Công bố số liệu đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010-2017
Công bố kết quả đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010-2017. Ảnh: Thúy Hiền/BNEWS/TTXVN
Phát biểu tại họp báo Công bố số liệu đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010 - 2017 được Tổng cục Thống kê tổ chức sáng 13/12, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, việc đánh giá lại quy mô GDP vào thời điểm này theo đúng thông lệ quốc tế và có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ đưa ra những định hướng đúng đắn cho phát triển đất nước trong 10 năm tới và cụ thể hóa cho giai đoạn 2021 - 2025.
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm, quy mô GDP đánh giá lại của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành tăng bình quân 25,4%/năm giai đoạn 2010 - 2017, tương ứng tăng 935 nghìn tỷ đồng/năm; trong đó, năm 2011 có tỷ lệ tăng cao nhất với 27,3% và năm 2015 có tỷ lệ tăng thấp nhất là 23,8%.
Năm 2017, quy mô GDP sau khi đánh giá lại đạt 6,294 triệu tỷ đồng (con số đã công bố trước đây là 5,006 triệu tỷ đồng).
Ông Nguyễn Bích Lâm cho biết thêm, tốc độ tăng GDP hàng năm trong giai đoạn 2011 - 2017 tăng nhẹ, phù hợp với xu hướng tăng trưởng công bố hàng năm, mỗi năm tăng từ 0,13 - 0,48 điểm phần trăm. Theo đó, năm 2016 tăng cao nhất với 0,48 điểm phần trăm.Tốc độ tăng GDP các năm giai đoạn 2011 - 2017 lần lượt là 6,41%; 5,50%; 5,55%; 6,42%; 6,99%; 6,69%; 6,94%.
Theo ông, GDP bình quân đầu người đánh giá lại trong giai đoạn 2010 - 2017 tăng bình quân khoảng 25,6% mỗi năm so với con số đã công bố, tương ứng với mức tăng 10,3 triệu đồng/người; ứng với 485,2 USD/người theo tỷ giá hối đoái và ứng với 1.421,1 USD - PPP/người theo sức mua tương đương.Tính theo đồng nội tệ, trong giai đoạn 2010 - 2017, theo dãy số đánh giá lại GDP bình quân đầu người mỗi năm tăng bình quân khoảng 5 triệu đồng/người.Năm 2017, GDP bình quân đầu người đánh giá lại đạt 66,8 triệu đồng/người, gấp 2,1 lần năm 2010 và tăng 13,7 triệu đồng/người so với con số đã công bố.
Tính theo USD, trong giai đoạn 2010 - 2017, GDP bình quân đầu người đánh giá lại mỗi năm tăng bình quân 185 USD/người. Năm 2017, GDP bình quân đầu người đánh giá lại đạt 2.985 USD/người, gấp 1,8 lần năm 2010 và tăng 611 USD/người so với con số đã công bố.Tính theo sức mua tương đương (PPP), trong giai đoạn 2010 - 2017, GDP bình quân đầu người đánh giá lại mỗi năm tăng bình quân 399 USD - PPP/người. Năm 2017, GDP bình quân đầu người đánh giá lại đạt 8.655 USD - PPP/người, gấp 1,5 lần năm 2010 và tăng 1.771 USD - PPP/người so với con số đã công bố.Ông Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam nhận định, nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua đạt được tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế thay đổi đáng kể… Theo đó, vai trò của FDI và công nghệ thông tin đã tạo ra tiềm năng lớn đối với doanh nghiệp trong nước. Do đó, Việt Nam rà soát, đánh giá lại quy mô GDP của nền kinh tế là cần thiết.Liên hợp quốc ghi nhận những nỗ lực của Tổng cục Thống kê trong việc đánh giá điều chỉnh quy mô GDP. Tổng cục Thống kê đã cập nhật được những thông tin mới và tuân thủ theo đúng phương pháp, thông lệ quốc tế nhằm phản ánh sát thực hơn quy mô GDP.