Cục diện thương mại Mỹ - Trung – Bài cuối: Phản ứng của Trung Quốc
Theo the Economist, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung, các quan chức Trung Quốc đã phản ứng với rào cản thuế quan bằng cách đánh thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ. Nhưng chiến lược này không hiệu quả vì Mỹ ít phụ thuộc hơn nhiều vào nhu cầu từ Trung Quốc so với chiều ngược lại.
Thay vào đó, các chuyên gia thương mại Trung Quốc hy vọng chính phủ nước này sẽ tập trung vào các chính sách trong nước, coi đây là biện pháp chống lại áp lực của Mỹ. Ông Lian Ping, một nhà kinh tế có ảnh hưởng, đã khuyến nghị chính phủ nên tìm cách tăng lương và nhu cầu tiêu dùng. "Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh và cường tráng, bạn mới có thể chống lại những đòn giáng từ bên ngoài", vị chuyên gia này viết. Đây có thể là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc.Chính sách đối với Trung Quốc của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump không chỉ gồm thuế quan. Mỹ và Trung Quốc vẫn đang trong cuộc chiến công nghệ do ông Trump khởi xướng trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên và đã được tiếp tục dưới thời Tổng thống đương nhiệm Joe Biden. Ông Biden đã cố gắng cắt đứt Trung Quốc ra khỏi các nguồn đầu vào cần thiết cho công nghệ tiên tiến, như chất bán dẫn (chip) trí tuệ nhân tạo (AI). Hàng trăm công ty Trung Quốc đã được đưa vào “danh sách đen” các thực thể cần theo dõi của Bộ Thương mại Mỹ và các doanh nghiệp tại cường quốc lớn nhất thế giới được yêu cầu hạn chế giao dịch với các công ty này.Tháng 10/2024, Bộ Tài chính Mỹ ban hành cơ chế kiểm soát đầu tư, nhằm ngăn chặn hầu hết các khoản đầu tư của Mỹ vào AI, chip và máy tính lượng tử của Trung Quốc. Chính quyền của Tổng thống Biden cũng được cho là đang soạn thảo một định nghĩa về các loại chip AI mà các công ty có thể bán cho Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ tới, ông Trump có thể siết chặt hơn nữa.
Các công ty Trung Quốc cũng có thể sớm bị trừng phạt bởi Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC), cơ chế hạn chế khả năng sử dụng đồng USD trong giao dịch.Trung Quốc có khả năng hạn chế trong việc né các cuộc tấn công. Giới chức Trung Quốc đã rót hàng chục tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn, trong nỗ lực xây dựng năng lực tự cung, tự cấp. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ, nhưng Trung Quốc vẫn không sản xuất được những con chip mạnh nhất và chỉ có chưa đến 15% nhu cầu về chip được sản xuất trong nước.
Cường quốc châu Á cũng phụ thuộc vào hệ thống tài chính dựa vào đồng USD. Các giao dịch bằng nhân dân tệ đã tăng trong vài năm gần đây, nhưng hầu hết thương mại quốc tế vẫn sử dụng hệ thống thanh toán xuyên biên giới liên ngân hàng của Hiệp hội Viễn thông liên ngân hàng và Tài chính quốc tế (SWIFT) - mạng lưới thanh toán lớn nhất thế giới và được cho là chịu ảnh hưởng của Mỹ.Trung Quốc có thể sẽ đáp trả. Ví dụ, ngày 1/12/2024, Trung Quốc đưa ra các quy định mới kiểm soát xuất khẩu kép, theo đó tạo ra danh sách các mặt hàng có mục đích sử dụng quân sự phải chịu các hạn chế xuất khẩu. Trung Quốc có thể sử dụng các quy định này để cấm xuất khẩu các khoáng sản cần thiết cho thiết bị công nghệ cao, chẳng hạn như gali và germani mà nước này thống trị sản xuất. Để tăng áp lực, các cơ quan quản lý Trung Quốc có thể xác định các mặt hàng khác mà nước này có thể ngừng xuất khẩu.Các nhà quản lý Trung Quốc muốn nhấn mạnh thiệt hại họ có thể gây ra cho nền kinh tế Mỹ và toàn cầu, nếu cuộc chiến thương mại bị đẩy lên một nấc thang mới. Tháng trước, Trung Quốc sử dụng một công cụ mới “Luật chống trừng phạt nước ngoài” để cắt nguồn cung các loại pin Trung Quốc đối với Skydio, nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất của Mỹ. Luật này có thể được sử dụng để từ chối cung cấp các linh kiện do Trung Quốc sản xuất cho hàng chục công ty Mỹ phụ thuộc vào các linh kiện này. Các công ty Mỹ tại Trung Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng. Hồi tháng 10/2024, một cơ quan trong ngành công nghệ Trung Quốc đã kêu gọi điều tra công ty công nghệ Intel của Mỹ, do những cáo buộc về lỗ hổng bảo mật trong các con chip của công ty này.Bộ Thương mại Trung Quốc gần đây đã sử dụng danh sách "các thực thể không đáng tin cậy" để điều tra PVH, chủ sở hữu các thương hiệu thời trang của Mỹ như Tommy Hilfiger do công ty này tuân thủ Đạo luật của Mỹ về phòng ngừa lao động cưỡng bức và ngừng sử dụng bông từ Tân Cương (Trung Quốc). Dự luật này được ông Marco Rubio (người được ông Trump lựa chọn cho vị trí Ngoại trưởng) bảo trợ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng
15:53' - 06/12/2024
Việc Trung Quốc cấm xuất khẩu một số kim loại quan trọng sang Mỹ được coi là bước leo thang mới trong căng thẳng thương mại - công nghệ giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc quan ngại về việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá sản phẩm quang điện
09:54' - 06/12/2024
Trung Quốc quan ngại về việc Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành phán quyết chống bán phá giá đối với sản phẩm quang điện của một số nước Đông Nam Á, trong đó có Campuchia, Thái Lan...
