Công nghệ viễn thám giúp canh tác chính xác, kịp thời
Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, và thực tế cũng là nước xếp trong nhóm đầu về xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê…
Tại Hội thảo “Thông tin viễn thám và bảo hiểm cây trồng tại các nền kinh tế mới nổi: kinh nghiệm, thách thức và cơ hội”, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tổ chức tại Hà Nội ngày 25/10, các ý kiến cho rằng, Dự án Thông tin viễn thám và Bảo hiểm cây trồng (RIICE) đang và sẽ giúp Việt Nam theo dõi quá trình canh tác cây trồng bằng vệ tinh một cách chính xác và kịp thời hơn nhờ công nghệ mới, với giá thành thấp hơn.
Theo ông Nguyễn Quang Dũng, Giám đốc Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, về mặt kỹ thuật, RIICE dựa trên hai bộ phận chính: số liệu quan sát trái đất do vệ tinh Sentinel của Cơ quan hàng không châu Âu cung cấp; thuật toán và mô hình do Công ty Sarmap của Thụy Sỹ và Viện Lúa quốc tế (IRRI) phát triển. “Chúng tôi sử dụng tín hiệu do vệ tinh cung cấp theo chu kỳ 6 hoặc 12 ngày. Nhờ đó, chúng tôi có thể xác định rõ ràng thời điểm bắt đầu mùa vụ. Sau đó, số liệu này được đưa vào mô hình sinh trưởng và cho ra kết quả ước tính năng suất lúa cấp xã với độ chính xác cao và ổn định ở mức 90 – 92% trong một số vụ vừa qua”, ông Nguyễn Quang Dũng nói. Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, công nghệ viễn thám cho phép theo dõi giám sát, thay thế các công cụ thông thường hiện chúng ta đang làm, có thể đưa ra kết quả tốt hơn với cùng nội dung yêu cầu. Ví dụ, trước đây, Việt Nam dùng hệ thống thống kê, mất nhiều thời gian và sai số lớn. Còn ứng dụng công nghệ viễn thám thì cho thời gian nhanh hơn, kết quả trên một vùng rộng hơn. Dự án RIICE đã thực hiện thí điểm trong giai đoạn từ năm 2012 - 4/2015 và sau đó tiếp tục thực hiện giai đoạn chính tại 10 tỉnh sản xuất lúa chính tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long với tài trợ từ Cơ quan Hợp tác Phát triển Thuỵ Sỹ (SDC) và đóng góp kỹ thuật từ các đối tác quốc tế khác. Theo PGS. TS. Phạm Quang Hà, Viện Quy hoạch nông nghiệp, công nghệ viễn thám, với tính chính xác của nó sẽ giúp nhiều cho việc giám sát sản xuất lúa phục vụ điều hành và lập kế hoạch sản xuất lương thực; Đánh giá mức độ thiệt hại do thiên tai, hỗ trợ bảo hiểm nhằm giảm bớt rủi ro cho nông dân; Hỗ trợ các lĩnh vực liên quan như thống kê, dự trữ lương thực, quy hoạch, phòng chống biến đổi khí hậu, nghiên cứu khoa học và giảng dạy...Ông Marcel Reymond, Trưởng bộ phận Phát triển tại Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Hà Nội cũng cho rằng, công nghệ này sẽ giúp cung cấp số liệu chính xác, kịp thời và khách quan về tổn thất đối với sản xuất lúa. Đồng thời giúp các công ty bảo hiểm giải quyết được rào cản hầu như không thể vượt qua nổi là chi phí giao dịch quá cao trong các chương trình bảo hiểm nhắm tới đối tượng nông dân sản xuất nhỏ.
