Kinh tế Trung Quốc: Những điểm sáng và thách thức tiềm ẩn
Nền kinh tế Trung Quốc trong nửa đầu năm nay đã cho thấy sự tăng trưởng đáng chú ý, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 5,2% trong quý II/2025 và tăng 5,3% trong nửa đầu năm, vượt dự báo của thị trường. Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng này là những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sự yếu kém của nhu cầu nội địa và những bất ổn từ môi trường thương mại toàn cầu, đòi hỏi Bắc Kinh phải tiếp tục đưa ra các chính sách kích thích kinh tế. Các chuyên gia kinh tế nhìn chung dự đoán đà tăng trưởng này có thể chậm lại đáng kể trong nửa cuối năm 2025.
Những điểm sáng từ lĩnh vực sản xuất và xuất khẩuTheo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 15/7, GDP của đất nước này đã tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước trong quý II/2025, dù thấp hơn một chút so với mức 5,4% của quý I/2025 nhưng lại cao hơn dự báo của các hãng tin như Reuters và Bloomberg. Ông Thịnh Lai Vận, Phó Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia, mô tả rằng nền kinh tế Trung Quốc đã "vượt qua sức ép và vượt khó tiến lên, nhìn chung vận hành ổn định và có chiều hướng tốt" trong nửa đầu năm. Bài viết của tờ New York Times cũng ghi nhận rằng kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng ổn định trong quý II/2025, được củng cố bởi đầu tư trong nước vào các nhà máy và các dự án lớn, cùng với dòng chảy xuất khẩu liên tục ra toàn cầu. Một số nhà phân tích đã bắt đầu nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong cả năm 2025.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực. Giá trị gia tăng công nghiệp trong tháng 6/2025 đã tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo của các nhà kinh tế. Xuất khẩu và thương mại được coi là những yếu tố cốt lõi thúc đẩy GDP của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay. Mặc dù xuất khẩu sang Mỹ có dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn ở mức thấp sau khi hai nước đạt được thỏa thuận "đình chiến". Trung Quốc đã tăng cường xuất khẩu sang các quốc gia khác, đặc biệt là Đông Nam Á, châu Âu và châu Phi. Điều này cho thấy khả năng linh hoạt của các nhà sản xuất Trung Quốc trong việc tìm kiếm thị trường mới. Đầu tư vào các nhà máy cũng đang bùng nổ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, và việc xây dựng nhanh chóng các nhà máy cùng tuyến đường sắt cao tốc đã bù đắp cho sự sụt giảm trong phát triển bất động sản.
Thách thức từ sức mua nội địa và thị trường bất động sảnMặc dù có những điểm sáng, nhu cầu nội địa yếu kém vẫn là một gánh nặng lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc. Tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trong tháng 6/2025 chỉ tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, chậm hơn đáng kể so với tháng 5/2025, cho thấy đà tiêu dùng đang chậm lại vượt quá dự đoán của thị trường. Tiêu dùng là động lực chính cho tăng trưởng GDP của Trung Quốc, với chi tiêu tiêu dùng cuối cùng đóng góp 52% vào tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm nay. Doanh số bán một số mặt hàng như đồ uống, thuốc lá, rượu bia và mỹ phẩm đã giảm trong tháng 6/2025, và tốc độ tăng trưởng của dịch vụ ăn uống cũng chậm lại. Ông Thịnh Lai Vận cũng thừa nhận rằng "nhu cầu hiệu quả trong nước chưa đủ, và nền tảng cho sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế cần được củng cố thêm".
