Còn khoảng trống pháp lý trong thu hồi tài sản tham nhũng
Cuối giờ thảo luận, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã có giải trình về ý kiến các đại biểu Quốc hội nêu.
*Phải phúc cung trước khi quyết định truy tố Liên quan đến vấn đề chống oan sai, bỏ lọt tội phạm trong điều tra, truy tố, Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết trong quá trình tố tụng, yêu cầu điều tra là một biện pháp tố tụng mang tính chất bắt buộc của ngành kiểm sát, đặt ra để định hướng. Nếu được định hướng điều tra đúng sẽ góp phần quyết định điều tra làm rõ vụ án và chứng minh tội phạm, còn nếu định hướng điều tra sai sẽ dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm.Chính vì vậy, đây là một biện pháp hết sức quan trọng và yêu cầu ngay từ đầu của quá trình điều tra, Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát của mình đã phải tính toán, đặt ra những yêu cầu điều tra xác minh. “Và cái này chúng tôi đang cố gắng làm tốt hơn, mỗi năm đạt được những kết quả tốt hơn”, Viện trưởng Lê Minh Trí nhấn mạnh.
Về các biện pháp hỏi cung, Viện trưởng Lê Minh Trí cho hay, Viện Kiểm sát coi đây là biện pháp tố tụng phải tăng cường làm tốt hơn nữa. Bởi đây cũng là yêu cầu bắt buộc của tố tụng, đặc biệt là tố tụng hình sự, có yêu cầu thẩm tra lại kết quả hỏi cung của cơ quan điều tra, góp phần giải quyết vụ án khách quan, chính xác hơn. Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết qua hỏi cung thực tế, có bị can kêu oan, từ đó vụ án đã được xem xét để góp phần giảm oan sai, hay có vụ án qua hỏi cung, Viện kiểm sát giúp thu thêm tài sản cần thu hồi. Viện trưởng Lê Minh Trí cũng cho hay, ông đã yêu cầu tất cả các cấp kiểm sát phải phúc cung trước khi quyết định truy tố. Đó là một yêu cầu bắt buộc để có thể quyết định có xác minh, điều tra bổ sung vấn đề gì còn mâu thuẫn, chưa làm rõ trước khi truy tố nhằm hạn chế tối đa oan sai, bỏ lọt tội phạm khi thực hiện chức trách. Các đại biểu có nêu về việc các cơ quan tố tụng chưa quan tâm, xử lý các vụ án kéo dài. Báo cáo với Quốc hội về vấn đề này, Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết, Viên Kiểm sát đang xin ý kiến cấp thẩm quyền, bên cạnh đó có một số vụ việc, vụ án đang tiến hành các biện pháp tố tụng, điều tra làm rõ theo đúng yêu cầu luật định. Khi có kết quả, Viện Kiểm sát sẽ thông tin đầy đủ đến cho đại biểu Quốc hội quan tâm. *Không dễ thu hồi tài sản do tham nhũng, thất thoát Vấn đề thứ ba, các đại biểu quan tâm là việc thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát. Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết, thời gian qua chủ trương của Đảng và quyết tâm chính trị yêu cầu các cơ quan tố tụng phải làm tốt hơn nữa công tác thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát nhà nước. Trong thực tế, những năm gần đây chúng ta làm tốt hơn, có chuyển biến tích cực hơn. “Tuy nhiên, so với yêu cầu thì chúng ta vẫn chưa hài lòng, bởi vì những cái mất và cái thu về chưa tương xứng nhau”, Viện trưởng Lê Minh Trí chia sẻ. Lý giải về thực trạng này, Viện trưởng Lê Minh Trí cho hay, vấn đề đặt ra ở đây là kể cả có quyết tâm kê biên, thu hồi thì cũng phải theo luật hiện hành. Hiện nay hệ thống pháp luật hiện hành không phải lúc nào cũng cho phép cơ quan chức năng kê biên hết tài sản cần thu hồi khi cơ quan chức năng còn phải chịu trách nhiệm bồi thường nhà nước nếu kê biên, niêm phong không đúng, đương sự có quyền khởi kiện.“Nên khi làm việc rất khẩn trương, quyết tâm chính trị, nhưng cũng phải chặt chẽ, chính xác. Hệ thống pháp luật hiện nay cần phải tiếp tục được rà soát để tiếp tục hoàn chỉnh và hoàn thiện...”, Viện trưởng Lê Minh Trí nói.
Trước khó khăn, vướng mắc trên, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đề xuất hai việc. Một là, Quốc hội nên nghiên cứu, xem xét để đưa vào chương trình xây dựng Luật đăng ký tài sản. Bởi hiện nay, chúng ta chỉ mới kiểm soát tài sản trong hệ thống chính trị nhưng lại không kiểm soát được tài sản mà đối tượng ngoài xã hội đang đứng tên sở hữu, không thể chứng minh được nguồn gốc hợp pháp hay không.
