Cục diện khó đoán của kinh tế thế giới nửa đầu năm 2018 (Phần 1)
Bên cạnh các cuộc đàm phán nhằm xóa bỏ hàng rào thuế quan đang được đẩy mạnh ở một số nơi trên thế giới như châu Phi, Nam Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU), căng thẳng thương mại đang bùng phát tại một số nền kinh tế lớn của thế giới, mà trong đó điển hình nhất là mối quan hệ tay ba giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Chỉ trong ba tháng đầu năm, Mỹ đã áp thuế mới đối với một loạt hàng hóa nhập khẩu, trong đó có thép, nhôm, máy giặt và pin năng lượng Mặt trời. Đến tháng 5/2018, Washington tiếp tục thông báo quyết định đánh thuế 25% đối với hơn 1.000 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, có giá trị 50 tỷ USD.Để đáp lại, Bắc Kinh cũng đã lên danh sách những mặt hàng Mỹ sẽ chịu thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này không những không làm Mỹ chùn bước mà còn khiến nước này dự định mở rộng danh sách áp thuế hơn nữa đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đánh giá về những tác động vĩ mô của các biện pháp hạn chế thương mại, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng ảnh hưởng trực tiếp là không nhiều bởi 50 tỷ USD hàng hóa phải chịu mức thuế mới của Mỹ chỉ chiếm khoảng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của kinh tế Trung Quốc.Trong khi đó, đối với nước Mỹ, kể cả trong trường hợp Bắc Kinh làm điều tương tự đó là áp thuế đối với 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ thì số hàng hóa này cũng chỉ tương đương khoảng 3% tổng xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm 0,2% GDP.Tuy nhiên, việc đánh giá tác động vĩ mô của các biện pháp thuế quan không chỉ dừng lại ở những ảnh hưởng trực tiếp trong các lĩnh vực liên quan mà còn cả những ảnh hưởng gián tiếp đối với nhiều khía cạnh khác của nền kinh tế.Ví dụ, việc áp thuế đối với thép một mặt có thể hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất thép, do các công ty trong nước giờ đã có cơ hội cạnh tranh tốt hơn với các nhà sản xuất có chi phí thấp ở nước ngoài.Tuy nhiên, đối với những ngành công nghiệp tiêu thụ thép, thuế quan có thể làm tăng chi phí sản xuất và “bóp nghẹt” lợi nhuận của các công ty, thậm chí dẫn đến sa thải nhân công hoặc mức lương thấp hơn. Ngoài ra, giá thép cao có thể tác động đến nền kinh tế vĩ mô thông qua việc đẩy giá tiêu dùng lên cao, từ đó làm giảm nhu cầu của các hộ gia đình nói chung.Bên cạnh đó, sự không chắc chắn và mất niềm tin kinh doanh khi phải đối mặt với bối cảnh chính sách thương mại thay đổi nhanh chóng có thể dẫn đến suy giảm đầu tư ngắn hạn, khi các công ty hoãn các quyết định đầu tư cho đến khi cảm thấy môi trường pháp lý ổn định hơn.Trong trung hạn, hoạt động đầu tư và thương mại suy yếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh mối liên hệ sâu sắc giữa thương mại, đầu tư và tăng trưởng năng suất.Vòng ảnh hưởng của các biện pháp thuế quan còn phụ thuộc vào hiệu ứng lan truyền và phản ứng của phần còn lại thế giới. Các biện pháp hạn chế thương mại có thể làm gián đoạn mạng lưới sản xuất toàn cầu và trong khu vực, vốn đã phát triển trong nhiều thập kỷ nhờ vào các thỏa thuận thương mại khác nhau, gây ra những tác động bất lợi đối với nhiều quốc gia đang phát triển có quy mô nhỏ hơn.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai cảnh báo người lao động Mỹ mất việc nếu Washington áp thuế ô tô
20:28' - 12/07/2018
Nghiệp đoàn của hãng sản xuất ô tô Hyundai Motor Co.(Hàn Quốc) kêu gọi Chính phủ Mỹ đưa hãng sản xuất ô tô Hàn Quốc này ra khỏi danh sách áp thuế 25%.
-
Kinh tế Thế giới
Các nền kinh tế châu Á hợp tác ứng phó với cuộc chiến thuế quan của Mỹ
05:30' - 12/07/2018
Các quốc gia tham gia đàm phán RCEP đều hy vọng thỏa thuận này sớm đạt được tiến triển trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng áp thuế nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tiền tệ biến động sau khi Mỹ đe dọa áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc
16:58' - 11/07/2018
Sau khi Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ sớm áp thuế bổ sung vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm xuống mức gần như thấp nhất trong 11 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Đề xuất áp thuế mới của Mỹ tổn hại tới hệ thống thương mại toàn cầu
10:27' - 11/07/2018
Theo Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Li Chenggang, đề xuất áp thuế mới nhất của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc gây tổn hại tới hệ thống của WTO cũng như quá trình toàn cầu hóa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.