Công ty tài chính kiểm soát chặt chẽ rủi ro nợ xấu sau dịch
* Lo ngại nợ xấu tăng cao sau dịch
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 47/NQ-CP về việc thông qua Dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.Theo đó, Chính phủ giao giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng nghị quyết số 42 để trình Quốc hội theo quy định.
Được biết, Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ hết hiệu lực vào ngày 15/8/2022. Tuy nhiên do lo ngại nợ xấu tăng cao ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, NHNN đã đề nghị kéo dài thời gian áp dụng nghị quyết số 42 đến ngày 15/8/2025.
Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết sau gần 5 năm thực hiện, NHNN cho biết tổng số nợ xấu được xử lý trong thời gian áp dụng nghị quyết 42 đạt trung bình khoảng 5.660 tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2.140 tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi nghị quyết số 42 có hiệu lực. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng liên tục từ năm 2020 đến nay, đến cuối tháng 11/2021 tăng cao ở mức trên 2%. Theo NHNN, đánh giá một cách thận trọng thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho công ty quản lý nợ và tài sản của các tổ chức tín dụng và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao là 7,42%. Do vậy, nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại do dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc tiếp tục kéo dài cơ chế xử lý nợ xấu theo nghị quyết 42 là rất cần thiết. Riêng đối với mảng tài chính tiêu dùng, khách hàng chính của các công ty tài chính là nhóm khách hàng dễ chịu tổn thương nhất trước tác động bởi COVID-19 do mất việc làm, giảm thu nhập. Theo ý kiến của các chuyên gia, nợ xấu tại nhiều công ty tài chính đã/sẽ tăng 30-40%. Trong khi đó, công tác thu hồi nợ của các công ty này rất khó khăn, khả năng đến quý II/2022 mới có thể hồi phục. * Công ty tài chính nỗ lực kiểm soát nợ xấu sau dịch Để hạn chế nguy cơ nợ xấu tăng cao sau dịch, các công ty tài chính đã và đang quyết liệt đưa ra các giải pháp nhằm thu hồi, xử lý nợ xấu một cách triệt để. Tại FE CREDIT, với thị phần khoảng 50%, doanh nghiệp này chịu tác động rõ rệt bởi đại dịch khi vừa phải cắt giảm cho vay vừa phải tăng cường trích lập dự phòng nhằm đảm bảo chất lượng tài sản trong dài hạn. Để kiểm soát nợ xấu, FE CREDIT đã tích cực nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, chủ động kiểm soát chất lượng tín dụng.Cụ thể, công ty luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng cũng như đánh giá khả năng trả nợ, phân loại khách hàng để có kế hoạch trả nợ phù hợp cho khách hàng, hạn chế phát sinh nợ xấu. Công ty cũng chủ động trích lập dự phòng rủi ro với nợ xấu, phân loại nhóm nợ theo đúng tình trạng của khoản nợ.
Về việc thu hồi nợ, FE CREDIT ưu tiên các giải pháp hỗ trợ khách hàng thanh toán phù hợp với khả năng. Công ty đã triển khai các chương trình miễn, giảm lãi theo quy định để chia sẻ khó khăn với những khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đồng thời, công ty cũng liên tục đầu tư vào công nghệ để hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro. Việc sử dụng công nghệ trong quá trình thẩm định, giải ngân bằng xác thực khuôn mặt hay như công nghệ định danh điện tử eKYC tiên tiến nhất hiện nay …đóng vai trò quan trọng giúp FE CREDIT đưa ra quyết định cho vay chính xác hơn và giảm thiểu rủi ro nợ xấu. Trong thời gian tới, bám sát các chỉ đạo, định hướng của Chính phủ và NHNN nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, FE CREDIT dự kiến tiếp tục triển khai chiến lược thu hồi nợ một cách triệt đồng thời đưa ra các sáng kiến thu hồi nợ hiệu quả nhằm thích ứng với tình hình thực tế cũng như giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp. Đại diện FE CREDIT cho biết: “Chúng tôi hy vọng sau sự phục hồi của quý 1/2022, công ty sẽ lấy lại được đà tăng trưởng. Hiện tại FE CREDIT luôn sẵn sàng nguồn lực để thực hiện kế hoạch đó. Chúng tôi tiếp tục cố gắng mở rông tiệp khách hàng thông qua bán chéo, bán bổ sung các sản phẩm dịch vụ. Cũng chính khủng hoảng đã mang lại cho chúng tôi bài học về chiến lược thu hồi nợ và ứng dụng công nghệ để giảm thiểu chi phí”./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
FE Credit phát triển thêm nhiều gói vay đa dạng
10:00' - 29/12/2021
Trong bối cảnh dịch COVID-19, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng phân khúc khách hàng của các công ty tài chính đang khá hiệu quả nhằm tăng cường khả năng thích ứng trong bối cảnh hiện nay.
