CPTPP: Doanh nghiệp Việt rộng cửa đầu tư vào thị trường Canada
Cơ hội đẩy mạnh thương mại hàng hóa và đầu tư vào thị trường Canada đang rộng mở đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại buổi tọa đàm “CPTPP - Cơ hội kinh doanh với Canada?” do Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Vietnam Consulting Group (VCG) tổ chức ngày 28/6.
Ông Bryon Wilfert, Chủ tịch danh dự Canada Trade Link cho biết, nhiều năm qua, hoạt động đầu tư - thương mại giữa Việt Nam và Canada còn hạn chế; trong đó, cản trở nhiều nhất được xem là hàng rào thuế quan.
Tuy nhiên, với việc cùng tham gia CPTPP, Canada gần như dỡ bỏ trở ngại lớn nhất về hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, là cơ hội để doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư.
Việt Nam và Canada có thể hỗ trợ nhau phát triển thị trường cũng như mở rộng quan hệ kinh doanh, hợp tác chặt chẽ bổ sung cho nhau.
Theo ông Bryon Wilfert, CPTPP là hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên và duy nhất đến nay Việt Nam và Canada có thỏa thuận thương mại tự do, tạo căn cứ pháp lý quan trọng hứa hẹn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thương mại và đầu tư của hai nước, nhất là trong bối cảnh hai nền kinh tế có tính bổ trợ cao cho nhau. Canada mong muốn sử dụng CPTPP để đẩy mạnh hợp tác tốt hơn thông qua việc cắt giảm tối đa các loại thuế quan. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Canada cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực; trong đó, bao trùm 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chuyển từ mức thuế MFN trung bình 17% xuống 0%.Có thể nói, thị trường Canada đang mang lại cơ hội “có một không hai” để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là các lĩnh vực mà Việt Nam có thể phát triển mạnh như thủy sản, đồ gỗ, dệt may, giầy dép và hàng nông sản...


Đối với hoạt động đầu tư vào Canada, ông Vince Lalonde, Giám đốc Xuất nhập cảnh - dịch vụ đầu tư của Pace Law Firm cho rằng, CPTPP đã có hiệu lực là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh đầu tư kinh doanh tại thị trường Canada một cách thuận lợi và dễ dàng hơn so với trước đây.
Cụ thể, trước đây nhiều nhà đầu tư khu vực châu Á; trong đó có Việt Nam khi đầu tư vào Canada chủ yếu chọn hình thức đầu tư "thụ động" là đầu tư một khoản tiền cho chính phủ Canada, sau 5 năm sẽ trả được hoàn trả lại đúng số tiền đó để có được thẻ di chú.Ưu điểm cho phương thức đầu tư này theo ông Vince Lalonde là khá an toàn, không bị rủi ro, nhưng điểm yếu thì nhà đầu tư gần như không có lợi nhuận gì cả và nhà đầu tư không phải là người chọn dự án đầu tư mà do Chính phủ Canada lựa chọn.
Tuy nhiên, với CPTPP nhà đầu tư Việt Nam có thể chọn phương thức đầu tư "chủ động" như thành lập công ty, mở chi nhánh hoặc mua lại công ty ở Canada một cách dễ dàng hơn và đây là xu hướng đầu tư mới được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam quan tâm thời gian gần đây. Theo ông Vince Lalonde, việc đầu tư chủ động vào Canada hiện nay có điều kiện dễ hơn trước khá nhiều, không ràng buộc người thành lập công ty, mở chi nhánh, hoặc người chủ doanh nghiệp phải ở Canada đủ thời gian 24 tháng để có thẻ cư trú, hoặc đủ 36 tháng (trong thời gian 5 năm) để có quốc tịch Canada mà chỉ cần người thân gia đình, hoặc nhân viên của công ty có mặt tại Canada đủ thời gian quy định trên là được. Nếu đầu tư theo hướng "thụ động", nhà đầu tư phải đợi 4-6 năm mới có thể có thẻ cư trú tại Canada thì phương thức đầu tư theo hướng "chủ động", gồm tự thành lập công ty kinh doanh, mua lại doanh nghiệp của Canada, mở chi nhánh công ty tại Canada,... nhà đầu tư có thể đi lại hoặc hoạt động tại Canada nhanh hơn khá nhiều, thậm chí chỉ cần 3 - 6 tháng. Với phương thức đầu tư này, yêu cầu duy nhất của Canada là phải thuê một lượng người lao động nhất định là người bản xứ.Đáng chú ý, những cá nhân không phải là chủ doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng đã từng giữ những vị trí về kỷ năng quản lý, kỷ năng về kinh doanh... tại một doanh nghiệp ở Việt Nam, như vị trí trưởng phòng hoặc trưởng bộ phận kinh doanh thì Chính phủ Canada cũng khuyến khích đầu tư kinh doanh.
Tuy nhiên, theo ông Vince Lalonde, Canada là đất nước rất rộng lớn và mỗi địa phương của nước này có những điều kiện, quy định và ưu đãi nhà đầu tư khác nhau, đòi hỏi nhà đầu tư cần phải thuê công ty có kinh nghiệm tư vấn và nắm rõ về pháp luật của nước sở tại của từng địa phương để có thể trao đổi, tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đầu tư ở địa phương nào tại Canada cho phù hợp.Hoặc nhà đầu tư muốn mua lại doanh nghiệp Canada nào đó cũng phải thuê công ty tư vấn để điều tra và có thể kiểm tra chéo về hoạt động của doanh nghiệp này.
Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh hoặc giảm thiểu tối đa các rủi ro khi quyết định đầu tư, trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường bằng cách mở chi nhánh, văn phòng tại Canada, nên trực tiếp đến để khảo sát tính khả thi. Ở chiều ngược lại, Canada cũng xác định Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong các lĩnh vực mà Canada có thế mạnh như công nghệ cao, năng lượng sạch, xử lý nước và mong muốn thông qua Việt Nam đẩy mạnh hợp tác kinh doanh với các thị trường khác của khu vực ASEAN./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ định cơ quan đầu mối triển khai Hiệp định CPTPP
21:29' - 19/06/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định chỉ định các cơ quan đầu mối để triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, văn bản thực thi CPTPP
13:43' - 06/06/2019
Sáng 6/6, sau khi trình bày báo cáo cập nhật tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng và giải trình một số vấn đề, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã trả lời chất vấn của ĐBQH.
-
Doanh nghiệp
Ngành sữa Việt Nam: Cơ hội và thách thức trước thềm CPTPP
21:53' - 31/05/2019
Ngày 31/5, Hiệp hội Sữa Việt Nam và Công ty cổ phần quảng cáo VIETFAIR đã tổ chức hội thảo “Ngành sữa Việt Nam cơ hội và thách thức trước thềm CPTPP".
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ chính sách thuế và thủ tục hải quan khi tham gia Hiệp định CPTPP
15:58' - 28/05/2019
Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
CPTPP sẽ là "cú hích" cho dệt may thâm nhập thị trường Canada
08:28' - 17/05/2019
Ngày 16/5, tại thành phố Montreal, Canada đã diễn ra hội thảo “Dệt may Việt Nam và CPTPP” do Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chủ trì tổ chức.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33'
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32'
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.