Cuộc khủng hoảng COVID-19 hé lộ tiềm năng của tài chính số
Theo báo cáo của Lực lượng đặc trách về tài chính số của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres vừa công bố, tài chính số đã trở thành "phao cứu sinh" trong bối cảnh khủng hoảng do dịch COVID-19.
Báo cáo nhận định cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội chưa từng có tiền lệ do đại dịch COVID-19 gây ra đã làm nổi bật vai trò của tài chính số trong hoạt động cứu trợ cho hàng triệu người dân trên khắp thế giới, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ việc làm và sinh kế của người dân. Công nghệ thanh toán bằng di động đã biến điện thoại thành công cụ tài chính cho hơn 1 tỷ người. Để ứng phó với đại dịch, hàng tỷ người trên toàn thế giới đã sử dụng các công cụ số để làm việc, chi tiêu và tương tác xã hội.Do đó, báo cáo cho rằng đây là cơ hội mang tính lịch sử để thúc đẩy quá trình số hóa đối với người dân, chủ nhân thực sự của nguồn lực tài chính trên thế giới, cũng như công tác kiểm soát tài chính nhằm đảm bảo quá trình chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu của người dân hiện nay và trong tương lai.
Lực lượng đặc trách về tài chính số của LHQ đã xác định 5 cơ hội giúp khai thác quá trình số hóa, song song với hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) bao gồm: thúc đẩy lưu thông vốn thông qua các thị trường vốn toàn cầu nhằm đáp ứng các mục tiêu SDG, tăng hiệu quả và tính minh bạch của tài chính công - vốn đóng góp chính cho nền kinh tế toàn cầu, kết nối các khoản tiền tiết kiệm được tích lũy trực tuyến trong nước thành nguồn tài chính để phát triển dài hạn, phổ biến cho người dân về cách thức kết nối chi tiêu với SDG và thúc đẩy nguồn tài chính cho lao động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Báo cáo chính là lời kêu gọi hành động tới các doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách, cơ quan giám sát tài chính trên thế giới nỗ lực hết sức để đem lại những cơ hội này.
Báo cáo kết luận rằng việc khai thác chuyển đổi số là một sự lựa chọn đúng đắn, xu hướng tất yếu do công nghệ thúc đẩy. Chương trình nghị sự của LHQ cũng đã nêu ra các hành động cần thiết để vượt qua các rủi ro liên quan đến số hóa.
Nếu không có biện pháp khống chế, những nguy cơ này có thể khiến tình trạng phân biệt đối xử, bất bình đẳng, độc quyền trở nên nghiêm trọng hơn, tách lĩnh vực tài chính khỏi nhu cầu phát triển bền vững và toàn diện.
Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển của LHQ, kiêm Chủ tịch Lực lượng đặc trách về tài chính số, Achim Steiner, cho biết đại dịch COVID-19 đang hé lộ các tiềm năng của tài chính số.
Xu hướng số hóa cho phép chính phủ hỗ trợ những người thực sự cần, khu vực dư thừa vốn có thể điều tiết tài chính cho để hỗ trợ vật tư y tế và các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, hay thiết lập các công cụ cho vay dựa trên thuật toán để các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận vốn nhanh hơn.