“Chúng ta còn bỏ một khoảng trống rất lớn, nếu chưa có Luật đăng ký tài sản thì tài sản tham nhũng mà các đối tượng có thủ đoạn che giấu, ẩn nấp ngoài xã hội, nhờ người khác đứng tên như xe ô tô, nhà đất... thì cơ quan chức năng cũng không thể thu hồi được”, Viện trưởng Lê Minh Trí cho hay...
Đề xuất thứ hai, Viện trưởng Lê Minh Trí kiến nghị Chính phủ nên có một lộ trình để hạn chế sử dụng tiền mặt, đặc biệt cần đẩy mạnh hơn nữa xu thế hiện nay là áp dụng thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt, qua ngân hàng để góp phần vào việc thu hồi tài sản và minh bạch các hoạt động kinh tế. Viện trưởng Lê Minh Trí khẳng định, các hoạt động kinh tế có minh bạch thì công tác thu hồi tài sản mới tốt được. Cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp căn cơ để đảm bảo việc thu hồi tài sản do tham nhũng, thất thoát tốt hơn. *Sẽ xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng mạng internet gây mất trật tự an toàn xã hội Với ý kiến của một số đại biểu về hiện tượng một số đối tượng có hành vi thông qua hoạt động từ thiện tranh chấp nhau, gây xung đột, có hành vi lợi dụng mạng internet gây mất trật tự an toàn xã hội, tự do ngôn luận, gây phản cảm trong toàn xã hội, Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết theo pháp luật hình sự những hành vi trên có thể quy vào tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Viện trưởng Lê Minh Trí cho hay, thời gian tới, cơ quan điều tra và kiểm sát sẽ thống nhất để xem xét những hành vi này, xử lý để đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội.../.- Từ khóa :
- tham nhũng
- tài sản tham nhũng
- quốc hội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận về công tác tư pháp và phòng chống tham nhũng
08:01' - 23/10/2021
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 23/10, các địa biểu thảo luận về công tác tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cơ chế huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương
15:08' - 22/10/2021
Sáng 22/10, tiếp tục chương trình, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 22/10, Quốc hội thảo luận cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của 4 tỉnh, thành phố
07:39' - 22/10/2021
Theo lịch làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, ngày 22/10, Quốc hội sẽ thảo luận cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của 4 tỉnh, thành phố.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023
07:15'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 223/2025/QH15 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
-
Tài chính
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
21:35' - 11/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 11/7/2025 về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
-
Tài chính
TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách 100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm
14:25' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Bảo hiểm xã hội Khu vực XXVII (TP. Hồ Chí Minh) công bố danh sách 100 doanh nghiệp trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài từ 6 tháng trở lên với số tiền lớn.
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc
12:49' - 11/07/2025
Giá bitcoin đã vọt lên mức cao kỷ lục mới, phá vỡ mốc 113.000 USD trong phiên ngày 10/7, trong bối cảnh làn sóng lạc quan lan rộng trên các thị trường tài sản rủi ro.
-
Tài chính
Các nhà đầu tư Nhật Bản đẩy hoạt động M&A lên mức cao kỷ lục
08:39' - 11/07/2025
Tổng giá trị các thương vụ của Nhật Bản, bao gồm cả giao dịch trong nước và quốc tế, đã tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, lên 214,8 tỷ USD – mức cao nhất cho nửa năm.
-
Tài chính
Nợ của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mốc 1.200.000 tỷ won
21:29' - 10/07/2025
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết vào ngày 10/7, tổng nợ công tính đến tháng 5 là 1.217.800 tỷ won, tăng 19.900 tỷ won so với tháng 4 và 61.700 tỷ won so với tháng 1.
-
Tài chính
Sửa Luật Quản lý thuế, tinh gọn bộ máy, thúc đẩy chuyển đổi số
21:13' - 10/07/2025
Luật Quản lý thuế hiện hành được ban hành từ năm 2006, triển khai từ ngày 1/7/2007 đến nay đã gần 20 năm, nên cần sửa đổi toàn diện.
-
Tài chính
Thu ngân sách nhà nước tăng hơn 28%
18:28' - 10/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán, tăng 28,3% so cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Lỗ hổng thuế khiến Nhật Bản thất thu gần 100 tỷ yen
09:40' - 10/07/2025
Cơ quan thuế Nhật Bản đã xác nhận thông qua các cuộc kiểm toán rằng khoảng 640 tỷ yen tiền cổ tức đã được phân phối từ các TMK cho Singapore trong giai đoạn 2020 và 2022.