khác nhau.
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng: Trong bối cảnh khó khăn, cuộc cách mạng công nghệ di động – được dẫn đầu bởi điện thoại thông minh và các phần mềm ứng dụng – đang góp phần thúc đẩy hoạt động mua sắm. Công nghệ này tạo ra sự chuyển hướng căn bản trong mối quan hệ tương tác giữa thương hiệu hàng hóa, người tiêu dùng và nhà bán lẻ.
Khi người tiêu dùng sử dụng thiết bị di động và phần mềm ứng dụng của chúng để tìm kiếm, truy cập, so sánh và mua sắm hàng hóa thì giải pháp di động đang trở thành một kênh kinh doanh quan trọng cho ngành bán lẻ.Các nhà bán lẻ đang cố gắng thích nghi và nắm bắt cơ hội từ khuynh hướng mua sắm thông qua công nghệ di động của các khách hàng.
Không chỉ tích cực giới thiệu các catalogue hàng hóa, các loại hóa đơn, các phiếu khuyến mãi trong môi trường mua sắm di động, nhiều nhà bán lẻ còn đặt hàng thiết kế các ứng dụng di động riêng cho thương hiệu mình.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định về các hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng thiết bị di động, nên chưa có cơ sở để xác định mô hình hoạt động cụ thể, cũng như chưa xác định được phương hướng quản lý phù hợp đối với các mô hình hoạt động này.
Theo thống kê, tổng doanh số trên mạng khoảng 40% tìm hiểu, mua sắm về thời trang; 60% còn lại tìm hiểu, mua sắm điện thoại di động, thiết bị nhà bếp, thực phẩm khô… Khách hàng chủ yếu là nhân viên văn phòng, có tuổi đời từ 22-40, tập trung nhiều tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội.Mức độ trung thành của khách hàng thấp, họ có thể mua sắm tại trang này, nhưng cũng dễ dàng chuyển sang các trang khác. Không những thế, người mua sẽ thanh toán sau khi nhận hàng chiếm 90% tổng doanh thu. Thanh toán qua Internetbanking/thẻ tín dụng/thẻ ATM chiếm 15% và phương pháp giao hàng phổ biến nhất hiện nay vẫn chủ yếu bằng phương tiện xe máy.
Ông Phạm Thành Công, Trưởng phòng cấp cao của Công ty Nielsen cho hay: Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy việc áp dụng thương mại di động không chỉ tạo ra ảnh hưởng to lớn cho việc giới thiệu thương hiệu ra bên ngoài mà còn làm gia tăng năng suất của nhân viên bên trong doanh nghiệp, giảm bớt mức hư hao tài sản, giảm thiểu chi phí vận hành. Bên cạnh đó, việc đưa ra các quyết định kịp thời cũng góp phần cải thiện quy trình mua bán và năng lực kinh doanh. Tuy nhiên, con đường khai thác thương mại di động không hẳn luôn bằng phẳng. Trước hết, do trên thị trường có quá nhiều loại thiết bị di động được điều hành bởi những nền tảng công nghệ khác nhau nên các nhà bán lẻ buộc phải lựa chọn các giải pháp thích ứng chung.Khả năng kết nối Internet cũng như sự phổ biến của băng thông rộng trong một vùng địa lý cũng đáng được quan tâm để bảo đảm cho doanh nghiệp có được lượng khách hàng đông đảo.
Do đó, doanh nghiệp phải chọn các giải pháp công nghệ bán lẻ sao cho khách hàng sử dụng các nền tảng hay hệ điều hành thiết bị khác nhau vẫn có thể tiếp cận với kho hàng, mặt khác phải luôn theo dõi các dữ liệu phân tích để biết hành vi mua sắm của người tiêu dùng thông qua hình thức thương mại mới rất nhiều triển vọng này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sự nhất quán và đồng bộ trong kinh doanh thương mại điện tử
10:50' - 26/10/2016
Sáng 26/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tọa đàm Chính sách quản lý kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử qua biên giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu trực tuyến thông qua thương mại điện tử
17:04' - 20/10/2016
Hiện nay, một trong những "chìa khóa" để tăng trưởng xuất khẩu là xuất khẩu trực tuyến thông qua ứng dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ từ thương mại điện tử.
-
Chuyển động DN
Alibaba trên con đường phát triển nền tảng thương mại điện tử toàn cầu
07:32' - 11/10/2016
Alibaba hiện là gã khổng lồ có hơn 35.000 nhân viên, cung cấp từ 70-80% lượng hàng hóa bán trên mạng cho toàn dân Trung Quốc.
-
Chuyển động DN
Vinamilk ra mắt website thương mại điện tử Vinamilk eShop
13:15' - 04/10/2016
Vinamilk eShop - Giấc Mơ Sữa Việt cung cấp đến khách hàng đầu cuối toàn bộ danh mục sản phẩm của Vinamilk cùng với thông tin dinh dưỡng cụ thể để người dùng có thể dễ dàng tra cứu và lựa chọn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.