"Cơn sốt" mua bán và sáp nhập trên thị trường công nghệ Mỹ
Nước Mỹ đang chứng kiến làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) rất sôi động trên thị trường công nghệ, khi nhiều tập đoàn lớn đã buộc phải đẩy nhanh các thương vụ thâu tóm quyền lực để lách qua những "khe cửa hẹp" đang được siết chặt của giới chức nước này.
Chuyên gia của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) ví cơn sốt M&A trên thị trường công nghệ đang diễn ra như một trò chơi ăn hạt mang tên Pac-Man. Trong trò chơi này, để giành lấy chiến thắng cuối cùng, Pac-Man sẽ phải di chuyển liên tục và ăn hết các hạt sáng đồng thời vượt qua toàn bộ chướng ngại vật.
Tốc độ kỷ lục
Kết quả nghiên cứu của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cho thấy tốc độ mua bán và sáp nhập của các công ty công nghệ lớn nhất thế giới ở Thung lũng Silicon đã đạt mức tăng trưởng cao kỷ lục trong năm 2021.
Dữ liệu từ nhà cung cấp dữ liệu toàn cầu Refinitiv do Financial Times phân tích cho thấy các công ty công nghệ đã chi ít nhất 264 tỷ USD để thâu tóm các đối thủ tiềm năng có giá trị dưới 1 tỷ USD kể từ đầu năm 2021. Con số này cao gấp đôi kỷ lục được ghi nhận trước đó vào năm 2000 trong thời kỳ bùng nổ "bong bóng dotcom".
Cơn sốt mua sắm diễn ra khi giới chính trị gia và các cơ quan quản lý Mỹ chuẩn bị đàn áp các giao dịch được cho là "độc hại". Giới chức Mỹ cáo buộc các công ty công nghệ lớn, đặc biệt là Apple, Facebook, Google, Amazon và Microsoft, đang kiềm hãm sự cạnh tranh và gây tổn hại đến người tiêu dùng.
FTC hiện đang điều tra các thương vụ mua lại Instagram và WhatsApp đã hoàn thành từ lâu của Facebook, đồng thời cảnh báo họ có thể xem xét kỹ lưỡng các giao dịch khác ngay cả khi đã hoàn tất. FTC có quyền hủy bỏ giao dịch nếu họ cho là bất hợp pháp và yêu cầu chặn những giao dịch tương tự trong tương lai.
Nghiên cứu của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ cũng chú trọng phân tích hoạt động M&A trong lĩnh vực công nghệ từ năm 2010-2019, trong đó nhận định về "một thập kỷ điên cuồng" khi các công ty lớn mua lại đối thủ nhỏ hơn với tốc độ chóng mặt.
Chủ tịch FTC Lina Khan cho biết, nghiên cứu "nhấn mạnh tính cần thiết của việc xem xét chặt chẽ các yêu cầu báo cáo", đồng thời xác định những lỗ hổng có thể tạo điều kiện để các công ty "lách luật". Tuy nhiên, bất chấp những lời cảnh báo này, các giao dịch M&A vẫn tiếp tục tăng tốc sau khi báo cáo được công bố.
Kể từ đầu năm 2021, giá trị giao dịch mua bán sáp nhập giữa các công ty công nghệ và các công ty khởi nghiệp có giá trị dưới 1 tỷ USD đã đạt mức kỷ lục 9.222 giao dịch, cao hơn khoảng 40% so với mức của năm 2000.
Ngoài ra, các thương vụ mua bán và sáp nhập công nghệ ở mọi quy mô cũng đạt mức cao kỷ lục mới vào năm 2021, một phần do các công ty muốn đẩy mạnh khả năng cung cấp dịch vụ kỹ thuật số để phục vụ hàng triệu người dùng đang sử dụng Internet và thương mại điện tử mỗi ngày trong thời kỳ đại dịch.
Giám đốc Viện Thị trường Mở có trụ sở tại Washington, Barry Lynn, cho rằng các thương vụ M&A sẽ khiến các tập đoàn trở nên hùng mạnh hơn, đồng thời làm gia tăng quyền lực của họ đối với nhân viên, thị trường vốn và cả giới đầu tư. Đây cũng là yếu tố ngăn chặn tính cạnh tranh, vốn có thể giúp tạo ra sự sáng tạo trên thị trường.
Trò chơi ăn hạt Pac-Man
Tại Mỹ, các giao dịch có giá trị dưới 92 triệu USD không cần báo cáo lên các cơ quan quản lý. Nghiên cứu của FTC tiết lộ rằng Apple, Facebook, Amazon, Google và Microsoft trong giai đoạn từ tháng 1/2010-12/2019 đã thực hiện 819 thương vụ sáp nhập như vậy. Giới quan sát cho rằng ngoài quy mô giao dịch, các trường hợp miễn trừ khác có thể bao gồm những giao dịch xuyên biên giới mà người mua không có quyền kiểm soát.
Chủ tịch FTC Lina Khan cho biết, nghiên cứu nhấn mạnh rằng cách các công ty Big Tech đã tiến hành mua lại công ty mới thành lập như một cách để loại bỏ đối thủ cạnh tranh trong tương lai.
