FE CREDIT chào đón "ông lớn" ngành tài chính Nhật Bản
Ngày 28/10 vừa qua, lễ ký kết hoàn tất thương vụ chuyển nhượng 49% vốn điều lệ tạ FE CREDIT cho đối tác SMBC của Nhật Bản. Đánh dấu sự hiện diện chính thức của nhà đầu tư Nhật Bản tại FE CREDIT – Công ty tài chính tiêu dùng chiếm thị phần lớn tại Việt Nam, mở đầu cho nhiều kỳ vọng thay đổi tích cực.
Đầu tiên, phải nói đến sự thay đổi về cách nhìn nhận tiềm năng thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam. Mặc dù có một số ý kiến cho rằng thị trường này không còn hấp dẫn do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh nhưng trong mắt nhà đầu tư ngoại, đây vẫn là lĩnh vực đầy tiềm năng, còn nhiều dư địa tăng trưởng khi quy mô dân số Việt Nam hơn 98 triệu người và ở độ tuổi trung bình 32,9 tuổi. Dư nợ tín dụng tiêu dùng cuối năm 2020 đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 20% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2012.
Thứ hai, các nhà đầu tư Nhật Bản nói chung và SMBC nói riêng, đang tìm kiếm đông lực mới tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, xuất phát một phần từ thực trạng lãi suất siêu thấp trong thời gian dài tại Nhật Bản.Hiện SMBC có gần 500 chi nhánh trong và ngoài nước với tổng số nhân viên lên tới hơn 28.000 người. Ngân hàng thương mại này cũng có lịch sử gần 20 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam trong mảng cung cấp dịch vụ tài chính, cùng với tập đoàn mẹ SMFG hỗ trợ nhiều dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng với trị giá khoảng 20 tỷ USD. |
* Vậy điều gì đã khiến SMBC lựa chọn FE CREDIT và xem đây là khoản đầu tư, chiến lược trung dài hạn tại châu Á? Theo nhận định của FiinGroup về thương vụ bán vốn, FE CREDIT là công ty có thị phần lớn nhất trong khối các công ty tài chính tiêu dùng được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi COVID-19 nhưng tình hình tài chính của doanh nghiệp này về cơ bản vẫn ở mức lành mạnh thể hiện qua các chỉ số tài chính như biên lãi ròng, tỷ lệ nợ xấu, thanh khoản, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời …Đồng thời, FE CREDIT là công ty đi đầu trong ngành về đầu tư, phát triển nền tảng kỹ thuật số hiện đại, từng bước xây dựng hệ sinh thái số toàn diện nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, cải thiện quy trình cho vay, tiếp cận được nhiều khách hàng mới bằng các sản phẩm tài chính tùy biến theo nhu cầu đa dạng của khách hàng. Được biết, những năm qua, FE CREDIT đã nỗ lực số hóa cho vay tiêu dùng tiệm cận tiêu chuẩn thế giới. Trong quá trình xây dựng nền tảng này, việc ứng dụng những giải pháp công nghệ hàng đầu như trí thông minh nhân tạo, công nghệ học máy, tự động hóa quy trình bằng robot… đã giúp FE CREDIT hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng, bằng cách triển khai các phân tích về dữ liệu mà doanh nghiệp này thu thập được trên các nền tảng công nghệ khác nhau. Đồng thời tạo ra quy trình cho vay thân thiện và định hướng phù hợp với thị trường Việt Nam.Bên cạnh đó, FE CREDIT còn là một trong những công ty tài chính dẫn đầu trong việc xây dựng hệ sinh thái số xung quanh hành vi tiêu dùng của khách hàng.
FE CREDIT liên tục phát triển nhiều nền tảng mới mà cốt lõi của các nền tảng này chính là kết nối các dịch vụ ngân hàng, cho vay, thanh toán và quản lý tài sản cũng như giải pháp bảo hiểm, giải quyết toàn diện các vấn đề tài chính của một khách hàng. Hơn nữa, doanh nghiệp này cũng đã và đang bắt tay với nhiều đối tác là các công ty Fintech hàng đầu như Kuliza, Hyperverge, Genesys, Vymo… để tối ưu hóa các ứng dụng trong hệ sinh thái… với kỳ vọng tăng tỷ trọng của FE CREDIT trong tổng ví chi tiêu của khách hàng.