Hiện nay, Dự án RIICE đã và đang hỗ trợ chính phủ một số nước trong vùng bằng cách khai thác số liệu viễn thám phục vụ nông dân sản xuất nhỏ. Bang Tamil Nadu của Ấn Độ đã áp dụng RIICE vào trong chương trình bảo hiểm lúa tại bang này.Ngay tại Việt Nam, một số công ty bảo hiểm khác, như Bảo Việt, cũng thể hiện sẵn sang áp dụng RIICE khi chương trình bảo hiểm lúa của họ bắt đầu.
Theo các chuyên gia, công nghệ viễn thám, cùng với công nghệ mô phỏng và các công nghệ bản đồ sẽ giúp đưa ra thông tin để dự báo rủi ro; từ đó cũng là hình ảnh để giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hỗ trợ thiệt hại (nếu có), hay các cơ quan bảo hiểm nông nghiệp thông qua chứng cứ đó để có thể ngay lập tức hỗ trợ cho nông dân. PGS. TS. Phạm Quang Hà dẫn chứng, ví dụ vụ lúa vừa rồi mất mùa vì bão lụt. Nông dân chỉ biết ruộng của họ đã bị thiệt hại.Nhưng muốn yêu cầu sự hỗ trợ, thì minh chứng nào khẳng định họ bị mất mùa. Thì công nghệ viễn thám sẽ hỗ trợ họ, đánh giá mức độ thiệt hại tại các huyện, xã, và nhỏ hơn là hình ảnh thiệt hại tại các thửa ruộng là bao nhiêu %, làm cơ sở cho các đơn vị bảo hiểm, nhà nước hỗ trợ...
Tuy nhiên, PGS. TS. Phạm Quang Hà cũng cho rằng, cái khó là sử dụng công nghệ viễn thám ở phạm vi gần, quy mô thửa ruộng, thửa rau hay lũ lụt, sạt lở, tham gia đánh giá mất mùa, dịch bệnh trên cây trồng… đã phát triển và đáp ứng được nhu cầu chưa. Cũng theo ông Nguyễn Quang Dũng, vì là công nghệ tiên tiến nên về nhân sự, phải có thời gian “Việt Nam hóa” để điều chỉnh cho phù hợp, và chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất để áp dụng. Mặc dù chúng ta đã cố gắng để chủ động áp dụng, học hỏi từ bên ngoài, nhưng còn rất nhiều vấn đề liên quan đến bản quyền, nên việc chia sẻ gặp khó khăn nhất định, liên quan quản lý, kết nối thông tin còn gặp khó.Ngoài ra, trong giai đoạn mới áp dụng thì bao giờ cũng cần nguồn đầu tư lớn, và các nguồn đầu tư hỗ trợ hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thử nghiệm và nhân rộng.
Ông Marcel Reymond, Trưởng bộ phận phát triển tại Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Hà Nội cho biết, đảm bảo lương thực cũng là một vấn đề quan trọng và ông không thấy có một mối nguy nào về an ninh khi áp dụng công nghệ này, tất nhiên là những số liệu này hoàn toàn nằm trong tay Chính phủ trong việc quyết định ra sao, chia sẻ với ai. Còn phía Chính phủ Thụy Sỹ sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để tiếp tục dự án này, ông Marcel Reymond nói./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
SHB đẩy mạnh cho vay canh tác cà phê tại Tây Nguyên
16:07' - 23/10/2017
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cam kết tài trợ vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi chỉ từ 7%/năm nhằm giúp người dân khu vực Tây Nguyên đẩy mạnh tái canh cây cà phê.
-
Kinh tế & Xã hội
Đến năm 2020, Lâm Đồng sẽ có 20% diện tích đất canh tác ứng dụng công nghệ cao
16:03' - 27/09/2017
Nhờ mô hình công nghệ cao và sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với người nông dân, doanh liên tục phát triển, các hộ nông dân cũng có thu nhập xứng đáng, tạo việc làm cho hàng trăm lao động.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi văn bản bằng điện tử chiếm 75%
15:44' - 14/09/2017
Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đối với 40 thủ tục hành chính tại các đơn vị thuộc Bộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.