Cơ hội mới trong hợp tác thương mại giữa Hong Kong với các nước Đông Nam Á
Theo Thương báo (Hong Kong), đầu tháng 8 tới, tân Trưởng Đặc khu Hong Kong, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) sẽ có chuyến thăm và làm việc đầu tiên ở nước ngoài kể từ sau khi nhậm chức.
Địa điểm được lựa chọn là khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chính là nhằm tận dụng tốt vai trò đầu mối then chốt trong khu vực của Hong Kong, phát huy vai trò đặc thù “cửa ngõ ra vào giữa Trung Quốc đại lục và thế giới”.
Có nhiều thông tin cho rằng, Hong Kong và 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc đại lục nhiều khả năng sẽ sớm ký Hiệp định “ASEAN 10 + 1 + 1” vào đầu tháng 9 năm nay, giúp Hong Kong khai thác vùng kinh tế thương mại khổng lồ, đồng thời giúp Hong Kong tự thân phát triển, xây dựng Khu vực Vùng vịnh Quảng Đông - Hong Kong - Macau và “Vành đai, Con đường”, mở ra cơ hội kinh doanh vô tận.
Trên cơ sở lợi thế địa lý và nền văn hóa gần giống nhau, đầu tư và thương mại giữa Hong Kong và khu vực ASEAN có lịch sử lâu dài và đi vào chiều sâu. ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai củaNăm 2016, có 3 nước ASEAN nằm trong top 10 nước và vùng lãnh thổ có kim ngạch ngoại thương cao nhất với Hong Kong, tổng cộng chiếm 7,6%, trong khi xuất khẩu của Hong Kong sang ASEAN tăng trưởng cũng đạt 8,6%.
Ngoài ra, thương mại giữa Trung Quốc đại lục và các nước Đông Nam Á thông qua tái xuất ở Hong Kong chiếm 10% và đang trên đà đi lên.
Cùng với tiến trình của chiến lược “Vành đai, Con đường”, thương mại giữa Trung Quốc đại lục với khu vực ASEAN sẽ mở ra tốc độ tăng trưởng tốt, ưu thế và vai trò là một cảng biển trung chuyển “siêu cấp” của
Đàm phán “Khu vực thương mại tự do 10 + 6” (10 nước ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ) giúp Hong Kong tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ đặt một nền tảng vững chắc và tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế thương mại của Hong Kong, đồng thời tạo điều kiện để Hong Kong đóng một vai trò mạnh mẽ hơn trong quá trình phát triển khu vực.
Hong Kong nằm ở phía Đông Nam của hai đại lục Âu – Á, nối châu Á với các đầu mối trên biển quan trọng, là cửa ngõ ra vào để hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc đại lục và ASEAN, đồng thời là điểm xung yếu của “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”. Cùng với việc khánh thành tuyến đường sắt Trung - Âu (Thâm Quyến – Minsk) hồi tháng 5 vừa qua và tuyến đường sắt cao tốc Quảng Châu - Thâm Quyến - Hong Kong sắp hoàn thành, Hong Kong sẽ là điểm khởi đầu phía Đông của tuyến đường sắt Trung - Âu, đồng thời sẽ kết nối với ASEAN, Trung Quốc đại lục và các nước dọc tuyến đường dọc 2 châu lục Âu – Á thành một dải, trở thành điểm liên kết của chiến lược “Vành đai, Con đường”.Trọng điểm của việc xây dựng “Vành đai, Con đường” là công trình quốc tế quan trọng thúc đẩy rất nhiều yếu tố như “5 dòng chảy” (dòng chảy con người, dòng chảy hàng hóa, dòng chảy dịch vụ, dòng chảy vốn, dòng chảy thông tin).Chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp Hong Kong cần nắm bắt cơ hội lịch sử là các thỏa thuận thương mại tự do với ASEAN, trên đà thuận lợi đó, làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác với các nước và khu vực của Đông Nam Á dọc “Vành đai, Con đường”, thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư của các đối tác khu vực và quốc tế, biến cạnh tranh thành hợp tác cùng thắng, từ đó phát huy những tiềm lực của Hong Kong để đạt được những đổi thay về kinh tế và có những đóng góp mới cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết và đóng vai trò trung tâm
19:16' - 01/08/2017
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (8/8/1967- 8/8/2017), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí.
-
Kinh tế & Xã hội
ASEAN- Trung Quốc hợp tác xóa đói giảm nghèo
15:56' - 25/07/2017
Ngày 25/7, Diễn đàn lần thứ 11 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Trung Quốc về phát triển xã hội và xóa đói giảm nghèo đã khai mạc tại thành phố Siem Reap của Campuchia.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN - nửa thế kỷ phát triển sôi động và toàn diện
10:16' - 23/07/2017
Sau 50 năm phát triển với bao thăng trầm và thách thức, ngày nay, ASEAN được thế giới nhìn nhận như một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại giao kinh tế của Ấn Độ liên quan đến sáng kiến “Vành đai và Con đường”
06:30' - 16/07/2017
Việc Ấn Độ tháng 5 vừa qua công khai, thẳng thừng từ chối tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” diễn ra tại Bắc Kinh tuy không bất ngờ, nhưng gây nhiều tranh cãi.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi trước sáng kiến "Vành đai và Con đường"
05:30' - 18/06/2017
Trung Quốc rót hàng tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm kết nối một mạng lưới các quốc gia ở châu Âu, châu Á và châu Phi.
-
Kinh tế Thế giới
Australia miễn cưỡng tham gia Sáng kiến “Vành đai và Con đường”?
05:30' - 27/05/2017
“Diễn đàn Đông Á” số mới ra có bài viết cho rằng việc Australia miễn cưỡng tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc cũng giống như nước này chậm chạp tham gia AIIB.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.