Công nghệ giao diện não hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân bị liệt tứ chi
Hãy tưởng tượng bạn có thể điều khiển một cánh tay robot từ xa mà chỉ sử dụng tâm trí của bạn. Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn có thể cảm nhận được khi ngón tay của nó nắm lấy một vật thể, như thể đó là bàn tay của chính bạn.
Các nhà khoa học Mỹ ngày 20/5 đã công bố trên tạp chí Science về công nghệ giao diện não-máy tính (BCI) đầu tiên trên thế giới cho phép một bệnh nhân bị liệt từ ngực trở xuống có thể thực hiện được kỳ tích này.
BCI là công nghệ sử dụng các điện cực khác nhau để thu thập các tín hiệu điện sinh học do hoạt động của não tạo ra, sau đó xử lý và phân tích các tín hiệu thông qua máy tính để giải mã các tín hiệu như chuyển động và thị giác, nhằm đạt được sự tương tác giữa người và máy tính.
Năm 2004, một vụ tai nạn ô tô đã khiến anh Nathan Copeland, 34 tuổi, bị chấn thương tủy sống nghiêm trọng và bị liệt tứ chi. Anh đã tình nguyện tham gia nghiên cứu trên và cách đây 6 năm, anh đã trải qua cuộc đại phẫu để cấy các điện cực siêu nhỏ vào não.Hai bộ gồm 88 điện cực có chiều rộng bằng một sợi tóc được sắp xếp tựa như những chiếc lược chải đầu nhỏ và thâm nhập sâu vào vùng vỏ não điều khiển chức năng vận động.
Theo Phó Giáo sư Rob Gaunt thuộc Khoa Y học vật lý và phục hồi chức năng tại Đại học Pittsburgh, đồng trưởng nhóm nghiên cứu, biết trên thế giới chỉ có chưa đến 30 người được cấy ghép các điện cực siêu nhỏ vào não.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt trong trường hợp của Copeland là anh được cấy một bộ điện cực bổ sung kết nối với vùng vỏ não điều khiển xúc giác. Theo các nhà nghiên cứu, điều này giúp cải thiện đáng kể chức năng của chân, tay giả cho các bệnh nhân bị liệt tứ chi.
Ông Gaunt giải thích: "Khi nắm lấy đồ vật, chúng ta sử dụng xúc giác một cách rất tự nhiên để cải thiện khả năng kiểm soát. Nhóm đã phát triển một giao diện 'hai chiều' - có nghĩa là nó không chỉ có thể "đọc" các hướng dẫn phát đi từ não và truyền 'chỉ thị' đến chân, tay giả, mà còn có thể 'ghi lại' các cảm giác từ thiết bị và truyền chúng trở lại".
Trước khi BCI có thể hoạt động với cánh tay robot, các nhà khoa học đã phải thực hiện một loạt thử nghiệm với anh Copeland. Đầu tiên, họ cần tìm hiểu các điện cực nào kích thích cảm giác gì khi được kích hoạt và ngón tay nào được liên kết với chúng, qua đó thiết lập bàn tay robot một cách chính xác.
Họ cũng yêu cầu anh Copeland xem video về cánh tay robot di chuyển sang trái hoặc phải và ghi lại các điện cực sáng lên khi Copeland được yêu cầu "nghĩ" về việc anh ấy đang điều khiển nó.
Sau đó, nhóm nghiên cứu bắt đầu thử phát đi những tín hiệu cảm giác đầu tiên. Anh Copeland ngồi bên cạnh cánh tay robot màu đen kim loại và được yêu cầu nhặt một loạt các vật thể nhỏ như đá, quả cầu và đặt chúng vào một chiếc hộp trong điều kiện các cảm biến xúc giác được bật hoặc tắt.
Khi các cảm biến được kích hoạt, anh ấy có thể hoàn thành mỗi nhiệm vụ với tốc độ trung bình nhanh hơn gấp đôi và thậm chí có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn như nhấc một chiếc ly và đổ những đồ vật trong đó vào một chiếc ly khác.
