Ngành sữa Việt Nam: Cơ hội và thách thức trước thềm CPTPP
Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần 2 tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều ngày 31/5, Hiệp hội Sữa Việt Nam và Công ty cổ phần quảng cáo VIETFAIR đã tổ chức hội thảo “Ngành sữa Việt Nam cơ hội và thách thức trước thềm CPTPP".
Theo đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), thời gian qua, ngành sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tốt và năm 2018, ngành sửa đã tăng trưởng 9% so với năm 2017.
Sau nhiều năm gia nhập WTO, ngành sữa Việt Nam đã có nhiều cơ hội tăng thị phần và phát triển, nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
Nhất là khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, ngành sữa việt Nam cũng sẽ có nhiều cơ hội và đối mặt với thách thức.
Đồng tình với quan điểm này, Tiến sỹ Vũ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội sữa Việt Nam chia sẻ, khi thực thi Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp ngành sữa có cơ hội nhập thiết bị, dây chuyền sản xuất, bò giống, các sản phẩm sữa với thuế suất thấp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đối mặt thách thức đó là lộ trình cắt giảm các mặt hàng sữa, sản phẩm từ sữa nhập về sẽ về 0% nên sữa Việt sẽ cạnh tranh với sữa ngoại.
Để tận dụng tốt cơ hội của Hiệp định CPTPP, các đại biểu cho rằng, các doanh nghiệp nên mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm sữa của mình.
Bởi vì hiện nay, thị trường trong nước của doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế, nhất là mạng lưới phân phối phủ khắp từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa.
Mặt khác, ngoài những sản phẩm truyền thống doanh nghiệp nên phát triển sản phẩm mới nhất là thị trường ngách.
Đó là những sản phẩm sữa vi chất dinh dưỡng, sữa dinh dưỡng y sinh … để phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Nhằm tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp sữa, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, các ngành chức năng nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, kết hợp đổi mới công nghệ, đầu tư vùng chuyên canh tập trung nuôi bò sữa.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần rà soát, kiểm tra giá nhập nguyên liệu, giá nhập khẩu sữa thành phẩm. Đồng thời, trao đổi thông tin với cơ quan hải quan các nước về giá sản phẩm sữa cùng loại.
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cũng nên kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư mới để hạn chế việc sử dụng công nghệ lạc hậu, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tăng cường bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đấu tranh chống hàng lậu, hàng kém chất lượng để đảm bảo cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trong 3 năm qua, mỗi năm Việt Nam đã xuất khẩu từ 250-300 triệu USD các sản phẩm sữa sang 43 nước như Mỹ, Pháp, Canada....
Về nhập khẩu, năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu 963 triệu USD các sản phẩm sữa./.
- Từ khóa :
- CPTPP
- hiệp định CPTPP
- ngành sữa
- ngành sữa việt nam
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Khởi công xây dựng tổ hợp "Resort" bò sữa Organic quy mô 5.000ha tại Lào
18:02' - 24/05/2019
Giai đoạn 1 Tổ hợp “Resort” bò sữa Organic tại Cao nguyên Xiêng Khoảng có diện tích 5000 hécta với 24.000 con bò sữa.
-
Chuyển động DN
Ký kết hợp tác phát triển thị trường sản phẩm sữa Việt Nam tại Trung Quốc
18:25' - 25/04/2019
Lễ ký kết giữa TH và đối tác Trung Quốc là bước đi cụ thể hóa chủ trương hợp tác kinh tế giữa Chính phủ hai nước.
-
Chuyển động DN
Công ty Bò sữa Việt Nam phát triển trang trại chăn nuôi theo hướng chuẩn mực quốc tế
20:27' - 20/04/2019
Công ty Bò sữa Việt Nam là công ty duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp lọt top 100 của bảng xếp hạng này (vị trí thứ 78).
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" Mỹ chi 2 tỷ USD cho trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản
09:16'
Nhà cung cấp phần mềm kinh doanh của Mỹ - ServiceNow có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Nhật Bản trong vài năm tới để mở rộng hoạt động trung tâm dữ liệu và văn phòng tại địa phương.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc tăng mạnh
08:04'
Các công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc đã chứng kiến lợi nhuận ròng kết hợp tăng vọt 13% trong 9 tháng tính từ đầu năm nay nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận đầu tư tăng do lãi suất cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Total tạm ngừng đầu tư vào Adani
07:55'
Tập đoàn dầu khí Total đã tuyên bố sẽ tạm dừng mọi khoản đầu tư mới đối với Tập đoàn Adani, Ấn Độ cho đến khi các cáo buộc hối lộ và gian lận của ban lãnh đạo Tập đoàn này được làm rõ.
-
Doanh nghiệp
63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: "Giếng tổ" của khí công nghiệp
18:41' - 25/11/2024
Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như “Giếng tổ” trong ngành Dầu khí Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Góp sức cho công trường 500kV mạch 3 giúp công nhân PTC3 nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
13:58' - 25/11/2024
Phần thi thực hành của 74 công nhân đã từng tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đều có kết quả vượt trội.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46' - 25/11/2024
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.