Cuộc cách mạng 4.0: Cơ hội, thách thức cho ngành dệt may
Để giúp các doanh nghiệp chủ động trong hoạch định chiến lược, tận dụng những thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như giảm thiểu các thách thức, ngày 9/7, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp với Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KITECH) tổ chức hội thảo kết nối kỹ thuật số với tên gọi “Sản xuất tốt hơn với sự trợ giúp kỹ thuật số trong ngành dệt may” tại Hà Nội.
Mục đích hội thảo nhằm giới thiệu các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, chia sẻ kiến thức và tăng cường hợp tác trong ngành dệt may giữa Việt Nam và Hàn Quốc và các nước châu Á. Đây là chương trình đào tạo thường niên mà KITECH và VITAS phối hợp tổ chức để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tich VITAS cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghiệp 4.0) với các ứng dụng phổ biến của tự động hóa, Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI)… đang tạo ra cả thách thức và cơ hội lớn cho ngành dệt may.Cụ thể, với việc áp dụng tự động hóa, giảm số lượng lao động trực tiếp, liên kết dữ liệu giữa các thiết bị sản xuất, ngành dệt may sẽ có cơ hội sản xuất xanh, sạch, tiết kiệm các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu tồn kho…Việc áp dụng công nghệ in 3D cho phép tạo ra sản phẩm phù hợp với từng cá thể sử dụng, thỏa mãn tối đa nhu cầu người dùng và qua đó giảm lãng phí cho nhà sản xuất.
Đặc biệt, năng suất lao động cao sẽ tạo cơ hội cho người lao động có thu nhập cao, giúp ngành dệt may Việt Nam bứt phá, thoát ra khỏi bẫy dùng nhiều lao động nhưng lương không cao, lao động không ổn định.Ông Hoàng Xuân Hiệp, đến từ Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội cho rằng, hiện nay, Việt Nam đang duy trì mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu trong những ngành thâm dụng lao động có kỹ năng thấp.Tuy nhiên, tại hội thảo, các đại biểu cũng nhận định, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra thách thức cho ngành dệt may đó là người máy (robot), trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế sức lao động của con người; hoạt động sản xuất, chế tạo trong tương lai sẽ tập trung tại các nước công nghiệp phát triển. Trong cách mạng công nghiệp 4.0, chi phí nhân công và các công đoạn gia công, lắp ráp ngày càng ít quan trọng và dần được thay thế hoàn toàn bởi người máy với chi phí thấp hơn.Theo chương trình hội thảo, ngày 10/7, các đại biểu sẽ tới tham quan Nhà máy dệt may Bảo Minh tại Nam Định./.>>>Dệt may Việt Nam có thể tăng thị phần tại Canada
>>>Làm gì để dệt may Việt Nam tối đa hóa được lợi ích từ EVFTA?
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Big C cam kết mở ngay đơn hàng cho 50 nhà cung cấp hàng dệt may của Việt Nam
16:34' - 04/07/2019
"Big C cam kết ngay trong ngày hôm nay sẽ mở đơn hàng cho 50/200 nhà cung cấp hàng dệt may của Việt Nam" là thông tin được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam-điểm đến đầu tư hấp dẫn nhà đầu tư dệt may Đài Loan (Trung Quốc)
20:10' - 02/07/2019
Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, đặc biệt là thúc đẩy liên kết xây dựng chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến.
-
Doanh nghiệp
Dệt may Việt Nam có thể tăng thị phần tại Canada
07:52' - 02/07/2019
Việc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực là cú hích để hàng dệt may của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Canada.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.