Conference Board hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới
Tại cuộc họp báo công bố Triển vọng Kinh tế Toàn cầu bản cập nhật giữa năm 2016, Conference Board, tổ chức nghiên cứu kinh tế hàng đầu thế giới có trụ sở tại New York (Mỹ), đưa ra dự báo không mấy lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2016 và 2017.
Conference Board dự đoán kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 2,4% trong năm 2016, và nhích lên 2,7% trong năm 2017. Dự báo này là rất thấp so với mức tăng trưởng hàng năm (thường đạt trên 4%) của những năm giữa thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 và tốc độ tăng trưởng trung bình 3,1% trong giai đoạn 2010-2014, cũng như mức tăng 3% của năm 2015.
Ông Bart van Ark, nhà kinh tế trưởng của Conference Board, cho biết nền kinh tế toàn cầu đang phải chịu nhiều áp lực từ giá dầu và hàng hóa khác chưa thực sự ổn định, nguồn lao động và đầu tư thu hẹp lại... Ngoài ra, những thách thức chính trị như sự kiện người dân Vương quốc Anh lựa chọn rời Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit), cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, làn sóng người nhập cư, nguy cơ nền kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng” và cuộc khủng hoảng Brazil cũng đang gây những áp lực nặng nề lên triển vọng kinh tế toàn cầu. Trong năm 2016, các nền kinh tế phát triển được dự đoán tăng trưởng ở mức khá đồng đều nhau. Cụ thể, Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) được dự đoán có thể đạt tốc độ tăng trưởng 1,8%, trong khi sức tăng của kinh tế Mỹ có thể chỉ đạt 1,7%, giảm khá mạnh so với mức tăng trưởng 2,4% của năm 2015. Sang năm 2017, Eurozone có thể tăng trưởng chậm lại đôi chút, xuống còn 1,7%, trong khi Mỹ nhích lên 2%.Các chuyên gia Conference Board tỏ ra quan ngại về triển vọng của nền kinh tế Mỹ. Cụ thể, nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đứng trước một loạt thách thức bao gồm: tác động xấu của Brexit lên lòng tin kinh doanh; đồng USD tăng giá; đầu tư vốn đã thấp lại tiếp tục bị cắt giảm;...
Các quốc gia đang phát triển ở châu Á cũng tăng trưởng ở mức gần như ngang nhau. Các nền kinh tế Đông Nam Á được dự đoán sẽ tăng trưởng ở mức 3,8%, không đổi so với mức của năm ngoái, và có thể tăng 3,9% trong năm 2017.Đáng chú ý, Conference Board dự đoán nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3,8% trong năm 2016 và 3,9% trong năm 2017, trong khi hồi đầu tháng này Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra con số 6,3% cho dự đoán tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm nay. Điểm sáng trên bức tranh kinh tế châu Á là Ấn Độ, với tốc độ tăng trưởng được dự đoán đạt 6,8% trong năm nay và 6,5% trong năm 2017.
Theo các chuyên gia của Conference Board, khu vực châu Á có thể tiếp tục đóng vai trò động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhờ có tầng lớp trung lưu ngày một lớn mạnh, nền chính trị tương đối ổn định. Ông Ken Goldstein, chuyên gia kinh tế của Conference Board, cho biết: "Các nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội lợi nhuận từ tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng của các nền kinh tế như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.Ngoài ra, giữa lúc nhiều quốc gia trên thế giới rơi vào khủng hoảng chính trị, thì sự ổn định chính trị tại các quốc gia này cũng làm yên lòng các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thu hút được đầu tư nước ngoài, điều đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển vẫn phải là đảm bảo được môi trường kinh doanh công bằng cho cả nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài".
Quyết định Brexit cũng là yếu tố được các chuyên gia Conference Board tính đến khi đưa ra các dự đoán kinh tế toàn cầu. Nhìn chung các chuyên gia cho rằng tác động của Brexit đối với nền kinh tế thế giới sẽ phụ thuộc vào việc nước Anh và Liên minh châu Âu sẽ có các mối quan hệ kinh tế và thương mại như thế nào trong thời kỳ hậu Brexit. Riêng đối với châu Á, một số chuyên gia cho rằng Brexit trong chừng mực nào đó còn có lợi cho các nền kinh tế đang phát triển của khu vực trong thời gian trước mắt. Bà Jing Sima, chuyên gia kinh tế của Conference Board, cho biết: "Brexit có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tạm gác lại kế hoạch tăng lãi suất trong năm nay và điều này sẽ giúp các ngân hàng trung ương của Trung Quốc, cũng như của các nền kinh tế đang trỗi dậy ở châu Á “thở phào” vì sẽ không phải chịu áp lực từ đồng nội tệ mất giá. Tuy nhiên, lợi ích này chỉ mang tính tạm thời. Về lâu dài, các nền kinh tế trỗi dậy không thể mãi dựa vào việc nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế". Ông Ken Goldstein cho biết thêm một khi sức hấp dẫn của những nền kinh tế như Anh giảm sút, thì các nhà đầu tư có thể sẽ hướng nhiều hơn sang các nền kinh tế đang trỗi dậy.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống 2,2%
14:53' - 23/06/2016
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 22/6 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay từ mức 2,4% được đưa ra hồi tháng Tư xuống 2,2%
-
Kinh tế Thế giới
WB dự báo tăng trưởng GDP của Indonesia sẽ đạt 5,1%
09:04' - 21/06/2016
Ngân hàng Thế giới (WB) đã dự báo năm 2016, trong trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 5,1%.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
16:46' - 08/06/2016
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 7/6 hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2016 của thế giới xuống còn 2,4% từ mức 2,9% đưa ra hồi tháng 1.
-
Kinh tế Thế giới
Bundesbank hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Đức
12:37' - 05/06/2016
Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) vừa hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế nước này xuống còn 1,7% trong năm nay và mức 1,4% trong năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.