-
Chuyển động DN
FE CREDIT chào đón "ông lớn" ngành tài chính Nhật Bản
09:47' - 05/11/2021
FE CREDIT là công ty có thị phần lớn nhất trong khối các công ty tài chính tiêu dùng được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
-
Tài chính
VPBank hoàn tất thỏa thuận bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho SMBC Group
15:32' - 28/10/2021
Sau 6 tháng kể từ khi VPBank và SMBCCF ký hợp đồng chuyển nhượng vốn vào tháng 4/2021, hai bên đã hoàn thành các bước và thủ tục cần thiết để SMBCCF chính thức nắm giữ 49% vốn điều lệ tại FE Credit.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Kiểm tra dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên
15:57'
Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương yêu cầu, đến ngày 5/4, nhà thầu phải huy động đủ quân số thi công đồng thời tại 24 vị trí; tăng cường làm ca đêm.
-
Chuyển động DN
EVN ký các Biên bản ghi nhớ hợp tác
15:56'
Sáng 2/4 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường).
-
Chuyển động DN
Hãng hàng không Ryanair đạt mốc vận chuyển 200 triệu hành khách/năm
15:54'
Ryanair đã trở thành hãng hàng không châu Âu đầu tiên vận chuyển 200 triệu hành khách chỉ trong một năm.
-
Chuyển động DN
Visa và Amex cùng muốn giành hợp đồng Apple Card
14:24'
Cả Visa và Amex đều muốn để giành hợp đồng quan hệ đối tác thẻ tín dụng của Apple (Apple card) từ tay Mastercard.
-
Chuyển động DN
Giám đốc nghiên cứu AI của Meta từ chức
11:18'
Bà Joelle Pineau, Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (AI) của Meta, thông báo sẽ rời công ty vào ngày 30/5 tới. Thông tin này được bà đăng trên LinkedIn hôm 1/4.
-
Chuyển động DN
Game Hàn Quốc tăng tốc vào Việt Nam
10:55'
Các công ty game lớn của Hàn Quốc như Nexon và NCSoft đang tích cực kết nối với các doanh nghiệp Đông Nam Á bằng cách thành lập công ty con hoặc công ty liên doanh tại các nước, trong đó có Việt Nam.
-
Chuyển động DN
Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đường dây 500kV Thạnh Mỹ - rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi
21:01' - 01/04/2025
Đường dây 500kV Thạnh Mỹ - rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi là dự án có ý nghĩa quan trọng nhằm giải tỏa công suất nguồn điện nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.
-
Chuyển động DN
Lập kế hoạch cấp điện liên tục dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 – 1/5
18:15' - 01/04/2025
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vừa ban hành văn bản số 1319/EVNNPC-KT về việc đảm bảo cấp điện trong thời gian nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và dịp 30/4 – 1/5 năm nay.
-
Chuyển động DN
Các quỹ mở của Manulife IM đồng loạt báo lãi
16:32' - 01/04/2025
Manulife Investment Management Việt Nam – Manulife IM (VN), công ty quản lý quỹ thuộc Manulife Việt Nam, vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024 với nhiều kết quả tích cực.