Ông Steiner nhấn mạnh mức độ phổ biến của những công nghệ này là đáng kinh ngạc. Để chuyển đổi số có thể trở thành động lực thực sự cho việc đạt được các mục tiêu SDG, những bước tiến về công nghệ cần có sự phối hợp với chính sách đúng đắn, giúp trao thêm quyền cho người dân, cho phép hệ thống tài chính đáp ứng các thách thức khẩn cấp về đầu tư, từ đó xây dựng tương lai tốt đẹp hơn. Theo ông Steiner, ví dụ điển hình nhất về cách thức công nghệ tài chính mở rộng sự tham gia của các thành phần trong xã hội chính là việc hàng trăm triệu người dân tại Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ và Kenya lần đầu tiên có thể tương tác với hệ thống tài chính chính thức. Đây là một bước ngoặt phát triển giúp định hình đáng kể hệ thống tài chính. Lực lượng đặc trách tài chính số do Tổng Thư ký LHQ thành lập vào năm 2018, bao gồm các nhân vật cấp cao trong lĩnh vực công nghệ, tổ chức tài chính, chính phủ và các cơ quan LHQ. Nhiệm vụ chính của nhóm này là nâng cao hiểu biết về các lợi ích và nguy cơ trong lĩnh vực tài chính số và công nghệ tài chính đang phát triển nhanh chóng./.>>>Doanh nghiệp "hiến kế" thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Tin liên quan
-
Tài chính
3 chiến lược tài chính thông minh để “sống sót” qua mùa dịch COVID-19
15:03' - 25/08/2020
Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, thu nhập bị giảm sút, bảo toàn thu nhập cá nhân và tiết kiệm chi tiêu trở thành bài toán thường trực của mọi gia đình.
-
Ngân hàng
Lượng khách hàng của các công ty tài chính tiêu dùng Trung Quốc tăng ổn định
16:40' - 22/08/2020
Theo Hiệp hội ngân hàng Trung Quốc, lượng khách hàng của các công ty tài chính tiêu dùng nước này vẫn tăng ổn định, khi các khoản vay nhỏ và được giải quyết nhanh tiếp tục được nhiều người lựa chọn.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Hóa giải trở ngại quản lý thuế thương mại điện tử
09:58'
Cục Thuế, Bộ Tài chính đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hóa giải trở ngại quản lý thuế thương mại điện tử, , kinh doanh trên nền tảng số.
-
Tài chính
NATO cam kết hỗ trợ quân sự hơn 20 tỷ euro cho Ukraine
07:31'
Tổng Thư ký Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết các quốc gia thành viên đã cam kết hỗ trợ quân sự hơn 20 tỷ euro (21,65 tỷ USD) cho Ukraine trong 3 tháng đầu năm.
-
Tài chính
Đài Loan (Trung Quốc) chi ngân sách khủng để đối phó thuế nhập khẩu của Mỹ
09:44' - 05/04/2025
Kế hoạch này nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các ngành công nghiệp và xã hội trong tương lai, đồng thời cho biết các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp là mục tiêu hỗ trợ chính.
-
Tài chính
Đã hoàn hơn 29.230 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng
21:05' - 04/04/2025
Số hoàn thuế giá trị gia tăng từ đầu năm đến ngày 23/3 là 3.705 quyết định với tổng số tiền được hoàn là 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Hướng dẫn xử lý tài chính, ngân sách nhà nước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp
16:36' - 04/04/2025
Bộ Tài chính hướng dẫn, khi thực hiện bàn giao nguồn tài chính, ngân sách nhà nước giữa các cơ quan, đơn vị phải lập biên bản bàn giao, tiếp nhận giữa các bên, kể cả các khoản nợ phải thu, phải trả.
-
Tài chính
Số thu ngân sách từ xuất nhập khẩu tăng 9,7%
12:46' - 04/04/2025
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2025 đạt khoảng 411.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với dự toán năm 2024, Cục Hải quan yêu cầu các đơn vị hải quan khu vực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ.
-
Tài chính
Yếu tố hỗ trợ thu ngân sách nhà nước quý I tăng hơn 29%
09:19' - 04/04/2025
Theo Bộ Tài chính, lũy kế thu ngân sách nhà nước quý I/2025 ước đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán, tăng 29,3% so cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Cục Thuế kiểm tra gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
16:40' - 03/04/2025
Cục Thuế vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
-
Tài chính
Người nộp thuế có thể hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
15:33' - 03/04/2025
Theo quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động, người nộp thuế có thể thực hiện toàn bộ thủ tục hồ sơ đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân thông qua thiết bị di động có cài đặt ứng dụng eTax Mobile.