"Cuộc chơi" dầu mỏ của Saudi Arabia và Mỹ
Dầu mỏ vẫn là một trong những mặt hàng quan trọng nhất của kinh tế thế giới và những thay đổi về giá dầu sẽ ảnh hưởng không chỉ đến kinh tế mà còn làm thay đổi quyền lực chính trị.
Quyết định tăng sản lượng dầu của Saudi Arabia vào cuối năm ngoái báo hiệu những biến động có thể xảy ra trên thị trường thế giới. Đối với các nước xuất khẩu dầu như Nga, điều này có thể đồng nghĩa với việc thiếu hụt ngân sách và gia tăng áp lực kinh tế. Ngược lại, các nước nhập khẩu dầu, đặc biệt là ở Trung Âu, có thể nhận thấy cơ hội giảm chi phí và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.Ngoài ra, Nga có thể phải đối mặt với những vấn đề tương tự như những vấn đề mà Liên Xô từng gặp phải vào những năm 1980. Nga phải dựa vào xuất khẩu năng lượng để duy trì giá trị đồng nội tệ và phải vật lộn với áp lực ngân sách. Doanh thu từ dầu mỏ là nguồn thu chính của ngân sách Nga. Theo Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov, dầu mỏ dự kiến sẽ chiếm 27% tổng thu nhập của đất nước vào năm 2025. Chính phủ Nga đang xây dựng ngân sách dựa trên mức giá dầu dự kiến là 70 USD/thùng. Nếu giá giảm đáng kể, Nga sẽ phải đối mặt với tổn thất nghiêm trọng.Ngược lại, các nước Trung Âu chủ yếu là các nước nhập khẩu dầu mỏ. Đối với họ, giá thấp hơn có thể giảm bớt áp lực ngân sách. Các quốc gia như Slovakia và Hungary vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ từ Nga, nhưng nguồn cung toàn cầu ngày càng tăng mang đến cơ hội giảm sự phụ thuộc đó. Sự thay đổi này có thể gây ra những tác động chính trị, khi các nhà lãnh đạo, đặc biệt là Thủ tướng Hungary Viktor Orban, có thể cân nhắc các lựa chọn giữa việc tiếp tục phụ thuộc vào Nga hay chuyển sang các đối tác mới như Mỹ.
Ý định tăng cường khai thác nhiên liệu hóa thạch của ông Trump cũng có thể mang lại cho đại diện của một số nước Trung Âu một giải pháp thay thế và không thể loại trừ việc Thủ tướng Orban cuối cùng có thể đưa ra quyết định nghiêng về nguyên liệu thô của Mỹ.
Nếu các quốc gia sản xuất dầu lớn như Saudi Arabia hay Mỹ tăng sản lượng, sức mạnh của Nga trên thị trường năng lượng thế giới có thể bị ảnh hưởng. Trong nhiều năm, Saudi Arabia đã cố gắng giữ giá dầu ở mức cao, nhằm đạt mục tiêu 100 USD/thùng. Kể từ năm 2014, những tác động địa chính trị từ chính sách dầu mỏ của Saudi Arabia đã được xem xét kỹ lưỡng, nhưng cam kết giữ giá cao của quốc gia này vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên theo Financial Times, cách tiếp cận này đã thay đổi đáng kể vào tháng 9/2024, khi Saudi Arabia bắt đầu ưu tiên thị phần hơn là ổn định giá cả.
Bắt đầu từ tháng 12/2024, Saudi Arabia có kế hoạch tăng sản lượng thêm 83.000 thùng/ngày và bổ sung tổng cộng 1 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2025. Động thái này gợi nhớ đến chiến lược của họ vào giữa những năm 1980, khi sản lượng tăng tương tự góp phần khiến giá dầu toàn cầu sụt giảm.Giống như ở Nga ngày nay, lĩnh vực dầu mỏ mang lại nguồn thu đáng kể ở Liên Xô. Từ năm 1970 đến năm 1973, ngành công nghiệp dầu mỏ chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư trong tất cả các lĩnh vực. Đến năm 1986, tỷ lệ này đã tăng lên 19,5%. Nền kinh tế Liên Xô phụ thuộc vào sản xuất dầu mỏ nên dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả. Kể từ năm 1979, hầu hết các nước trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đều đồng ý cắt giảm sản lượng và tăng giá dầu. Nhưng theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), những nỗ lực này không thật sự mang lại hiệu quả.Ngoài ra, do các thành viên không tuân thủ thỏa thuận này một cách nhất quán, Saudi Arabia cuối cùng đã bán dầu tràn ngập thị trường, khiến giá dầu giảm mạnh vào năm 1986, khi giá chạm đáy khoảng 10 USD/thùng.Liên Xô khi đó gặp áp lực kinh tế, làm suy yếu đồng tiền và nền kinh tế của Liên Xô. Bên cạnh đó, trong hơn một thập kỷ, giá dầu trung bình đã giảm một nửa, từ mức trung bình 31,5 USD/thùng (giai đoạn tháng từ 1/1979 đến tháng 1/1986) xuống còn 16,3 USD/thùng (giai đoạn từ tháng 2/1986 đến tháng 7/1990).