Thị trường bất động sản tiếp tục là một điểm yếu khác. Đầu tư phát triển bất động sản đã giảm 11,2% trong nửa đầu năm nay, cho thấy thị trường này tiếp tục thu hẹp. Sự sụt giảm của thị trường nhà đất ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu tiêu dùng. Ông Tommy Xie từ ngân hàng OCBC lưu ý rằng sự phục hồi yếu của bất động sản đang trở thành lực cản đối với nền kinh tế. Tình trạng giá cả giảm trên diện rộng, hay còn gọi là giảm phát, cũng đang diễn ra. Giá các căn hộ, ô tô điện và nhiều mặt hàng lớn khác đều trở nên ít tốn kém hơn. Việc giá cả giảm làm giảm lợi nhuận của công ty và có thể gây áp lực giảm lương, khiến các hộ gia đình và doanh nghiệp khó kiếm đủ tiền để trả nợ.Đối phó với bất ổn thương mại và định hướng chính sáchCuộc chiến thương mại Trung-Mỹ tiếp tục là một yếu tố bất ổn lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc. Mặc dù hai bên đang trong giai đoạn đình chiến tạm thời, nguy cơ leo thang thuế quan vẫn không thể loại trừ. Ông Tống Lâm, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại ngân hàng ING cho rằng mặc dù khó có khả năng thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ quay trở lại mức đỉnh điểm vào tháng 4/2025, nhưng không thể loại trừ nguy cơ leo thang hơn nữa. Sự bất ổn này có thể sẽ tiếp tục kìm hãm đầu tư doanh nghiệp và làm suy yếu niềm tin chung của thị trường.
Để đối phó với những thách thức này, Bắc Kinh đã và đang tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ và cung cấp trợ cấp tiêu dùng. Ví dụ, chính phủ đã trợ cấp cho các hộ gia đình mua ô tô điện, máy điều hòa không khí và các mặt hàng sản xuất khác. Tuy nhiên, chương trình trợ cấp này đôi khi phổ biến đến mức một số chính quyền thành phố đã phải cắt giảm vì cạn tiền. Các nhà kinh tế khuyến nghị chính phủ nên bỏ thêm tiền vào túi người dân để kích thích tiêu dùng, nhưng chính phủ trung ương vẫn nhấn mạnh tính tiết kiệm. Lương hưu ở Trung Quốc vốn đã thấp – chỉ khoảng 20 USD một tháng đối với cư dân nông thôn – và dự kiến chỉ tăng 2% trong năm nay.Vào cuối tháng 7/2025, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp để phân tích tình hình kinh tế và triển khai công tác cho nửa cuối năm. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng do đà xuất khẩu suy yếu, giá cả tiếp tục giảm và niềm tin tiêu dùng vẫn ở mức thấp, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực giảm mạnh hơn trong nửa cuối năm và việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế chính thức khoảng 5% cho cả năm 2025 sẽ là một thách thức. Cách các nhà chức trách diễn giải tình hình kinh tế hiện tại và đưa ra các quyết sách sẽ là trọng tâm chính của cuộc họp sắp tới.Tin liên quan
-
Bất động sản
Trung Quốc: Các thành phố lớn khôi phục đà tăng trưởng của thị trường bất động sản
09:44' - 16/07/2025
Trong nửa đầu năm nay, tổng lượng giao dịch nhà mới và nhà cũ tại Trung Quốc đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Ô tô xe máy
Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đạt được nhiều kết quả ấn tượng
08:45' - 16/07/2025
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, nửa đầu năm 2025, sản lượng và doanh số bán ô tô của nước này lần đầu tiên vượt 15 triệu xe và đạt mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ pin
07:31' - 16/07/2025
Ngày 15/7, Trung Quốc đã siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ vật liệu pin trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán nickel trong giấc mơ xe điện của Ấn Độ
06:30'
Cam kết của Ấn Độ về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và phát triển bền vững phần lớn phụ thuộc vào khả năng thúc đẩy nhanh sự thâm nhập của xe điện.
-
Phân tích - Dự báo
Hợp tác khoáng sản chiến lược định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30' - 17/07/2025
Theo Tạp chí The Strategist (Australia), Ấn Độ và Australia đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản thiết yếu, một động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế: Một công đôi việc
05:30' - 17/07/2025
Từ ngày 1/7, Malaysia đã triển khai Thuế Bán hàng và Dịch vụ (SST) được sửa đổi và mở rộng theo khuôn khổ kinh tế Madani.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài cuối: EU có hấp thụ được gánh nặng tỷ giá?
06:30' - 16/07/2025
Đồng euro mạnh lên đang làm trầm trọng thêm tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30' - 16/07/2025
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30' - 15/07/2025
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).