Cơ hội thúc đẩy xuất khẩu viên gỗ nén vào thị trường Nhật Bản
Ngày 8/8, tại Tp.Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Eastwood Energy và Tập đoàn CellMark (Thụy Điển) tổ chức lễ ký kết hợp đồng dài hạn cung cấp viên gỗ nén vào thị trường Nhật Bản với số lượng tối thiểu 300.000 tấn kể từ năm 2021.
Đây là hợp đồng dài hạn đầu tiên của Eastwood Energy với CellMark để cung cấp viên gỗ nén cho thị trường Nhật Bản.Điều này cho phép Eastwood Energy có thể sắp xếp chủ động nguồn cung ứng, ký hợp đồng bao tiêu với các đơn vị cung cấp nguyên liệu. Hiện công ty này chỉ xuất khẩu với các hợp đồng ngắn hạn.
Viên gỗ nén là một dạng năng lượng sinh khối có thể tái tạo được. Với đặc tính cung cấp nhiệt lượng tốt và thân thiện môi trường, sản phẩm này được sử dụng làm nhiên liệu chất đốt cho các nhà máy nhiệt điện (thay thế than đá, dầu) và dùng trong thiết bị tạo nhiệt của các ngành công nghiệp, dân dụng. Tại Eastwood Energy, viên gỗ nén được chế biến từ các nguyên liệu sinh khối như dăm bào, mùn cưa hay từ gỗ các loại cây keo, tràm, bạch đàn và cao su, được ép thành viên nhỏ đường kính 6 – 8 mm bởi dây chuyền sản xuất hiện đại từ Châu Âu. Do được nén chặt dưới tác động của nhiệt và áp suất mà không sử dụng chất phụ gia nên viên gỗ nén có ưu điểm là cung cấp nhiệt lượng cao với chi phí rẻ và cạnh tranh so với các nhiên liệu thay thế khác.Đồng thời, đây còn là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, góp phần kiểm soát khí thải và đối phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, viên gỗ nén còn dễ vận chuyển, lưu trữ và phần tro sau khi sử dụng có thể tận dụng làm phân bón sạch.
Theo ông Phạm Trung Cang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Eastwood Energy, tiềm năng sản xuất viên gỗ nén ở Việt Nam là rất lớn. Với quy mô thị trường đồ gỗ Việt Nam là khoảng 20 tỷ USD như hiện nay, việc khai thác những phế phẩm gỗ để sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu sẽ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.Năm 2019, công ty dự kiến xuất khẩu trên 500.000 tấn viên gỗ nén cho thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản và đặt mục tiêu xuất khẩu tối thiểu 300.000 tấn viên gỗ nén vào riêng thị trường Nhật Bản vào năm 2021.
Cũng theo đại diện Eastwood Energy, để đạt yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, sản phẩm viên gỗ nén của Eastwood Enegy ngoài đạt được các tiêu chí về chỉ tiêu kỹ thuật của thị trường khó tính này, còn phải đạt được chứng nhận bảo vệ rừng FSC.Đây là chứng nhận dùng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững.
Ông Craig Jackson, Phó Chủ tịch mảng bột giấy - năng lượng thuộc Tập đoàn CellMark cho biết, hiện Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ viên nén gỗ lớn nhất khu vực châu Á, nhưng theo dự báo đến năm 2021, Nhật Bản sẽ vượt qua và nhu cầu tiêu thụ có thể gấp đôi Hàn Quốc vào năm 2023. Được biết, sản lượng kinh doanh viên gỗ nén giữa Eastwood Energy và CellMark đã tăng mạnh từ hơn 19.800 tấn năm 2015 lên tới 324.600 tấn năm 2018. Tại Việt Nam, CellMark là một trong những doanh nghiệp tiên phong thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm viên gỗ nén ra nước ngoài. Trong năm 2018, lượng xuất khẩu của CellMark chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu viên gỗ nén của Việt Nam và đạt gần 20% tổng lượng nhập khẩu của thị trường Hàn Quốc.Hiện CellMark đang tìm kiếm những doanh nghiệp Việt có thể cung cấp được sản phẩm này vào thị trường Nhật Bản trong dài hạn./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhiều cơ hội xuất khẩu gạo vào thị trường Mexico
13:02' - 08/08/2019
Đoàn doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã thăm và làm việc tại Mexico từ ngày 3-7/8 nhằm tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu gạo và nông sản vào thị trường Mexico.
