Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Vẫn chưa thấy hồi kết
Theo nội dung bài viết được đăng trên trang mạng dailymaverick.co.za,, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua ở Osaka (Nhật Bản), Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại, nhưng con đường chấm dứt cuộc chiến này vẫn còn chưa rõ ràng.
Bài viết phân tích về những khả năng có thể xảy ra ở giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, trong đó tác đánh giá Trung Quốc vẫn kiên trì chính sách cải cách và mở cửa 40 năm qua, nhưng để tiếp tục tiến trình này, cường quốc châu Á cần tìm cách điều tiết căng thẳng leo thang với Mỹ và tránh sự tái cấu trúc tốn kém - và có khả năng tàn phá - đối với nền kinh tế toàn cầu.
Suy cho cùng, hai nhà lãnh đạo này đã đạt được một thỏa thuận tương tự như tại Hội nghị thượng đỉnh G20 trước đó tại Buenos Aires (Argentina) vào tháng 12/2018 và những cuộc đàm phán đó cuối cùng đã thất bại, nhất là vì ông Trump đã nhầm lẫn thái độ hòa giải của Trung Quốc.
Liệu Tổng thống Trump có phạm sai lầm tương tự trong lần này hay không? Trong mọi trường hợp, rất đáng để dự đoán trong thời gian tới, cuộc chiến thương mại có thể diễn ra như thế nào và Trung Quốc có thể làm những gì để bảo vệ chính mình.
Trong tương lai gần, thuế nhập khẩu có thể vẫn ổn định, không leo thang thêm cũng không bị đẩy lùi. Với thỏa thuận tại Osaka, ông Trump chưa thực hiện đe dọa áp thuế bổ sung đối với hàng xuất khẩu trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc.
Nhưng cam kết này không đảo ngược các biện pháp trong quá khứ, chẳng hạn như tăng thuế suất từ 15% lên 25%, đối với hàng xuất khẩu trị giá 200 tỷ USD được chính quyền Trump áp dụng sau khi vòng đàm phán cuối cùng hồi tháng Năm vừa qua bị đổ vỡ.
Mặc dù các mức thuế này chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc, nhưng tác động của các biện pháp trừng phạt trên có thể gia tăng theo thời gian. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ có nhiều khả năng thuyết phục Mỹ loại bỏ các mức thuế này, hay ít nhất không nâng thêm nữa, nếu cường quốc châu Á không thực hiện trả đũa bằng cách áp dụng mức thuế quan riêng.
Thay vào đó, Trung Quốc nên tập trung vào việc giảm thặng dư thương mại song phương với Mỹ theo các điều khoản riêng. Rõ ràng là các mức thuế quan mà ông Trump đưa ra đã gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng của Mỹ hơn là đối với phía Trung Quốc.
Ngày càng có nhiều tiếng nói phản đối cuộc chiến thương mại do ông Trump phát động tại chính nước Mỹ. Chẳng hạn, Phòng Thương mại Mỹ - một trong những chủ thể tham gia vận động hành lang lớn nhất của Mỹ - đã kêu gọi đảo ngược tất cả các mức thuế áp đặt trong 2 năm qua.
Giữa lúc chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020 đang diễn ra, điều mạo hiểm nhất ông Trump có thể làm là khơi dậy sự phản đối trong chính cơ sở chính trị của đảng Cộng hòa, chứ đừng nói đến việc mạo hiểm đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.
Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại đã lan sang lĩnh vực đầu tư xuyên quốc gia. Trong những năm gần đây, chi phí sản xuất của Trung Quốc tăng cao khiến nhiều công ty nước ngoài - và ngày càng nhiều hơn, thậm chí cả các công ty Trung Quốc - chuyển hoạt động sang các nước có chi phí thấp hơn như Việt Nam và Thái Lan.
Cuộc chiến thương mại đang đẩy nhanh quá trình chuyển dịch này. Chính quyền Trump muốn các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc. Trung Quốc phải thuyết phục các công ty này ở lại. Điều này nghĩa là Trung Quốc cần cải thiện môi trường đầu tư, bao gồm việc phúc đáp các khiếu nại hợp pháp của các công ty nước ngoài, tăng cường bảo vệ tài sản trí tuệ và rộng hơn, tăng cường tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Nhưng áp lực đối với Trung Quốc không dừng lại ở đó. Mỹ cũng mong muốn loại trừ các công ty công nghệ cao của đối thủ ra khỏi các chuỗi giá trị toàn cầu. Gần đây, ông Trump tuyên bố sẽ cho phép các công ty Mỹ tiếp tục mua bán với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, sau chiến dịch kéo dài nhiều tháng chống lại công ty này.
Nhưng vẫn rất khó có khả năng chính quyền Trump – vốn đã đảo ngược chính sách gây hấn tương tự đối với công ty Trung Quốc ZTE năm ngoái - sẽ từ bỏ nỗ lực bóp nghẹt các ngành công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc.
Trung Quốc có 3 lựa chọn. Đầu tiên, nước này có thể khuất phục trước áp lực của Mỹ để rút khỏi chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ hai, Trung Quốc vẫn có thể cam kết hội nhập, hy vọng rằng nhờ các mối liên kết hiện có, các biện pháp trừng phạt đối với các công ty công nghệ cao của Trung Quốc cũng sẽ làm tổn thương các đối tác Mỹ (như Qualcomm) khiến chính quyền Trump lùi bước.
Lựa chọn thứ ba là tập trung vào việc hỗ trợ các công ty công nghệ cao trong nước nỗ lực củng cố vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển các kế hoạch dự phòng.
Trung Quốc cũng phải chuẩn bị cho khả năng cuộc chiến thương mại sẽ leo thang thành cuộc chiến tiền tệ. Nếu đồng Nhân dân tệ (NDT) chịu đựng được áp lực phá giá và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc không can thiệp - và không nên can thiệp - để ổn định giá trị so với đồng USD, Mỹ có thể quy kết Trung Quốc thao túng tiền tệ. Thật không may, Trung Quốc có rất ít khả năng để điều tiết vấn đề này.
Triển vọng của Trung Quốc trong đối phó với các biện pháp trừng phạt tài chính, vốn được dự đoán là sẽ được chính quyền Trump sử dụng thường xuyên hơn, cũng không mấy sáng sủa hơn.
Tháng trước, một thẩm phán Mỹ đã phán quyết 3 ngân hàng lớn của Trung Quốc có hành vi coi thường tòa án vì từ chối cung cấp bằng chứng trong cuộc điều tra liên quan đến các vi phạm trừng phạt đối với Triều Tiên. Phán quyết trên phớt lờ thực tế rằng theo luật pháp Trung Quốc, mọi yêu cầu đối với hồ sơ ngân hàng cần được thực hiện thông qua hiệp định hỗ trợ pháp lý giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các cơ hội giải quyết những tranh chấp như vậy là rất mong manh. Do đó, các tổ chức tài chính Trung Quốc cần chuẩn bị cho nhiều rắc rối hơn nữa, bao gồm nguy cơ bị đưa vào danh sách đen - nghĩa là bị tước quyền sử dụng đồng USD và các dịch vụ quan trọng như dịch vụ nhắn tin tài chính của Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (Swift) và Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng quốc tế (Chips). Rất ít công ty có thể tồn tại trước biện pháp trừng phạt này.
Một ngân hàng Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách Tài khoản đại lý hoặc tài khoản phải trả bị trừng phạt (Capta), nghĩa là ngân hàng này không thể mở tài khoản đại lý hoặc tài khoản phải trả tại Mỹ. Trung Quốc phải chuẩn bị cho điều tồi tệ hơn có thể xảy ra.
Trong trường hợp này, Chính phủ Trung Quốc có rất ít lựa chọn, nhưng nước này có thể đẩy mạnh các nỗ lực pháp lý để bảo vệ lợi ích của các ngân hàng Trung Quốc, đồng thời khuyến khích các tổ chức tài chính Trung Quốc tuân thủ các quy định tài chính của Mỹ một cách cẩn trọng nhất. Trung Quốc cũng nên tiếp tục thực hiện quốc tế hóa đồng NDT, bất chấp chặng đường dài phía trước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G20: Lãnh đạo Mỹ-Trung hy vọng hội đàm song phương thành công
16:42' - 28/06/2019
Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đều hy vọng hội đàm song phương giữa hai nước bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản sẽ thành công.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G20: Không giải quyết được vấn đề toàn cầu nếu thiếu hợp tác Mỹ Nhật
11:44' - 28/06/2019
Theo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, sự hợp tác Mỹ - Nhật sẽ đem lại kết quả cho hội nghị thượng đỉnh G20 và các vấn đề toàn cầu sẽ không thể giải quyết nếu thiếu sự hợp tác của hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ phàn nàn về vấn đề thương mại trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20
07:39' - 28/06/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cập tới mức thặng dư thương mại hàng hóa to lớn của Nhật Bản và các nước đồng minh khác với Mỹ trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20.
-
Kinh tế Thế giới
Nhân tố Mỹ-Trung sẽ chi phối Hội nghị G20
19:42' - 27/06/2019
Hội nghị thượng đỉnh G20 được dự báo là sự kiện “sóng gió” thương mại khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đe dọa đánh thuế hơn nữa đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này