Cuộc cách mạng kinh tế châu Á và tác động đối với thế giới
Cụm từ “công xưởng châu Á” mô tả một trong những thành tựu kinh tế ấn tượng nhất trong lịch sử thế giới. Trong nửa thế kỷ qua, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và gần đây hơn là Trung Quốc đã trở thành những trung tâm sản xuất hàng hóa lớn để sau đó xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây khá giả.
Hàng triệu người châu Á thoát nghèo nhờ việc gia công hàng hóa, và nhiều người trở nên giàu có. Hiện nay, mô hình kinh tế của châu Á đang một lần nữa chuyển dịch, gây ra những ảnh hưởng đối với khu vực và thế giới.
* Làn sóng hội nhập thương mạiSự bùng nổ hoạt động sản xuất kéo dài ở châu Á đã thúc đẩy làn sóng hội nhập thương mại. Năm 1990, 46% thương mại châu Á diễn ra trong khu vực. Đến năm 2021, con số đó đã tăng lên 58%, trở thành lục địa hội nhập nhất sau châu Âu. Khi châu Á trở nên giàu có hơn và các công ty ở đây trở nên hùng mạnh hơn, dòng vốn đầu tư cũng trở nên mang tính khu vực hơn.Trong thập kỷ qua, các công ty châu Á đã trở thành những nhà đầu tư nhiệt tình trong khu vực. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào châu Á của các nhà đầu tư châu Á đã tăng nhanh gần gấp đôi so với các nhà đầu tư phương Tây. Phần lớn trong số đó đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như từ Trung Quốc, và điểm nhận đầu tư là những nước kém phát triển hơn. Kết quả là vào năm 2021, người châu Á sở hữu 59% đầu tư trực tiếp nước ngoài ở châu Á, không bao gồm các trung tâm tài chính Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore, tăng từ mức tương ứng 48% của năm 2010. Trong khi đó, thị phần đầu tư nước ngoài tại châu Á của phương Tây đã sụt giảm rõ rệt.Một bức tranh tương tự xuất hiện từ các dòng tài chính khác. Thị phần cho vay ngân hàng xuyên biên giới của châu Á đã tăng từ mức dưới 40% trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lên 54% hiện nay. Các thể chế tài chính như Ngân hàng Công thương Trung Quốc, tập đoàn tài chính Mitsubishi ufj của Nhật Bản và Ngân hàng United Oversea của Singapore đã mở rộng hoạt động trong khu vực ngay cả khi các nhà cho vay phương Tây có xu hướng rút lui.Những dự án tài chính phát triển mà Mỹ triển khai tại châu Á phần lớn được thực hiện thông qua các ngân hàng đa phương. Các nước châu Á là những người cho vay lớn hơn và cũng là những người cho vay trực tiếp. Từ năm 2015 đến năm 2021, Trung Quốc cam kết đầu tư trung bình 5,5 tỷ USD cho khu vực mỗi năm, so với mức cam kết tương ứng 4 tỷ USD từ Nhật Bản và 2,9 tỷ USD từ Hàn Quốc. Phần lớn cam kết đầu tư này đều đi kèm với điều kiện chuyển giao chuyên môn kỹ thuật.Sự hội nhập châu Á có thể sẽ sâu sắc hơn. Các hiệp định thương mại mới như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã loại bỏ một số rào cản đối với thương mại. Khi chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp hơn, sẽ cần nhiều hoạt động đầu tư xuyên biên giới hơn vào lĩnh vực kho vận (logistics). Ngay cả khi các công ty trong khu vực đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nhiều công ty đang tìm cách thiết lập nhà máy sản xuất ở Ấn Độ hoặc Việt Nam.Quan trọng hơn, số lượng người tiêu dùng ngày càng tăng ở châu Á cũng hối thúc việc đẩy mạnh hội nhập. Hiện nay, phần lớn thương mại trong khu vực châu Á là đầu vào trung gian, được sử dụng để sản xuất hàng hóa thành phẩm chứ không phải là hàng tiêu dùng. Nhưng trong 5 năm tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng các nền kinh tế châu Á mới nổi và đang phát triển có khả năng tăng trưởng 4,5% mỗi năm, nhanh gấp ba lần so với các nước phát triển. Khi người tiêu dùng giàu có hơn, họ sẽ mua nhiều hơn từ các nước láng giềng.Ngày nay, sự chênh lệch về thu nhập trên khắp châu Á là rất lớn, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người hàng năm dao động từ 8.000 USD ở Ấn Độ đến 49.000 USD ở Nhật Bản, được điều chỉnh theo sức mua. Giống như việc hội nhập với Liên minh châu Âu (EU) đã giúp thu nhập ở Đông Âu bắt kịp với thu nhập ở phía Tây Âu, thì việc hội nhập ở châu Á cũng sẽ nâng cao thu nhập ở phía Nam Á và Đông Nam Á. Tiền tiết kiệm của các nước châu Á giàu có và có dân số già hóa đang được sử dụng hiệu quả ở các nước nghèo và có dân số trẻ hơn, nơi đang giúp mang lại sự thịnh vượng đồng thời tạo ra lợi nhuận lành mạnh cho các nhà đầu tư.Thương mại gia tăng sẽ giúp giảm giá hàng hóa cho người tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn sẽ làm giảm chi phí vốn. Vậy hậu quả chính trị là gì? Không giống như ở châu Âu, các mối quan hệ kinh tế sâu sắc hơn ở châu Á không báo trước sự hội nhập chính trị. Dự án châu Âu được thúc đẩy bởi mong muốn tránh một cuộc xung đột lục địa, còn ở châu Á ngày nay không có động lực tương tự. Các nước châu Á rất độc lập và hệ thống chính trị của họ quá đa dạng – từ nền dân chủ tự do đến chế độ chuyên chế bị chiến tranh thiêu đốt – để khiến việc hình thành một Liên minh châu Á trở nên khả thi.* Thịnh vượng xuyên Thái Bình Dương
Mặc dù Mỹ vẫn là nhà đầu tư quan trọng trong khu vực nhưng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của nước này sẽ bị suy giảm. Xét về mặt tương đối, Mỹ đã mất đi ảnh hưởng tài chính đối với châu Á, do đó nước này sẽ thu được ít lợi ích hơn từ sự bùng nổ sắp tới ở châu Á. Hơn nữa, sự ủng hộ đối với các thỏa thuận thương mại tự do đã "bốc hơi" ở cả hai đảng lớn tại Quốc hội Mỹ. Do đó, khi tìm cách xây dựng các liên minh ở châu Á, Mỹ có ít "củ cà rốt" kinh tế hơn để đưa ra so với trước đây.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khu vực này sẽ bị chi phối bởi Trung Quốc, cường quốc trong khu vực. Đúng là Trung Quốc đã đạt được ảnh hưởng đáng kể thông qua sức nặng thương mại khổng lồ và Sáng kiến Vành đai và Con đường. Nhưng nhiều nước châu Á vẫn đang cảnh giác với Trung Quốc, nhất là vì chính sách đối ngoại của nước này ngày càng trở nên khắt khe hơn.Các nền dân chủ châu Á giàu có và trưởng thành như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là đối trọng quan trọng của Trung Quốc. Theo một cuộc khảo sát của Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, viện trợ phát triển lâu dài của Nhật Bản cho Đông Nam Á giúp giải thích tại sao giới tinh hoa trong khu vực cho rằng Nhật Bản là cường quốc đáng tin cậy nhất trong khu vực. Trong khi đó, Hàn Quốc tự hào về quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ nước nhận viện trợ sang nước tài trợ lớn. Và điều đáng nói là cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều thân thiện với Mỹ hơn nhiều so với Trung Quốc.Mặc dù ảnh hưởng kinh tế tương đối của Mỹ đang giảm dần ở châu Á nhưng nước này vẫn có thể tạo ra ảnh hưởng thông qua các đối tác của mình. Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tháng trước, ông Biden đã chào đón Tổng thống Hàn Quốc, Yoon Suk-yeol, và Thủ tướng Nhật Bản, Kishida Fumio; ba nhà lãnh đạo đều tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với một trật tự dựa trên luật lệ./.- Từ khóa :
- hội nhập thương mại
- trung quốc
- rcep
- g20
- châu á thoát nghèo
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế châu Á đối mặt nguy cơ tăng trưởng thấp nhất trong nửa thế kỷ
05:30' - 05/10/2023
Các dự báo cho thấy khu vực châu Á, một trong những động lực tăng trưởng chính của thế giới, sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ cuối những năm 1960.
-
Thị trường
Châu Á: Sự biến chuyển đột ngột trong sản xuất điện
08:20' - 26/09/2023
Sản lượng thủy điện ở châu Á đã giảm mạnh nhất trong nhiều thập kỷ, trong bối cảnh hoạt động sản xuất thủy điện ở Trung Quốc và Ấn Độ sụt giảm.
-
Doanh nghiệp
Các công ty châu Á-Thái Bình Dương chuyển mình đón cơ hội lớn
20:04' - 25/09/2023
Các doanh nghiệp dẫn đầu chuỗi cung ứng có thể bắt đầu lập kế hoạch trước, đảm bảo rằng họ không chỉ tuân thủ các tiêu chuẩn mới mà còn mở ra lợi thế cạnh tranh tiềm năng.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng thủy điện của châu Á giảm mạnh nhất trong nhiều thập kỷ
12:02' - 22/09/2023
Các số liệu được công bố mới đây cho thấy sản lượng thủy điện của châu Á giảm nhanh nhất trong nhiều thập kỷ, trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ ghi nhận giảm mạnh.
-
Ý kiến và Bình luận
ADB: Các nền kinh tế châu Á đối diện rủi ro gia tăng
11:28' - 21/09/2023
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của khu vực châu Á xuống mức 4,7% với nhận định các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á đối diện với rủi ro gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng thương mại toàn cầu – Bài cuối: Nỗ lực đa dạng hóa thương mại toàn cầu
06:30'
Trong bối cảnh bất ổn, các quốc gia gấp rút đa dạng hóa quan hệ thương mại để giảm phụ thuộc vào Mỹ. Từ Đông Nam Á đến châu Âu, nỗ lực này tăng tốc sau thông báo thuế quan ngày 2/4 của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng thương mại toàn cầu – Bài 1: Vai trò của nước Mỹ
05:30'
Bài bình luận trên tờ Financial Times nhận định Mỹ không còn giữ vai trò chi phối trong thương mại toàn cầu như trước đây.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động từ vụ nổ cảng Shahid Rajaee của Iran
06:30' - 29/04/2025
Sự gián đoạn của cảng Shahid Rajaee có thể gây tác động kinh tế và an ninh lớn hơn đối với Iran và các tuyến thương mại trong khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ biến động giá dầu mỏ
05:30' - 29/04/2025
Theo EIA, khó có quốc gia nào vượt qua kỷ lục sản lượng của Mỹ trong tương lai gần, vì chưa nước nào đạt công suất 13 triệu thùng/ngày.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài cuối: Thích nghi với trạng thái “bình thường mới”
06:30' - 28/04/2025
Theo nhật báo Le Figaro, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay, gần như tất cả các khoản đầu tư đều có khả năng bị xem xét giảm xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài 1: Làn sóng cắt giảm đầu tư
05:30' - 28/04/2025
Động thái tăng thuế quan của Mỹ đang tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, có thể dẫn đến biến động lớn về sức tiêu thụ ô tô và nhiều mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng khác nhau.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại EU-Mỹ
06:30' - 27/04/2025
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có động thái mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm "nắn gân" các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khi tuyên bố mức phạt kỷ lục đối với Apple và Meta.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao Mỹ tăng thuế đối với cà chua nhập khẩu từ Mexico?
05:30' - 27/04/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 tuyên bố sẽ áp thuế 20,91% đối với hầu hết cà chua nhập khẩu từ Mexico, với lý do giá cả “không công bằng”.
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30' - 26/04/2025
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.