-
Thị trường
Xuất khẩu thủy sản 7 tháng giảm 1%
11:21' - 08/08/2019
Giá trị xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2019 ước đạt gần 4,7 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo xuất khẩu cả năm tăng từ 7 - 7,5%
17:04' - 07/08/2019
Dự báo cả năm 2019 xuất khẩu có thể đạt khoảng 261-262 tỷ USD, tăng từ 7-7,5% so với năm 2018. Vì thế, bình quân từ nay đến cuối năm, mỗi tháng xuất khẩu phải đạt khoảng 23,2 - 23,4 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Xử lý vướng mắc tại các dự án năng lượng tái tạo theo Quy hoạch điện VIII
14:57'
Ninh Thuận có 22 dự án năng lượng tái tạo nhưng việc thực hiện các dự án cũng như quá trình lựa chọn nhà đầu tư đang gặp khó khăn.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số: "Đòn bẩy" để doanh nghiệp tăng năng suất, nâng sức cạnh tranh
10:11'
Nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam được các tập đoàn lớn của thế giới tin dùng và trở thành nhà cung ứng một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ chuỗi sản phẩm công nghiệp chính.
-
Doanh nghiệp
Nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc bị kiện vì liên quan đến vụ tấn công mạng
09:09'
Cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra đối với các giám đốc điều hành của SK Telecom – nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc liên quan đến vụ tấn công mạng gây rò rỉ thông tin khách hàng hồi tháng trước.
-
Doanh nghiệp
Viettel trúng đấu giá băng tần 700 MHz tốc độ cao
21:38' - 20/05/2025
Ngày 20/5, phiên đấu giá lại khối băng tần B2-B2’ (713-723 MHz và 768-778 MHz) được tổ chức với sự tham gia của Viettel và VNPT. Theo đó, Viettel đã trúng đấu giá băng tần "kim cương" này.
-
Doanh nghiệp
Diễn biến mới trong thương vụ Nippon Steel - U.S. Steel
14:49' - 20/05/2025
Nippon Steel có kế hoạch đầu tư 14 tỷ USD vào hoạt động của U.S. Steel, trong đó có khoản đầu tư lên đến 4 tỷ USD vào một nhà máy thép mới.
-
Doanh nghiệp
Mở rộng không gian hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
12:58' - 20/05/2025
Với đường biên giới dài hơn 333 km, tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và nhiều cửa khẩu quốc gia và các cửa khẩu phụ, doanh nghiệp hai nước có cơ hội mở rộng không gian hợp tác xuất nhập khẩu.
-
Doanh nghiệp
Minh bạch thị trường xăng dầu nhờ chuyển đổi số
08:19' - 20/05/2025
Petrolimex đang quyết liệt thực hiện chuyển đổi số toàn diện để hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam minh bạch, hiệu quả và hiện đại trong kỷ nguyên số.
-
Doanh nghiệp
Xiaomi đầu tư gần 7 tỷ USD phát triển chip điện thoại
08:03' - 20/05/2025
Người sáng lập của Xiaomi ngày 19/5 cho biết “gã khổng lồ” công nghệ của Trung Quốc này sẽ đầu tư 50 tỷ NDT (6,9 tỷ USD) vào việc phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp.
-
Doanh nghiệp
Nvidia và TSMC sẽ xây dựng "siêu máy tính AI" đầu tiên của Đài Loan (Trung Quốc)
18:11' - 19/05/2025
Ngày 19/5, tập đoàn sản xuất chip hàng đầu của Mỹ Nvidia đã công bố kế hoạch cùng với TSMC xây dựng "siêu máy tính trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên" của Đài Loan (Trung Quốc) .