Công cụ nào đánh giá rủi ro ngành dệt may Việt Nam?
Chiều ngày 28/11, tại Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã công bố hai sản phẩm Công cụ đánh giá rủi ro về nguồn nước ở khu vực Mekong và Báo cáo rủi ro về nước và các giải pháp của nước cho ngành dệt may Việt Nam.
Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế nóng, nên nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên rất lớn, trong đó ngành dệt may sử dụng nước, năng lượng…
Do đó, ngành dệt may cần có những sáng kiến để phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia nhưng vẫn đảm bảo các mục tiêu về môi trường.
Hai sản phẩm Công cụ đánh giá rủi ro về nguồn nước ở khu vực Mekong; Báo cáo rủi ro về nước và các giải pháp của nước cho ngành dệt may Việt Nam sẽ hỗ trợ phần nào cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển trong tương lai.
Đặc biệt, Báo cáo đưa ra 12 kiến nghị của WWF để tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam có định hướng, gắn kết các bên liên quan trong ngành, nhằm đẩy mạnh quản lý cải thiện nguồn nước và sử dụng năng lượng bền vững.
Từ đó, xây dựng thương hiệu ngành dệt may Việt Nam, để người tiêu dùng mua sắm sản phẩm dệt may Việt Nam không phải vì giá rẻ mà vì mục tiêu bảo vệ môi trường.
Dệt may là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam và cũng là ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều nước, nhất là công đoạn xử lý vải, nhuộm.
Để cải thiện hiện quả quản lý và sử dụng nước của ngành Dệt may, một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư của ngành cho quá trình xử lý nước thải cần tăng lên nhiều hơn so với mức hiện tại.
Đồng thời, khắc phục tình trạng các nhà máy, khu công nghiệp đối mặt với khó khăn không đủ nguồn tài chính đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ xử lý nước thải…
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tính đến thời điểm hiện tại, có một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào sản phẩm sợi, dệt hoàn tất; thiết kế robot cho sản phẩm đồ jean; nhà máy kéo sợi đã tự động hóa toàn quy trình sản xuất…
Việt Nam đang đứng hàng thứ 4 trong các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu, tiếp theo Ấn Độ, Bangladet.
Mặc dù ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ khá tốt, nhưng thách thức rất lớn là tác động về môi trường, nhất là môi trường nguồn nước.
Hiện nay, việc chuyển dịch hoạt động sản xuất về địa phương, vùng nông thôn, tạo công ăn việc làm… đang gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế đã xảy ra các thách thức về biến đổi khí hậu như vùng trọng tâm cần đầu tư nhà máy là miền trung, miền Bắc, khu vực đồng bằng sông Cửu Long… đều thiếu nguồn nước và thường xuyên bão lũ nên khó có điều kiện phát triển bền vững ngành Dệt may.
Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó có những Hiệp định đã có hiệu lực.
Đơn cử, dự kiến đầu năm 2019, có một số dòng thuế giảm khi xuất khẩu vào các nhước thành viên tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Trên cơ sở này, công nghệ đã được ứng dụng và tác động đến hoạt động sản xuất và quản trị doanh nghiệp ngành dệt may.
Thống kê, nửa năm đầu 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt 16,5 tỷ USD, tăng trưởng 17% so với cùng kỳ.
Trong đó, tốc độ tăng trưởng của những thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khối hiệp định CPTPP như Úc, Canada, Nhật Bản… đều tăng trưởng tích cực.
Song song đó, ngành dệt may Việt Nam đang đón dòng đầu tư, nhất là dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 2,8 tỷ USD, đưa lũy kế đầu tư nước ngoài vào ngành đạt 17,5 tỷ USD. Trong đó, những quốc gia đầu tư lớn vào ngành dệt may Việt Nam, gồm: Hàn Quốc; Nhật Bản, Trung Quốc…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dệt may và da giày kỳ vọng gì từ Hiệp định CPTPP?
16:02' - 12/11/2018
Tới đây khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực sẽ tạo cú hích lớn cho các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam; trong đó, dệt may và da giày được cho là có lợi hơn cả.
-
Doanh nghiệp
EVFTA - Chất xúc tác cho xuất khẩu dệt may và da giày
10:27' - 09/11/2018
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực tới đây sẽ tạo cơ hội cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam mở rộng thị trường; trong đó, có ngành dệt may và da giày.
-
Chuyển động DN
Xanh hoá ngành dệt may thông qua quản lý nước và năng lượng bền vững
18:11' - 26/10/2018
Ngày 26/10, Qũy Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Hiệp hội Dệt May Việt Nam chính thức ra mắt Dự án “Xanh hoá ngành dệt may Việt Nam thông qua cải thiện quản lý nước và năng lượng bền vững”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.