"Cơ hội vàng" cho ngành công nghiệp vũ trụ Australia
Cơ quan Vũ trụ Australia vừa công bố chiến lược không gian dân sự Australia sau khi phát hành các tài liệu tương tự do các khu vực Bắc Australia, Queensland, và Tây Australia thực hiện. Động thái này nhằm làm nổi bật khả năng tham gia ngành công nghiệp vũ trụ của Australia. Trang web của Viện chính sách chiến lược Australia có bài phân tích về khả năng phát triển của ngành công nghiệp vũ trụ Australia tại khu vực phía Bắc.
Nếu Australia có thể thành công trong nỗ lực này thì sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho các quốc gia, đặc biệt tại khu vực châu Á, cho các cuộc phóng thương mại hay tận dụng công nghệ không gian với giá thành thấp hơn.
Bắc Australia là khu vực có vị trí địa lý, kinh tế, địa hình và cư dân khác biệt với các khu vực khác tại Australia. Khu vực này có dân cư thưa thớt, đất đai rộng lớn, ít cơ sở hạ tầng, khác với các thành phố lớn và các khu vực khác của quốc gia này. Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về công nghệ không gian đang ngày càng tăng cao nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, kết nối xã hội. Bên cạnh đó, người dân cần công nghệ vũ trụ cho GPS, truyền hình vệ tinh, đồng thời công nghệ vũ trụ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng, theo dõi thời tiết và cung cấp các dịch vụ và thông tin liên lạc thiết yếu cho công chúng.Hiện nay, ngành công nghiệp vũ trụ đang góp phần vào phát triển sức mạnh của quốc gia. Đối mặt với sự cạnh tranh chiến lược sâu sắc giữa Trung Quốc và Mỹ, nhiều quốc gia châu Á đang tìm kiếm các nguồn thay thế cho việc cung cấp dịch vụ không gian. Điều này mang đến cơ hội cho ngành công nghiệp vũ trụ Australia cung cấp các chọn lựa mới để tiếp cận không gian và các dịch vụ liên quan cho hàng tỷ khách hàng tiềm năng.Các nhà cung cấp công nghệ vũ trụ thực hiện đưa tàu vào không gian và thực hiện thám hiểm không gian. Quá trình này bao gồm các nhà phát triển hệ thống vệ tinh, nhà cung cấp linh kiện và vật liệu, nhà điều hành và nhà cung cấp phân khúc mặt đất, các nhà nghiên cứu và tư vấn và các nhà cung cấp các sản phẩm cùng và dịch vụ không gian. Các đơn vị khai thác công nghệ sử dụng công nghệ và nghiên cứu để ứng dụng các kết quả ngoài không gian vào đời sống kinh tế xã hội, ví dụ, nhà cung cấp quan sát Trái Đất, nhà cung cấp thiết bị và nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ.Ngành công nghiệp vũ trụ bao gồm tất cả các tổ chức, hoặc các bộ phận của chúng, tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến không gian. Các tổ chức thương mại kiếm thu nhập từ việc sản xuất, phóng và vận hành các vệ tinh và tàu vũ trụ, và từ việc sử dụng tín hiệu và dữ liệu do vệ tinh và tàu vũ trụ cung cấp để phát triển các ứng dụng có giá trị như liên lạc qua điện thoại di động và quan sát trái đất. Các tổ chức phi thương mại đóng góp nghiên cứu và chuyên môn về không gian cụ thể trong toàn bộ chuỗi cung ứng ngành công nghiệp thường xuyên hợp tác với các tổ chức thương mại. Chúng bao gồm các cơ quan không gian dân sự như Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), các cơ quan an ninh quốc phòng và quốc gia, các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu.Ngành công nghiệp vũ trụ tiêu tốn một lượng lớn kinh phí cho mỗi lần thực hiện phóng tên lửa nhưng cũng mang lại lợi nhuận khổng lồ. Một lần phóng SpaceX có thể có giá khoảng 90 triệu USD hay một vụ phóng tên lửa RocketLab có quy mô tương đối nhỏ từ New Zealand vẫn có giá lên tới 4,9 triệu USD. Năm 2030, dự kiến với sự tăng trưởng về nhu cầu dịch vụ phóng toàn cầu, Australia có thể tạo ra doanh thu xuất khẩu hơn 1 tỷ USD mỗi năm từ các lần phóng nếu như sớm có sự đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp này.Khu vực Bắc Australia đang sở hữu những ưu thế lớn để phát triển ngành công nghiệp vũ trụ. Theo các nhà chuyên môn, tên lửa được phóng từ khu vực này có thể có được vận tốc bổ sung lớn do nó được phóng ở vĩ độ thấp về phía đông. Điều này giúp công tác thực hiện tải trọng thêm có thể được thực hiện để giảm bớt nhiên liệu tiêu tốn. Trung tâm vũ trụ Arnhem của Australia đang dần được hoàn thiện với sự hỗ trợ đến từ NASA tại khu vực này sẽ sớm giúp ngành công nghiệp vũ trụ của Australia có những bước tiến lớn. Dự kiến trung tâm sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020 và NASA đang lên kế hoạch để thu hút sự quan tâm của thế giới đối với khu vực này, hỗ trợ cho ngành công nghiệp vũ trụ còn non trẻ của Australia. Người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Australia, Tiến sĩ Megan Clark, cho biết, "NASA đang dành nhiều sự quan tâm đến việc thực hiện một đợt phóng tên lửa ở Australia cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của các hoạt động phóng thương mại từ Autralia”. Trung tâm Arnhem sẽ sở hữu một trạm vệ tinh mặt đất do Australia xây dựng và dự kiến sẽ được điều khiển và quản lý bởi người dân địa phương. Bên cạnh đó, lợi thế về bầu trời quang mây, giúp cho khu vực Bắc Australia có thêm điều kiện thuận lợi để giám sát không gian, thuận lợi cho các trạm không gian neo đậu./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ có kế hoạch phóng trạm vũ trụ riêng vào năm 2030
21:47' - 13/06/2019
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Giám đốc Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) K. Sivan ngày 13/6 cho biết nước này đang có kế hoạch phóng trạm vũ trụ riêng vào năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật - Mỹ đẩy mạnh hợp tác vũ trụ và không gian mạng
20:49' - 04/06/2019
Ngày 4/6, giới chức quân sự cấp cao Nhật Bản và Mỹ đã thống nhất sẽ đẩy nhanh tiến trình hợp tác trong các lĩnh vực mới, bao gồm lĩnh vực không gian vũ trụ và không gian mạng.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc đưa vệ tinh định vị Bắc Đẩu mới vào không gian
10:47' - 18/05/2019
Trung Quốc đã đưa một vệ tinh mới trong Hệ thống định vị hàng hải Bắc Đẩu (BDS) vào không gian từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương thuộc tỉnh Tứ Xuyên lúc 11 giờ 48 đêm 17/5 (giờ địa phương).
-
Kinh tế Thế giới
Ngành không gian vũ trụ sẽ thay đổi như thế nào đến năm 2050?
15:09' - 11/03/2019
Hiệp hội Các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ (AIA) và McKinsey & Company đang triển khai nghiên cứu "Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong ngành Không gian vũ trụ và quốc phòng: Tầm nhìn năm 2050".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ
16:17'
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lại đề xuất thu phí tàu Trung Quốc
15:10'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc giảm mức phí đề xuất với tàu liên quan đến Trung Quốc cập cảng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ
11:00'
Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ: Các thỏa thuận mới về thuế quan có thế chốt ngay tuần này
10:50'
Ngày 8/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Brooke Rollins cho biết nước này có thể ký kết các thỏa thuận thương mại mới về thuế quan với một số quốc gia ngay trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ
09:53'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã chỉ trích các mức thuế quan mới của Mỹ “về cơ bản là sai” khi Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể trả đũa bằng cách nhắm vào các ông lớn công nghệ Mỹ.