* Những kỳ vọng trong tương lai Với những thành tựu nói trên cùng sự thành công từ thương vụ M&A này, FE CREDIT được giới tài chính kỳ vọng sẽ tiếp nhận kinh nghiệm phong phú về quản trị rủi ro và phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng từ SMBC, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực này tại Nhật Bản và có nhiều công ty con về tài chính tiêu dùng ở Trung Quốc, Hong Kong(Trung Quốc), Thái Lan. Đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ tận dụng cơ hội này để huy động mới, hoặc cơ cấu lại nguồn vốn huy động hiện tại của mình để có được nguồn vốn rẻ; giúp cải thiện chi phí huy động vốn, NIM, lợi nhuận cũng như khả năng sinh lời. Chia sẻ thêm về sự tham gia của cổ đông lớn SMBC, đại diện FE CREDIT cho biết, về mặt quản lý điều hành sẽ không có quá nhiều thay đổi vì thỏa thuận này cũng đã thể hiện sự tin tưởng của đối tác vào năng lực quản trị và định hướng phát triển của FE CREDIT. Nếu có thay đổi sẽ là những thay đổi tích cực về cải tiến công nghệ, chiến lược số hóa. Đối tác Nhật Bản vốn được biết đến là những người tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong kinh doanh, kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho những chiến lược sắp tới của công ty. Bên cạnh đó, sự hợp tác này cũng là cơ hội để FE CREDIT xem xét và hoàn thiện hóa bộ máy vận hành của mình theo quy chuẩn quốc tế chứ không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường Việt Nam. Nhìn từ thị trường, nhu cầu vay vốn của người dân (đặc biệt là phân khúc khó tiếp cận được tín dụng ngân hàng do những rào cản về hồ sơ vay vốn, tài sản đảm bảo…) luôn ở mức cao, thậm chí được dự báo tăng mạnh vào giai đoạn tái thiết sau đại dịch. Với vị thế dẫn đầu, cùng kinh nghiệm tăng trưởng tại thị trường bản địa, FE CREDIT là sự lựa chọn hợp lý nhất của đối tác nước ngoài đánh dấu bước đầu tại thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam./.- Từ khóa :
- fe credit
- smbc
- nhật bản
- tiêu dùng
- tài chính tiêu dùng
Tin liên quan
-
Tài chính
VPBank hoàn tất thỏa thuận bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho SMBC Group
15:32' - 28/10/2021
Sau 6 tháng kể từ khi VPBank và SMBCCF ký hợp đồng chuyển nhượng vốn vào tháng 4/2021, hai bên đã hoàn thành các bước và thủ tục cần thiết để SMBCCF chính thức nắm giữ 49% vốn điều lệ tại FE Credit.
-
Ngân hàng
FE CREDIT đồng hành cùng năm học mới
10:50' - 06/10/2021
Đây là dịp để các em học sinh, sinh viên có cơ hội đón năm học mới thật hứng khởi với nhiều quà tặng và giải thưởng hấp dẫn với tổng giá trị lên đến gần 9,4 tỷ đồng.
-
Chuyển động DN
FE CREDIT nhận hai giải thưởng quốc tế
17:20' - 16/09/2021
Ngày 16/9, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE CREDIT) vinh dự được tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) trao tặng hai giải thưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Mục tiêu hòa đồng bộ tổ máy số 1 Dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng ngày 19/8
16:08'
Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đang bước vào giai đoạn nước rút với nhiều áp lực về tiến độ và khối lượng thi công.
-
Chuyển động DN
Ứng dụng phần mềm quản lý thí nghiệm tại Trạm biến áp 220kV Kiên Bình
16:05'
Công tác thí nghiệm định kỳ thiết bị là một trong những công tác trọng yếu nhằm đánh giá tình trạng làm việc của các thiết bị điện trong trạm biến áp.
-
Chuyển động DN
Tập trung hoàn thành Dự án TBA 220kV Vũng Áng và đấu nối trong tháng 7/2025
15:59'
Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) Phạm Lê Phú và đoàn công tác vừa đi kiểm tra và đôn đốc tiến độ thi công Dự án Trạm biến áp 220kV Vũng Áng và đấu nối.
-
Chuyển động DN
Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Hoàn thành kéo dây những khoảng néo đầu tiên
20:27' - 03/07/2025
Việc hoàn thành những khoảng kéo dây đầu tiên là cột mốc quan trọng, thể hiện tinh thần ‘vượt nắng thắng mưa’ của đơn vị thi công.
-
Chuyển động DN
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng giữa Đà Nẵng và Osaka (Nhật Bản)
17:54' - 03/07/2025
Việc khai thác đường bay Đà Nẵng đến Osaka một lần nữa đánh dấu nỗ lực của Vietnam Airlines trong chiến lược mở rộng mạng bay tại khu vực Bắc Á.
-
Chuyển động DN
Microsoft sẽ thực hiện đợt cắt giảm nhân sự lớn nhất kể từ năm 2023
15:33' - 03/07/2025
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) cho biết sẽ sa thải hàng nghìn nhân viên, và đây là đợt cắt giảm thứ ba trong vài tháng gần đây.
-
Chuyển động DN
Đà Nẵng đón chuyến bay đầu tiên từ Osaka (Nhật Bản) sau thời gian tạm dừng
14:54' - 03/07/2025
Chuyến bay mang số hiệu VN337 của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), khởi hành từ thành phố Osaka (Nhật Bản) đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng.
-
Chuyển động DN
Đưa vào khai thác tàu biển lớn nhất của Hòa Phát
10:41' - 03/07/2025
Đó là tàu The Momentum 110.000 DWT phục vụ chiến lược mở rộng đội tàu vận tải biển và chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc sản xuất tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất.
-
Chuyển động DN
Châu Âu có thêm “kỳ lân” công nghệ sau cú bắt tay của hai hãng phần mềm
20:05' - 02/07/2025
Hai công ty phần mềm doanh nghiệp là LumApps của Pháp và Beekeeper của Thụy Sỹ ngày 2/7 thông báo thương vụ sáp nhập giữa hai bên sẽ tạo ra "kỳ lân" công nghệ mới với định giá khoảng 1,1 tỷ USD.