-
Chuyển động DN
TSMC đàm phán với Nvidia về sản xuất chip AI tại Mỹ
19:27' - 05/12/2024
Công ty sản xuất chất bán dẫn TSMC đang đàm phán với Nvidia về việc sản xuất chip trí tuệ nhân tạo Blackwell tại nhà máy mới ở Arizona, Mỹ. TSMC này đã chuẩn bị khởi động sản xuất vào đầu năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, EU chuyển 50 tỷ USD từ tài sản bị phong tỏa của Nga cho Ukraine
09:36' - 05/12/2024
Ngày 4/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này và Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng chuyển 50 tỷ USD từ các tài sản bị phong tỏa của Nga cho Ukraine trong những tuần tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Fed: Kinh tế Mỹ mạnh hơn so với thời điểm Fed bắt đầu hạ lãi suất
08:24' - 05/12/2024
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết nền kinh tế Mỹ hiện mạnh hơn so với thời điểm Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Điều này đồng nghĩa tiến trình giảm lãi suất của Fed có thể chậm lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận Mỹ-Trung "bơm oxy" cho ngành vận tải biển và bán lẻ trực tuyến
15:11' - 13/05/2025
Thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại luồng sinh khí mới cho ngành vận tải biển container và các nhà bán lẻ trực tuyến.
-
Phân tích - Dự báo
Những tác động khi Mỹ vá lỗ hổng "De Minimis"
06:30' - 13/05/2025
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chịu mức giá cao hơn và nguy cơ giao hàng chậm trễ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chấm dứt miễn thuế đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp từ Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của khoáng sản chiến lược trong định hình trật tự kinh tế quốc tế
05:30' - 13/05/2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều bất ổn, khoáng sản chiến lược đã nổi lên như một yếu tố then chốt, mang cả rủi ro lẫn cơ hội định hình lại trật tự kinh tế quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng về một mạng lưới kết nối thanh toán của Đông Nam Á
06:30' - 12/05/2025
Việc nhanh chóng áp dụng thanh toán kỹ thuật số cũng sẽ góp phần thúc đẩy triển khai Dự án Nexus, một hệ thống thanh toán đa phương của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan Mỹ: Nghịch lý cho ngành dệt may Ấn Độ
05:30' - 12/05/2025
Bức tranh thương mại dệt may toàn cầu đang tạo ra nghịch lý cho Ấn Độ trước bối cảnh thuế quan mới của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Bước chuyển kinh tế mang tính quyết định của Trung Quốc
05:30' - 12/05/2025
Thay đổi kép trong chính sách kinh tế đã được nhìn thấy rõ trong kỳ họp lưỡng hội của Trung Quốc được tổ chức vào tháng 3/2025.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Canada dưới nhiệm kỳ chính phủ mới - Bài cuối: Cuộc chuyển đổi lớn nhất
06:30' - 11/05/2025
Trong bối cảnh mối quan hệ thương mại của Mỹ đã thay đổi, ông Carney cam kết sẽ xây dựng nền kinh tế Canada trở nên kiên cường hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Canada dưới nhiệm kỳ chính phủ mới - Bài 1: Những ưu tiên quan trọng
05:30' - 11/05/2025
Cử tri Canada đã đặt niềm tin vào ông Carney, đánh giá ông là nhà lãnh đạo đủ năng lực để đối phó với những thách thức.
-
Phân tích - Dự báo
Thoả thuận thương mại Mỹ-Anh: Dấu hỏi về tính bền vững
06:30' - 10/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/5 đã ca ngợi "thỏa thuận thương mại to lớn" giữa Mỹ và Anh.