"Nghiên cứu chỉ ra quy mô tài chính mà những công ty này đã đầu tư để mua lại các công ty khởi nghiệp, danh mục bằng sáng chế và toàn bộ đội ngũ các chuyên gia công nghệ. Cách mà họ có thể làm như vậy phần lớn nằm ngoài tầm quan sát của chúng tôi", Chủ tịch FTC nói.
Theo dữ liệu của Refinitiv, các giao dịch có giá trị thấp hơn ngưỡng phải báo cáo 92 triệu USD cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm nay, với 66 tỷ USD đã được chi để tiếp quản các tài sản trong danh mục này, thông qua 8.451 giao dịch - tăng 35% so với một năm trước đó.
Microsoft, tập đoàn cung cấp các dịch vụ từ phần mềm đến điện toán đám mây, đã thực hiện nhiều thương mại mua lại tài sản nhỏ nhất trong số 5 công ty được nêu trong báo cáo, với 9 giao dịch có giá trị dưới ngưỡng quy định của FTC.
"Gã khổng lồ" do tỷ phú Bill Gates sáng lập cũng đã thực hiện một số thỏa thuận lớn hơn, trong đó có thoả thuận tiếp quản công ty tiên phong trong công nghệ giọng nói Nuance với giá 16 tỷ USD.
Amazon là tập đoàn đứng thứ hai trong số các tập đoàn thực hiện thương vụ M&A quy mô nhỏ, với tổng cộng 8 giao dịch. Ngoài ra, "con cưng" của nhà sáng lập Jeff Bezos cũng đã thực hiện một thương vụ lớn khi mua lại hãng phim huyền thoại MGM với giá 8,45 tỷ USD.
Ủy viên của FTC Rebecca Kelly Slaughter nhận định hàng trăm vụ mua bán quy mô nhỏ có thể không đáng chú ý nếu xét trên khía cạnh đơn lẻ song nếu nhìn về tổng thể, động thái này có thể tạo ra một "gã khổng lồ" về quyền lực.
Báo cáo được thực hiện sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký kết một sắc lệnh sâu rộng vào tháng 7/2021 nhằm hạn chế sự bành trướng của các doanh nghiệp lớn. Lệnh này, bao gồm từ các lĩnh vực từ công nghệ và giao thông vận tải đến chăm sóc sức khỏe và ngân hàng, là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của chính quyền Tổng thống nhằm giải quyết sự tập trung quyền lực của các công ty trong một số ngành.
Theo báo cáo của FTC, Apple, Facebook, Amazon, Google và Microsoft đã thực hiện 616 thương vụ mua lại trị giá hơn 1 triệu USD, hơn 75% trong số này bao gồm các giao ước hạn chế đối với người sáng lập và nhân viên chủ chốt của công ty bị thâu tóm.
Giao ước hạn chế là việc người lao động của một công ty cam kết sẽ không tham gia hoặc bắt đầu làm việc trong một lĩnh vực tương tự hoặc kinh doanh cạnh tranh với một công ty khác. Giao ước này cũng cấm các nhân viên từ tiết lộ thông tin độc quyền hoặc bí mật cho bất kỳ bên nào khác trong hoặc sau khi tuyển dụng trong tương lai.
Cuối cùng, báo cáo của FTC cho thấy có ít nhất 40% các giao dịch M&A được thực hiện với các công ty thành lập dưới 5 năm.
Hiện Apple, Facebook, Amazon, Google và Microsoft từ chối bình luận về vấn đề này./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
"Gã khổng lồ" công nghệ Mỹ đem lại hơn 10 tỷ USD hàng năm cho Hàn Quốc
08:55' - 17/09/2021
Tập đoàn công nghệ Google của Mỹ cho biết, công ty đem lại khoảng 12.000 tỷ won (10,25 tỷ USD) lợi ích kinh tế hàng năm cho người tiêu dùng Hàn Quốc, thông qua dịch vụ của công ty.
-
DN cần biết
Nga sẽ áp thuế các hãng công nghệ nước ngoài từ tháng 11/2021
20:52' - 14/09/2021
Chính phủ Nga đã công bố kế hoạch đánh thuế mới các công ty dịch vụ kỹ thuật số nước ngoài từ tháng 11/2021, một phần của gói đề xuất mà Moskva cho biết là nhằm hỗ trợ ngành công nghệ trong nước.
-
Công nghệ
Trung Quốc yêu cầu các “ông lớn” công nghệ Internet bỏ chặn liên kết của nhau
09:35' - 14/09/2021
Trung Quốc đã ban hành một quy định mới yêu cầu các công ty công nghệ lớn của nước này ngừng việc chặn các liên kết của nhau trên các trang của mình, một hành vi vẫn được áp dụng lâu nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ thu 2 tỷ USD/ngày từ thuế quan
17:48'
Trong một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này đang thu về khoảng 2 tỷ USD mỗi ngày từ các khoản thuế quan, song không cung cấp chi tiết cụ thể nguồn thu này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Giải pháp của các nước châu Á nhằm tránh thuế quan
17:10'
Mạng tin Bloomberg đưa tin một số quốc gia châu Á hy vọng có thể tránh được mức thuế quan cao hơn do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt nếu các nước này mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ
16:17'
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lại đề xuất thu phí tàu Trung Quốc
15:10'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc giảm mức phí đề xuất với tàu liên quan đến Trung Quốc cập cảng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ
11:00'
Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.