Cục diện kinh tế mới gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với ngành chế tạo Trung Quốc?
Thị trường toàn cầu đang được tổ chức lại và kinh tế Trung Quốc đang hướng tới một cục diện mới. Giữa hàng loạt chủ trương về việc phát triển động lực và thúc đẩy phương thức tiêu dùng mới, những cảnh báo về ngành chế tạo cũng xuất hiện.
Có một số chuyên gia kinh tế Trung Quốc lo ngại về năng lực hoàn thành chức năng của ngành chế tạo nước này trong bối cảnh chuỗi cung ứng được tổ chức lại. Bên cạnh đó cũng có học giả chỉ rõ ngành chế tạo Trung Quốc không chỉ đối mặt với thách thức, mà giới chức trách còn cần hành động để ngăn chặn xu hướng sụt giảm tỷ trọng ngành chế tạo.
Trong bài viết đăng trên tờ Quan sát kinh tế mới đây, Ủy viên Ủy ban Chính sách tiền tệ, đồng thời là chuyên gia tư vấn chiến lược hàng đầu của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Sái Phưởng, cho rằng đại bộ phận nền kinh tế là kinh tế thực thể. Trong đó, ngành chế tạo luôn là yếu tố quan trọng nhất, là bộ phận nền tảng nhất của kinh tế thực thể.
Dẫn tiết lộ của Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Thông tin hóa Trung Quốc Vương Chí Quân vào tháng 11/2020, chuyên gia Sái Phảng cho biết, vào giữa năm 2016, ngành chế tạo trong nước chiếm hơn 32,45% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Nhưng sau đó, tỷ lệ này bắt đầu bước vào xu thế giảm, đến năm 2019 chỉ còn 27,17% GDP, tốc độ suy giảm nhanh hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Theo chuyên gia Sái Phưởng, tỷ trọng ngành chế tạo Trung Quốc đang suy giảm quá sớm, bởi căn cứ vào quy luật phát triển quốc tế, sau khi một quốc gia bước vào hàng ngũ những các nước thu nhập cao thì tỷ trọng ngành chế tạo của nước đó mới mắt đầu giảm.
Nhưng vào năm 2016 khi tỷ trọng ngành chế tạo bắt đầu suy giảm, GDP bình quân của Trung Quốc vẫn cách rất xa so với tiêu chuẩn thu nhập cao. Do đó, việc bảo vệ tỷ trọng ngành chế tạo, ngăn chặn sự suy giảm của sản xuất, tích cực mở rộng nhóm thu nhập trung bình và hỗ trợ kinh tế thực thể phát triển lành mạnh, là rất quan trọng.
Chuyên gia Sái Phưởng cho rằng nguyên nhân khiến tỷ trọng ngành chế tạo Trung Quốc suy giảm trước hết là do sự giảm sút về lợi thế so sánh của ngành chế tạo truyền thống trong nước. Với tư cách là một trung tâm sản xuất, Trung Quốc phụ thuộc vào các ngành thâm dụng lao động và chu kỳ toàn cầu hóa kinh tế trước đây.
Nhưng cùng với sự biến mất của “lợi tức dân số” (Demographic Dividend, đề cập đến sự tăng trưởng trong một nền kinh tế là kết quả của sự thay đổi trong cơ cấu tuổi của dân số một quốc gia), lợi thế so sánh truyền thống bị suy giảm, tỷ trọng ngành chế tạo giảm xuống, tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu chậm lại, mức độ phụ thuộc vào thương mại cũng giảm xuống.
Bên cạnh đó, phải thấy rằng tỷ trọng ngành chế tạo giảm xuống là hiện tượng phù hợp với quy luật. Tỷ trọng ngành chế tạo suy giảm cơ bản xảy ra đồng thời với tăng trưởng kinh tế giảm tốc. Đó là quan hệ nhân quả, cho nên muốn duy trì tăng trưởng kinh tế ở biên độ hợp lý và nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng, điều cần thiết là phải ổn định ngành chế tạo.