Quan điểm cho rằng giá dầu giảm đóng vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của Liên Xô đang được tranh luận rộng rãi. Tuy nhiên, những điểm tương đồng với tình hình địa chính trị ngày nay rất đáng chú ý. Mặc dù chưa có sự hợp tác chính thức nào giữa Mỹ và Saudi Arabia được công bố, nhưng sự gia tăng sản xuất của Vương quốc này và những nỗ lực có thể có của Mỹ nhằm tăng sản lượng có thể phản ánh những áp lực kinh tế hồi những năm 1980.Và việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng cũng gây chú ý. Chính quyền của ông Trump cũng có thể tăng cường sản xuất dầu trong nước. Ứng cử viên Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã đề xuất tăng sản lượng dầu thêm 3 triệu thùng mỗi ngày.Và giá dầu cũng có thể giảm với sự tham gia của Venezuela, quốc gia có trữ lượng đã được chứng minh là lớn nhất thế giới, nhưng sản lượng ở đó còn hạn chế.Tin liên quan
-
Thị trường
IEA hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
18:45' - 15/01/2025
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 15/1 đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2025 ở mức 20.000 thùng/ngày xuống 1,06 triệu thùng/ngày.
-
Doanh nghiệp
Tham vọng của các công ty năng lượng Mặt trời Trung Quốc
08:14' - 15/01/2025
Hiện nay, một số công ty Trung Quốc vẫn đang tìm kiếm chỗ đứng tại thị trường năng lượng Mặt trời của Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Nhà sản xuất amoniac lớn nhất của Đức đóng cửa một nhà máy do chi phí năng lượng cao
08:34' - 14/01/2025
SKW Piesteritz cắt giảm sản lượng và đóng cửa một trong hai nhà máy sản xuất amoniac trong thời gian không xác định, do tình hình thị trường khó khăn và các điều kiện cơ bản do chính trị chi phối.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ trừng phạt quy mô lớn với lĩnh vực năng lượng của Nga
08:20' - 11/01/2025
Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/1 đã công bố các biện pháp trừng phạt quy mô lớn nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga, trong đó có việc đưa vào danh sách trừng phạt 183 tàu chở dầu và 2 tập đoàn dầu khí lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Những yếu tố định hình thị trường dầu mỏ trong tương lai
16:04' - 27/12/2024
Năm 2024 khép lại với nhiều diễn biến đáng chú ý trên thị trường dầu mỏ, từ những biến động mạnh mẽ về giá cả đến các thay đổi trong cấu trúc cung cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược khoáng sản quan trọng của ASEAN
05:30'
Việc điều hướng nỗ lực hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đòi hỏi khả năng lắp đặt và triển khai các công nghệ sạch, cũng như quá trình khử carbon trong các lĩnh vực phát thải lớn.
-
Phân tích - Dự báo
Nhận định trái chiều của OPEC và IEA về thị trường dầu
11:24' - 16/01/2025
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và OPEC ngày 15/1 dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2026 sẽ tăng với tốc độ tương tự như năm 2025.
-
Phân tích - Dự báo
7 lý do khiến Indonesia vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu dầu
06:30' - 16/01/2025
Tiêu thụ nhiên liệu của Indonesia tiếp tục tăng theo từng năm do dân số tăng và kinh tế mở rộng. Ngành vận tải, với số lượng xe cơ giới ngày càng tăng, là lĩnh vực có mức tiêu thụ nhiên liệu lớn.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên mới của hợp tác chiến lược Mỹ-Nhật
05:30' - 16/01/2025
Bài viết trên “Diễn đàn Đông Á” cho rằng khi cựu Thủ tướng Fumio Kishida đến thăm Washington tháng 4/2024, ông và Tổng thống Joe Biden đã ăn mừng "kỷ nguyên mới của hợp tác chiến lược Mỹ-Nhật".
-
Phân tích - Dự báo
Nguyên nhân khiến xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và ASEAN tăng vọt
06:30' - 15/01/2025
Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ về xuất khẩu trong tháng 12/2024.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều thách thức chờ đợi nền kinh tế Thái Lan trong năm 2025
05:30' - 15/01/2025
Theo trang Thaipbsworld.com số ra mới đây, triển vọng kinh tế Thái Lan năm 2025 cho thấy tiềm năng tăng trưởng, nhưng cũng đang bị cản trở bởi những thách thức tiềm ẩn.
-
Phân tích - Dự báo
"Sân chơi" mới của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
06:30' - 14/01/2025
Bài phân tích mới đây trên Fulcrum nhận định, các thành viên ASEAN nên tìm kiếm sức mạnh tập thể và trông cậy vào cộng đồng của chính mình để vượt qua thách thức trong những năm tới.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp mũi nhọn của Australia
05:30' - 14/01/2025
Theo tạp chí The Conversation, một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ lý do vì sao người nông dân chăn nuôi bò sữa ở Australia đang dần rời bỏ ngành nông nghiệp mũi nhọn mà họ đã theo đuổi từ rất lâu.
-
Phân tích - Dự báo
Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu
10:17' - 13/01/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.