Cổ phiếu ngân hàng vẫn được đánh giá tích cực sau chu kỳ tăng giá mạnh

17:06' - 09/06/2021
BNEWS Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đạt mục tiêu lạm phát ở mức khoảng 2%. Tuy nhiên, sau cuộc suy thoái do đại dịch, Fed cho phép lạm phát tăng để thúc đẩy việc làm.

 

Đại dịch COVID-29 đang dần được kiểm soát, nhưng trạng thái bình thường mới sẽ không giống như năm 2019, khi giá cả một số hàng hóa dịch vụ tăng và có thể sẽ tiếp tục tăng, nhất là khi Chính phủ Mỹ thúc đẩy kế hoạch chi 6.000 tỷ USD theo đề xuất của Tổng thống Joe Biden. 

Theo một khảo sát mới nhất của CNBC với các triệu phú, đó là lo ngại lớn của những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh nhất. Có đến 65% các triệu phú lo ngại về lạm phát do kế hoạch chi tiêu gần đây của chính phủ. Trong số này, 34% nói rằng họ rất quan ngại. 

Khảo sát do Spectrum Group (được sự ủy quyền của CNBC) tiến hành trực tuyến trong tháng Tư và tháng Năm, với sự tham gia của 750 người, những có số tài sản có thể đầu tư từ 1 triệu USD trở lên.  

Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, trong tháng Tư, chỉ số giá lõi, không bao gồm giá xăng và thực phẩm, tăng 3,1%, vượt mức dự báo 2,9% và tăng so với mức 1,9% trong tháng Tư. Nếu bao gồm giá thực phẩm và nhiên liệu, chỉ số này tăng 3,6%, mức tăng mạnh nhất trong 13 năm. 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đạt mục tiêu lạm phát ở mức khoảng 2%. Tuy nhiên, sau cuộc suy thoái do đại dịch, Fed cho phép lạm phát tăng để thúc đẩy việc làm. 

Lạm phát, nếu kéo dài và có xu hướng gia tăng, có thể là một vấn đề với cả người tiêu dùng và các nhà đầu tư. Chi phí tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến ví tiền và điều này có thể là một trở ngại đối với những tài sản rủi ro./. 

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục