Công ty con của Evergrande phải trả cho bên bảo lãnh 1,1 tỷ USD

14:22' - 01/08/2022
BNEWS Evergrande Nanchang- công ty con của Evergrande, nhà phát triển bất động sản rơi vào khủng hoảng nợ của Trung Quốc- đã không trả được các khoản vay của mình và phải trả cho bên bảo lãnh 1,1 tỷ USD.

Evergrande đã tham gia vào các cuộc đàm phán tái cơ cấu nợ sau khi kê biên khoản nợ 300 tỷ USD giữa bối cảnh Trung Quốc đưa ra các biện pháp mạnh tay để thực hiện chiến dịch chống tình trạng lạm dụng đòn bẩy tài chính ở các doanh nghiệp bất động sản và đầu cơ tràn lan trong lĩnh vực nhà đất.

 

Thông báo này được đưa ra sau khi Evergrande Nanchang không công bố "đề xuất tái cơ cấu sơ bộ" vào cuối tháng Bảy vừa qua, mặc dù đã đảm bảo với các chủ nợ rằng công ty đã thanh toán đúng thời hạn.

Ngày 29/7 vừa qua, Evergrande cho biết tập đoàn bất động sản này đã đạt được "tiến bộ tích cực" trong quá trình tái cơ cấu nợ, sử dụng tiềm năng vốn chủ sở hữu trong các công ty con ở nước ngoài để trả nợ cho các trái chủ nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quá trình này.

Tới hôm 31/7, tập đoàn này cho biết công ty con Evergrande Nanchang đã không hoàn thành nghĩa vụ nợ đối với một bên thứ ba giấu tên.

Evergrande Nanchang đã cung cấp bảo lãnh đối ứng dưới hình thức cầm cố 1,3 tỷ cổ phiếu trong ngân hàng Shengjing mà họ đang nắm giữ.

Evergrande lưu ý rằng, bên bảo lãnh có quyền ưu tiên nhận tiền bồi thường từ việc bán cổ phần và phạm vi bao gồm số tiền mà người nộp đơn xin bảo lãnh nợ (7,3 tỷ NDT).

Evergrande, một tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, đã nỗ lực “trút bỏ” gánh nặng nợ trong những tháng gần đây, với việc Chủ tịch tập đoàn Hui Ka Yan phải trả một số khoản nợ bằng tài sản cá nhân của mình. Tập đoàn này đã tìm được một bên mua tiềm năng cho trụ sở chính của họ ở Hong Kong (Trung Quốc).

“Cú sốc” của Evergrande là biểu tượng của những vấn đề đang xảy ra trên lĩnh vực bất động sản “khổng lồ” của Trung Quốc, khi các công ty nhỏ hơn cũng không trả được nợ và những công ty khác đang phải “vật lộn” để huy động tiền mặt.

Với việc các chủ đầu tư bị hạn chế về tài chính và các dự án bị đình trệ, những người mua nhà đang bất mãn ở hàng chục thành phố cũng bắt đầu từ chối thanh toán các khoản thế chấp của họ.

Ông Andrew Batson của Gavekal Dragonomics cho biết: “Chính quyền trung ương cần thực hiện các biện pháp mạnh mẽ và đáng tin cậy để đảm bảo các dự án bị đình trệ được hoàn thành và chuyển giao để khôi phục niềm tin./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục