Cuộc chiến chip leo thang phản ánh tương lai ảm đạm của toàn cầu hóa
Mỹ lôi kéo thành công Nhật Bản và Hà Lan trong việc phối hợp ngăn cản tiềm lực phát triển ngành công nghiệp chip cao cấp của Trung Quốc trong thời gian tới. Điều này phản ánh sự gay cấn trong cuộc đọ sức Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, cũng như tương lai không mấy lạc quan của toàn cầu hóa kinh tế.
Ngành công nghiệp chip là sản phẩm kinh điển của toàn cầu hóa kinh tế, dựa trên sự phân công lao động tỉ mỉ trong dây chuyền sản xuất của nhiều quốc gia trên thế giới, hình thành hệ sinh thái phức tạp cao độ nhưng lại mỏng manh.
Việc loại bỏ một trong những công xưởng và thị trường chủ yếu của thế giới là Trung Quốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của ngành công nghiệp chip, từ đó gây tổn hại cho các bên lợi ích liên quan. Kinh tế thế giới sẽ phải trả giá cho điều này, chất lượng đời sống tiêu dùng của người dân các nước chắc chắn sẽ bị tổn thương. Nhật Bản và Hà Lan đồng ý tham gia vào liên minh trấn áp ngành công nghiệp chip của Trung Quốc dưới sức ép của Mỹ. Điều này có lẽ là cú sốc vô cùng nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp chip và thậm chí là tiềm lực phát triển kinh tế trong tương lai của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Mặc dù chưa có văn bản chính thức nào về thỏa thuận giữa ba nước được công bố nhưng thiết kế nội dung có lẽ dựa vào "Đạo luật CHIPS và Khoa học" của Mỹ có hiệu lực vào tháng 10/2022.Theo dõi phát biểu của các bên đối với giới truyền thông, cho dù là từ nguyên vật liệu, máy móc chính xác, công nghệ sản xuất cho đến hỗ trợ nhân tài, thì ngành công nghiệp chip của Trung Quốc sẽ ngày càng tách rời thế giới trong thời gian tới, khoảng cách công nghệ của Trung Quốc với nước ngoài chắc chắn ngày sẽ càng lớn. Trong tương lai, Trung Quốc chỉ có thể mua chip cao cấp từ thị trường quốc tế, tiến trình phát triển quân sự công nghệ cao sẽ gặp những trở ngại tương ứng.Điều ngày không những đã thiết lập "trần kỹ thuật" cho ngành công nghiệp chip của Trung Quốc, mà còn mở rộng sang việc hạn chế sản xuất thương mại theo quy trình công nghệ đã có hiện nay. Chẳng hạn, Hà Lan không những ngừng bán máy in thạch bản cho Trung Quốc, mà ngay cả linh kiện và bảo trì hậu mãi cũng phải dừng lại.
Điều này đã giải thích tại sao Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã kêu gọi Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra "cùng duy trì sự ổn định của chuỗi sản xuất và cung ứng quốc tế" trong cuộc điện đàm ngày 30/1 sau khi thông tin trên được tiết lộ, với thái độ khá nhã nhặn, phản ánh sự nghiêm trọng của tình hình.
Bên cạnh đó, Mỹ gia tăng sức ép, phát đi thông tin đang xây dựng chính sách cắt đứt nguồn cung đối với "ông lớn" công nghệ truyền thông Huawei của Trung Quốc, bao gồm các dự án thiết bị 4G hiện có, Wifi6 và Wife7, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán hiệu năng cao (HPC) và điện toán đám mây.
Tại lễ khởi công nhà máy ở Mỹ vào cuối năm 2022, nhà sáng lập TSMC Trương Trung Mưu phát biểu nhấn mạnh "toàn cầu hóa dường như đã chết". Quan sát cụ thể từ ngành công nghiệp chip có thể hiểu được hàm ý của câu nói này. TSMC đến Mỹ xây dựng nhà máy dưới sức ép vô cùng mạnh từ Mỹ, đồng thời vì lý do này mà họ thậm chí phải chuyển một bộ phận nhân tài kỹ thuật tương ứng từ Đài Loan (Trung Quốc).TSMC đại diện cho Đài Loan trong chuỗi công nghiệp chip toàn cầu và chiếm một vị trí quan trọng thông qua việc tối ưu hóa hiệu quả sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, nếu tách rời sự hợp tác của các nước khác, Đài Loan cũng không thể độc lập sản xuất chip. Sản xuất chip rất phức tạp và chỉ dựa vào toàn cầu hóa mới có thể thực hiện được, bởi không quốc gia nào có tất cả công nghệ và nguyên liệu trong hệ sinh thái đặc biệt này.
Do đó, việc loại trừ Trung Quốc chỉ có thể là cục diện cùng thua. Đương nhiên, xét về góc độ hiệu quả kinh tế thì quả đúng như vậy, nhưng đáng tiếc cuộc đọ sức nước lớn hiện nay đã làm đảo lộn các giá trị hiện có, những cân nhắc về an ninh quốc gia hiện đã vượt quá cân nhắc hiệu quả trong sản xuất kinh tế.Mặc dù việc trấn áp ngành công nghiệp chip của Trung Quốc cũng gây tổn hại đối với lợi ích của các nhà sản xuất của Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan, cũng như người tiêu dùng toàn cầu, nhưng tính toán "Trung Quốc sẽ thê thảm hơn" đã áp đảo tất cả, đặc biêt là đòn đánh đối với ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc.Bên cạnh hiệu quả kinh tế và sản xuất, một cái giá lớn khác của việc loại trừ Trung Quốc là cản trở sự chia sẻ tri thức và thành tựu nghiên cứu khoa học trên toàn cầu. Kinh nghiệm hàng thập kỷ sau cuộc Chiến tranh lạnh cho thấy bên cạnh động lực tạo ra của cải hiệu suất cao, toàn cầu hóa còn đẩy nhanh tiến trình phát triển khoa học và công nghệ do sự trao đổi chặt chẽ giữa giới trí thức ở các quốc gia khác nhau, xây dựng vòng tuần hoàn tích cực để thúc đẩy tiến bộ kinh tế.Việc tách khỏi Trung Quốc không chỉ cắt đứt thị trường khổng lồ, mà còn loại bỏ nhiều tài năng nghiên cứu khoa học xuất sắc của Trung Quốc. Tuy nhiên, cùng với việc xói mòn lòng tin lẫn nhau giữa Trung Quốc và nước ngoài, cạnh tranh và thậm chí là đối đầu ý thức được tăng cường, nên rất khó để khôi phục lại các giao lưu và hợp tác trước đây.Mặc dù toàn cầu hóa "dường như đã chết", nhưng suy cho cùng vẫn chưa đến mức tuyệt vọng. Trường hợp của ngành công nghiệp chip chứng minh rằng hợp tác toàn cầu có lợi cho cả hai, ngược lại đối đầu lại gây tổn hại cho cả hai. Động thái này của Mỹ có lẽ là để bóp nghẹt sự phát triển quân sự của Trung Quốc, tuy nhiên thị trường tiêu dùng của các nước cũng bị vạ lây.Trong bối cảnh công nghệ ngày càng trở nên phổ biến cho mục đích quân sự và dân sự, việc cắt đứt cả hai là điều không dễ dàng. Ngược lại, điều này cũng chứng tỏ tính tất yếu của toàn cầu hóa kinh tế, bởi hy sinh hiệu quả sản xuất đồng nghĩa với làm suy giảm chất lượng cuộc sống.Vì vậy, các quốc gia phải nỗ lực sửa chữa và thúc đẩy phân công lao động, hợp tác trong chuỗi sản xuất toàn cầu./.- Từ khóa :
- bán dẫn
- chip bán dẫn
- liên minh bán dẫn
- mỹ
- trung quốc
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai ngành công nghiệp bán dẫn thế giới trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung
06:30' - 08/02/2023
Những năm gần đây, ngành công nghiệp bán dẫn trở thành điểm nóng cạnh tranh của các cường quốc công nghệ toàn cầu, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Công nghệ
Liên doanh chip bán dẫn của Nhật Bản cần 54 tỷ USD để sản xuất hàng loạt
08:55' - 03/02/2023
Liên doanh sản xuất chip bán dẫn Rapidus, doanh nghiệp một phần vốn nhà nước của Nhật Bản, cần khoảng 54 tỷ USD để sản xuất hàng loạt loại chip xử lý theo công nghệ tiên tiến nhất vào khoảng năm 2027.
-
Công nghệ
Các nước Bắc Mỹ sẽ củng cố ngành bán dẫn của khu vực
09:56' - 22/01/2023
Theo tuyên bố của Nhà Trắng, Mỹ, Mexico và Canada sẽ triển khai các bước nhằm củng cố ngành bán dẫn của khu vực Bắc Mỹ, khi các nước nỗ lực giải quyết bất đồng về chính sách năng lượng của Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản và Mỹ đồng thuận về hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng và chất bán dẫn
06:30' - 13/01/2023
Khi các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ quan chính phủ và doanh nghiệp tăng nhanh chóng, Nhật Bản nỗ lực kiểm soát nguy cơ để lộ lọt thông tin mật và phòng ngừa các cuộc tấn công gây hại hệ thống.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.