Cơ hội và thách thức nào trong mở rộng giao dịch tín chỉ carbon rừng?
Tại Tọa đàm trực tuyến Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp, nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng báo Nông thôn ngày nay tổ chức ngày 21/11, các diễn giả cho rằng, rừng không chỉ là nơi bảo tồn, lưu giữ những giá trị đa dạng sinh học mà còn là "kho vàng". Đó chính là nguồn carbon cây rừng hấp thụ, đây chính nguồn tài chính bền vững để phục vụ cho quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Ông Trần Hiếu Minh, Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trước năm 2010 lĩnh vực lâm nghiệp vẫn đang phát thải. Nhưng nay, con số giảm phát thải đạt được rất ấn tượng, khoảng 40 triệu tấn CO2/năm. Tiềm năng về tín chỉ carbon rừng là nền tảng để Việt Nam tham gia dịch vụ carbon rừng và đã ký thỏa thuận chi trả carbon với Ngân hàng Thế giới (WB).
Ông Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) chia sẻ, hiện nay thị trường tín chỉ carbon toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những lĩnh vực giao dịch sôi động. Tín chỉ carbon không chỉ được xem như một loại hàng hóa mà còn là công cụ thiết yếu để thực hiện cam kết giảm phát thải toàn cầu. Tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang gấp rút hoàn thiện tiêu chuẩn về tín chỉ carbon rừng. Mục tiêu là xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư và vận hành hiệu quả thị trường tín chỉ carbon trong nước. Điều này không chỉ góp phần giảm phát thải mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững cho nền kinh tế lâm nghiệp Việt Nam.Đánh giá về cơ hội và thách thức trong việc mở rộng giao dịch tín chỉ carbon rừng, ông Hà Công Tuấn, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, trước tiên cần hiểu rằng giao dịch tín chỉ carbon rừng hiện nay bao gồm cả hợp tác quốc tế và cơ chế bán tín chỉ tự nguyện, chưa phải là thị trường bắt buộc. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký biên bản ghi nhớ với hai tổ chức quốc tế, chuẩn bị thực hiện giao dịch hơn 10 triệu tín chỉ carbon tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, quá trình triển khai các thỏa thuận này vẫn còn nhiều thách thức.
Bởi, hiện tại Việt Nam chưa có cơ chế vận hành chính thức cho thị trường tín chỉ carbon. Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP về quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, thị trường tín chỉ carbon dự kiến đến năm 2028 mới được thiết lập. Khi chưa có thị trường chính thức, Việt Nam nên cho phép triển khai thí điểm và xuất bán tín chỉ carbon ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, vấn đề đấu thầu, đấu giá trong giao dịch tín chỉ carbon cũng gây ra nhiều băn khoăn. Nếu là hợp tác quốc tế, giao dịch này không nên bị ràng buộc bởi đấu giá, vì điều đó có thể làm mất cơ hội và lãng phí tài nguyên. Vừa qua, nhiều ý kiến lo ngại Việt Nam đang bán “lúa non” với giá quá thấp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, giá tín chỉ carbon ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên dao động từ 5 đến 10 USD/tấn. Quan trọng hơn, 95% để đóng góp NDC (đóng góp do quốc gia tự quyết định về giảm phát thải khí nhà kính), đồng thời mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân thông qua nguồn thu nhập từ giao dịch này, ông Hà Công Tuấn phân tích. Ngoài lợi ích kinh tế, việc triển khai tín chỉ carbon còn góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Ông Hà Công Tuấn đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp sớm trình Chính phủ quyết định để triển khai cơ chế tín chỉ carbon tự nguyện, đặc biệt tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo ông Trần Hiếu Minh, tín chỉ carbon càng lâu sẽ giảm giá trị, ảnh hưởng đến mức giá khi giao dịch. Hiện nay, cả đối tác quốc tế và trong nước đều bày tỏ sự quan tâm đến việc chuyển nhượng tín chỉ carbon. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thu thập ý kiến từ các bộ, ngành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để triển khai các hoạt động liên quan nhằm tận dụng tối đa cơ hội này. Ông Hà Công Tuấn cho rằng, thực hiện phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm mà là niềm tự hào của mỗi người, đi đầu phải là các doanh nghiệp, người dân. Nếu Việt Nam làm tốt sẽ nâng vị thế quốc gia. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được coi là một nhiệm vụ trọng yếu, góp phần thực hiện thành công cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, hướng đến NET ZERO vào năm 2050.Tin liên quan
-
DN cần biết
Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường tín chỉ carbon
18:58' - 21/10/2024
Tại Việt Nam khái niệm thị trường tín chỉ carbon vẫn còn mới mẻ, cần có khung pháp lý hoàn chỉnh để doanh nghiệp có cơ sở tham gia tích cực hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Chìa khóa để tạo dựng một thị trường carbon hiệu quả ở Đông Nam Á
05:30' - 16/10/2024
Sự đa dạng của các nước ASEAN về mức độ phát triển kinh tế, cơ cấu năng lượng và năng lực thể chế đặt ra thách thức cho việc tạo ra một thị trường carbon thống nhất của khu vực.
-
DN cần biết
Sớm xây dựng nguồn chuyên gia cho thị trường tín chỉ carbon
17:35' - 16/08/2024
Thị trường tín chỉ carbon có tiềm năng phát triển và là kênh tài chính mới bổ sung để thực hiện cam kết giảm phát thải.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07'
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43'
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40'
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25'
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Ngoại giao: Khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine
17:08'
Khuyến cáo các công dân Việt Nam không đến Ukraine, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
16:57'
Ngày 20/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Cát tự nhiên thiếu nhưng cát nhân tạo thay thế vẫn “ế”
16:45'
Cát tự nhiên là tài nguyên không tái tạo kịp và dần cạn kiệt khi khai thác, sử dụng quá mức. Bởi vậy, việc sử dụng cát nhân tạo được xay từ đá dần thay thế cát tự nhiên trong xây dựng là cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
WB công bố báo cáo về lộ trình để Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao
16:16'
Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất, với khoảng 50% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và việc làm phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ
16:00'
Ngày 21/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp với Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.