“Việc điều chỉnh quy mô GDP năm gốc cần được cập nhật thường xuyên sẽ giúp Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đề ra các chính sách, giải pháp phát triển đất nước. Đồng thời, giúp doanh nghiệp hoạch định được hoạt động kinh doanh của mình”, ông Kamal Malhotra nhấn mạnh.Ông Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cao cấp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng, nguồn thông tin thống kê dùng để biên soạn chỉ tiêu GDP của Việt Nam ngày càng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu tốt hơn, nhưng vẫn chưa đầy đủ để đánh giá sát thực quy mô của nền kinh tế.“Việt Nam cần liên tục cập nhật và điều chỉnh số liệu GDP cho phù hợp với giai đoạn hiện nay, đặc biệt việc sử dụng số liệu thống kê trong bối cảnh thông tin nhiều mà sự hiểu đúng lại ít. Do đó, việc đảm bảo sự nhất quán số liệu là vô cùng cần thiết. Tổng cục Thống kê cần điều tra, tính toán để cho những con số, thước đo phù hợp…”, ông Jonathan Pincus nhấn mạnh.Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, về khu vực kinh tế, giá trị tăng thêm theo giá hiện hành của cả 3 khu vực đều tăng sau khi đánh giá lại; trong đó, quy mô khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ tăng khá lớn.Cụ thể, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sau khi đánh giá lại trong giai đoạn 2010 -2017 tăng thêm từ 25 nghìn tỷ đồng đến 46 nghìn tỷ đồng mỗi năm, tương ứng mức tăng từ 5,4% - 6,2% so với con số đã công bố. Năm 2017, giá trị tăng thêm đánh giá lại của khu vực này đạt 814 nghìn tỷ đồng (con số đã công bố là 768 nghìn tỷ đồng).Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp và xây dựng sau khi đánh giá lại trong giai đoạn 2010 - 2017 tăng thêm từ 211 nghìn tỷ đồng đến 555 nghìn tỷ đồng mỗi năm, tương ứng mức tăng từ 27,6% - 36,6% so với con số đã công bố.Năm 2017, giá trị tăng thêm đánh giá lại của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 2.227 nghìn tỷ đồng (con số đã công bố là 1.672 nghìn tỷ đồng).
Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ sau khi đánh giá lại giai đoạn 2010 - 2017 tăng thêm từ 316 nghìn tỷ đồng đến 615 nghìn tỷ đồng mỗi năm, tương ứng mức tăng từ 29,8% - 39,6% so với con số đã công bố. Năm 2017, giá trị tăng thêm đánh giá lại của khu vực dịch vụ đạt 2.680 nghìn tỷ đồng (con số đã công bố là 2.065 nghìn tỷ đồng).“Tốc độ tăng trưởng GDP đánh giá lại phù hợp với xu hướng tăng đã được phản ánh từ kết quả điều tra mẫu hàng năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP đánh giá lại của giai đoạn 2010 - 2017 có thay đổi, nhưng không biến động lớn so với con số đã công bố”, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm bày tỏ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy mô GDP đánh giá lại tăng bình quân thêm 25,4%/năm
14:47' - 01/09/2019
Theo kết quả rà soát của Tổng cục Thống kê, quy mô GDP đánh giá lại bình quân giai đoạn 2010-2017 tăng thêm 25,4%/năm so với số liệu đã công bố.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá lại quy mô GDP để có định hướng đúng phát triển kinh tế
10:55' - 17/08/2019
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc đánh giá lại quy mô GDP.
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu cấp thiết trong đánh giá lại quy mô GDP
11:42' - 16/08/2019
Đánh giá lại quy mô GDP không phải là cách tính mới, nhằm tính đúng, tính đủ và tính so sánh theo các năm. Cách tính GDP của Việt Nam hiện nay theo thông lệ quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.