Anh Copeland chia sẻ: "Tôi là người đầu tiên trên thế giới được cấy (các điện cực) vào vỏ não điều khiển xúc giác mà họ có thể sử dụng để kích thích não bộ trực tiếp. Sau đó, tôi cảm thấy như thể bàn tay của tôi dường như dần lấy lại cảm giác. Cảm giác đó đã giúp tôi tự tin khi biết rằng tôi chắc chắn đã nắm chặt lấy vật thể đó và có thể nhấc nó lên".
Phó Giáo sư Gaunt cho biết nhóm nghiên cứu muốn tinh chỉnh thêm các bộ phận chân, tay robot vì "chúng tôi không muốn chỉ làm các thí nghiệm khoa học trong phòng thí nghiệm, chúng tôi muốn thực sự chế tạo các thiết bị hữu ích cho mọi người trong ngôi nhà của họ"./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Đức chi 2,4 tỷ USD phát triển máy tính lượng tử và các công nghệ liên quan
07:36' - 13/05/2021
Theo các Bộ Kinh tế và Bộ Khoa học Đức, nước này sẽ chi khoảng 2 tỷ euro (2,4 tỷ USD) để hỗ trợ phát triển máy tính lượng tử đầu tiên và các công nghệ liên quan trong bốn năm tới.
-
Công nghệ
Công nghệ mới đem lại hy vọng cho cuộc chiến COVID-19
14:34' - 11/05/2021
Công ty Wakamono tại khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh đã ứng dụng công nghệ để sản xuất loại khẩu trang có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Số lượt tìm kiếm sử dụng công cụ AI của Google tăng mạnh
07:00'
Theo Google, AI Overviews là một tính năng hỗ trợ người dùng tìm kiếm dễ dàng hơn.
-
Công nghệ
Baidu ra mắt mô hình AI mới cạnh tranh với DeepSeek
19:34' - 26/04/2025
Ernie 4.5 Turbo có giá rẻ hơn khoảng 40% so với mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) V3 của DeepSeek, còn X1 Turbo có giá chỉ bằng 1/4 mô hình suy luận R1 của DeepSeek.
-
Công nghệ
Nhãn hiệu âm thanh - Xu hướng trong kỷ nguyên số
13:30' - 26/04/2025
Trong kỷ nguyên số, sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số đã tạo cơ hội mới cho nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc... sử dụng âm thanh, tạo dựng hình ảnh riêng, đặc sắc.
-
Công nghệ
Pony.ai và Tencent sẽ cung cấp dịch vụ taxi robot trên WeChat
07:30' - 26/04/2025
Theo thỏa thuận này, Pony.ai và Tencent tích hợp dịch vụ gọi taxi robot của Pony.ai vào WeChat cùng với những ứng dụng khác như Tencent Maps.
-
Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh: Gần 400.000 hồ sơ sức khỏe điện tử được tích hợp trên ứng dụng Công dân số
16:11' - 25/04/2025
Tính đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo được 400.000 hồ sơ sức khỏe điện tử của người cao tuổi và kết nối đồng bộ trên nền tảng ứng dụng Công dân số Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Công nghệ
Xây dựng kinh tế số địa phương trên nền tảng chuỗi cung ứng công nghệ cao
13:30' - 24/04/2025
Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) Vũ Quốc Huy cho biết, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và lực lượng lao động năng động,
-
Công nghệ
Thúc đẩy sáng tạo và lan tỏa tri thức số đến toàn dân
08:23' - 24/04/2025
Chiều 23/4, tỉnh Lạng Sơn khai trương cổng thông tin điện tử phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh tại địa chỉ: https://nq57.langson.gov.vn.
-
Công nghệ
Robot hình người của Tesla gặp trở ngại do chính sách xuất khẩu của Trung Quốc
13:40' - 23/04/2025
Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.
-
Công nghệ
Giúp trẻ em vùng biên tiếp cập chuyển đổi số
13:30' - 23/04/2025
Đồn Biên phòng Ninh Phước, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ học bổng “Nâng bước em đến trường” hằng tháng cho học sinh.