CPI bình quân 9 tháng theo hướng tăng dần
Phát biểu tại cuộc Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2018 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức sáng 28/9 tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2018 tăng 0,59% so với tháng trước, tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,2% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 9 tháng năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,57%; CPI quý III năm 2018 tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Thống kê chỉ ra, bình quân 9 tháng năm 2018 CPI biến động theo hướng tăng dần từ mức 2,65% trong tháng 1 lên mức 3,97% trong tháng 9, đặc biệt tăng nhanh ở tháng 6 và tháng 7 lần lượt là 4,67% và 4,46% so cùng kỳ năm trước, bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,35% so với tháng trước. Từ tháng 8/2018 đến tháng 9/2018 tốc độ CPI bình quân đã tăng chậm lại từ 3,53% (bình quân 8 tháng) lên mức 3,57% (bình quân 9 tháng) chỉ tăng 0,04% do mặt bằng giá tháng 8 và tháng 9 năm 2017 ở mức cao. Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh, qua diễn biến chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng năm 2018 cho thấy sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá và sự chủ động của các Bộ, ngành, địa phương trong việc kiểm soát giá cả nên việc kiểm soát lạm phát bình quân năm 2018 ở mức dưới 4% theo chỉ tiêu Quốc hội giao có thể đạt được. Tuy nhiên, trước diễn biến tình hình quốc tế còn nhiều yếu tố rủi ro, khó lường như cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc, căng thẳng chính trị ở khu vực Trung Đông, khủng hoảng tại Thổ Nhĩ Kỳ, nên có thể ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả trong nước các tháng cuối năm. “Do đó, các Bộ ngành, địa phương cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường giá cả, kịp thời đề xuất các giải pháp cho Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”, ông Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh. Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra một số nguyên nhân tác động làm tăng CPI trong 9 tháng, đó là giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế quy định mức khung tối đa giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế tại 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 18,26% làm cho CPI 9 tháng năm 2018 tăng khoảng 0,71% so với cùng kỳ năm trước. Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ, 55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng học phí các cấp học làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục 9 tháng đầu năm 2018 tăng 7% so với cùng kỳ, tác động làm cho CPI 9 tháng năm 2018 tăng khoảng 0,36% so với cùng kỳ. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ ngày 1/1/2018 mức lương cơ sở tăng 90.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2018 theo Nghị quyết số 49/2017/QH17 của Quốc hội ngày 13/11/2017 nên giá một số loại dịch vụ như: dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ sửa chữa, lắp đặt điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình có mức tăng giá từ 2% - 8% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng lương thực tăng 4,09% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,18% (giá gạo tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán và tăng theo giá gạo xuất khẩu). Giá gạo xuất khẩu tăng do nhu cầu gạo tăng từ thị trường Trung Quốc và thị trường các nước Đông Nam Á. Giá thịt lợn tăng 13,51% so với tháng 12 năm 2017 và tăng 5,49% so với cùng kỳ năm trước làm cho CPI chung tăng 0,23% so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng đầu năm 2018, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,76% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,12% do nhu cầu xây dựng tăng cùng với việc giá thép Trung Quốc tiếp tục duy trì ở mức cao nhất trong vòng hơn 5 năm qua. Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng khá mạnh, bình quân giá dầu Brent từ thời điểm 1/1/2018 đến thời điểm 15/9/2018 ở mức 72,49 USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức 52,5 USD/thùng của bình quân 9 tháng đầu năm 2017 tăng 38,08%. Trong nước, giá xăng A5 được điều chỉnh 8 đợt tăng, 3 đợt giảm, tổng cộng tăng 2.440 đồng/lít; giá dầu diezel được điều chỉnh tăng 10 đợt và giảm 4 đợt, tổng tăng 2.960 đồng/lít, làm cho chỉ số giá nhóm xăng dầu bình quân 9 tháng đầu năm 2018 tăng 15,57% so với cùng kỳ góp phần tăng CPI chung 0,69%. Nhu cầu du lịch tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán và các kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và 2/9 nên chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước… Bên cạnh những yếu tố gây tăng giá, trong 9 tháng đầu năm 2018 cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế chỉ số CPI, đó là: giá dịch vụ y tế điều chỉnh giảm theo Thông tư số 15/2018/TT/BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế về việc quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Theo đó, chỉ số giá dịch vụ y tế tháng 7/2018 giảm 7,58% góp phần giảm CPI chung 0,29%. Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; trong đó, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2018 đặt ra dưới 4%, các ngành, các cấp đã và đang tích cực triển khai thực hiện. Theo đó, ngành công thương phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến vào dịp Tết. Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình triển khai quản lý bình ổn giá tại một số địa phương. Về quản lý giá xăng dầu, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương điều hành kinh doanh xăng dầu phù hợp tình hình thị trường thế giới và trong nước góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô. Tính đến ngày 24/9/2018, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã tăng lãi suất hai lần vào tháng 3/2018 và tháng 6/2018 khiến đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền khác, đồng nhân dân tệ mất giá khoảng 5,3% so với đồng đô la Mỹ, tỷ giá VND/USD cũng biến động theo xu hướng tăng. Tuy nhiên, với phương thức điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm với 8 đồng tiền chủ chốt, nên giá đồng USD trong nước vẫn dao động trong biên độ 3%. Giá vàng trong nước biến động cùng xu hướng với giá vàng thế giới, nhu cầu vàng trong nước tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán, ngày Thần Tài nhưng không có tình trạng “sốt vàng” gây bất ổn kinh tế - xã hội./.- Từ khóa :
- tổng cục thống kê
- tăng trưởng kinh tế
- CPI 9 tháng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá để tránh gây tác động tâm lý lên CPI
12:31' - 29/06/2018
Để giữ mức CPI bình quân năm 2017 dưới 4%, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường.
-
Ý kiến và Bình luận
Cần nhiều giải pháp để đảm bảo mục tiêu kiềm chế tăng CPI
18:49' - 31/05/2018
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 tăng 0,55% so với tháng trước. Đây là tháng có CPI tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây.
-
Kinh tế & Xã hội
CPI Thành phố Hồ Chí Minh tháng 3 giảm 0,3%
12:28' - 29/03/2018
Ngày 29/3, Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2018 của thành phố giảm 0,3% so với tháng 2/2018 và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
CPI quý I tăng nhẹ
11:05' - 29/03/2018
Trong quý I năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Lạm phát cơ bản Quý I năm 2018 so cùng kỳ ở mức 1,34% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định./
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03' - 27/11/2024
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30' - 27/11/2024
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24' - 27/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22' - 27/11/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.