Trong khi đó, một chuyên gia kinh tế khác của Trung Quốc là Chu Vận Lai lại cho rằng chính sách tiền tệ mấy năm qua luôn duy trì đà tăng trưởng cao, nhưng tăng trưởng kinh tế lại không đạt tốc độ như kỳ vọng.
Nguyên nhân có nhiều như sự suy giảm của ngành chế tạo, song cũng có thể do ảnh hưởng của môi trường tài chính. Bởi vì việc không ngừng gia tăng lượng cung tiền thường dẫn tới tình trạng là tiền đó được sử dụng để tăng đầu tư cho ngành nghề mới, gây ra sự chèn ép đối với ngành nghề đã có và làm xuất hiện các vấn đề như đầu tư quá mức.
Theo tờ Economic Journal, chuyên gia kinh tế Chu Vận Lai là con trai cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ. Phát biểu nêu trên được ông Chu Vận Lai đưa ra tại Diễn đàn Tài chính Trung Quốc 40 (China Finance 40 Forum) hôm 21/3 với tư cách một chuyên gia tài chính.
Cũng trên diễn đàn này, ông Chu Vận Lai còn cho rằng tình hình ngoại thương Trung Quốc hiện nay vẫn ổn định, song những thách thức từ sự thay đổi trong tương lai của tình hình quốc tế có thể rất lớn và có thể tác động đến cơ cấu ngành nghề. Dẫu thế nào, ngành chế tạo vẫn là năng lực cơ bản cốt lõi nhất, một quốc gia chí ít phải có đủ năng lực chế biến thực phẩm vì đây là nền tảng cơ bản nhất.
Theo ông Chu Vận Lai, điều đó không có nghĩa là Trung Quốc không thể sử dụng chuỗi cung ứng của thế giới, nhưng vào thời điểm then chốt vẫn phải xem bản thân đã có năng lực chế tạo độc lập hay không.
Ông Chu Vận Lai đề xuất thêm rằng rất nhiều vấn đề phức tạp trong ngành chế tạo không thể giải quyết cùng một lúc, do đó cần không ngừng điều chỉnh căn cứ vào tình hình mới, xây dựng một cơ chế có hệ thống để nghiên cứu và thảo luận.
Từ góc độ vĩ mô hơn, xu hướng phát triển kinh tế trong tương lai của Trung Quốc và các vấn đề khác đều cần thiết lập một cơ chế thảo luận dài hạn và có hệ thống hơn, có thể không ngừng phát hiện ra các vấn đề, phát đi cảnh báo và tổ chức cho các bên liên quan tham gia thảo luận và cùng tìm hiểu các phương án giải quyết để đưa ra quyết sách toàn diện cuối cùng./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- lợi tức dân số
- ngành chế tạo trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu hàng mới kết nối với ASEAN
20:02' - 31/03/2021
Ngày 31/3, Tập đoàn Đường sắt Quảng Châu (Trung Quốc) đã đưa vào hoạt động một tuyến tàu hàng mới nối tỉnh Hồ Nam ở miền Trung nước này và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Công nghệ
Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy ngành sản xuất chip
08:00' - 30/03/2021
Bộ Tài chính Trung Quốc và các cơ quan khác có liên quan thông báo, các nhà sản xuất chip nước này có thể được miễn thuế nhập khẩu máy móc và các nguyên liệu thô phục vụ cho lĩnh vực này đến năm 2030.
-
DN cần biết
Trung Quốc chiếm 53% sản lượng nhiệt điện của thế giới trong năm 2020
14:35' - 29/03/2021
Một nghiên cứu dữ liệu toàn cầu công bố ngày 29/3 cho thấy Trung Quốc tạo ra 53% tổng lượng nhiệt điện trên thế giới vào năm 2020, nhiều hơn 9 điểm phần trăm so với 5 năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Bảy “chiến trường” chủ chốt của Trung Quốc trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ
05:30' - 25/03/2021
Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Trung Quốc sẽ tăng với tốc độ trên 7%/năm, tỷ lệ này cao hơn so với 5 năm trước đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.