Cuộc khủng hoảng Eurozone đã bắt đầu?
Nguy cơ sụp đổ của liên minh tiền tệ châu Âu đang rất hiện hữu. Kế hoạch mua trái phiếu khẩn cấp trị giá 750 tỷ euro mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa công bố là phản ứng đầu tiên, song chưa phải là tất cả.
Theo nhận định của giới chuyên gia thị trường khu vực, sự suy yếu rõ rệt của đồng euro, thâm hụt ngân sách và nợ công tăng vọt, tăng trưởng kinh tế biến mất, khoảng cách chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia Nam Âu và Đức ngày càng mở rộng… là những dấu hiệu xấu rõ rệt nhất.Nếu nhìn lại nền kinh tế Eurozone 10 năm về trước thì có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo tương tự về cuộc khủng hoảng xảy ra tại khu vực đồng euro trong giai đoạn 2010 và 2013 đang xuất hiện trở lại.
Để đối phó với một cuộc khủng hoảng mới, tối 19/3, ECB đã bất ngờ đưa ra kế hoạch mua trái phiếu trị giá tới 750 tỷ euro. Đây thực sự là một quyết định táo bạo mà Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde, từng gạt bỏ cách đây vừa tròn một tuần.Trước đó, ngày 12/3, bà Christine Lagarde vẫn khẳng định rằng ECB không có "sứ mệnh giảm chênh lệch". Điều này đã gây ra một cơn chấn động trên các thị trường khu vực. Vậy với kế hoạch mua trái phiếu lần này, liệu khoảng cách chênh lệch giữa các quốc gia trong khu vực Eurozone có được thu hẹp hay không? Cuộc chơi có lẽ chỉ mới bắt đầu và trận chiến sẽ không hề dễ dàng giành thắng lợi.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lại xảy ra đúng vào thời điểm lĩnh vực tài chính công đang suy thoái hơn nhiều so với 10 năm trước.Ví dụ như trong năm 2010, nợ công của Italy ở mức 115% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), của Tây Ban Nha ở mức 60% GDP và của Pháp là 85% GDP. Năm 2019, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thậm chí còn dự báo năm 2020 tỷ lệ tương ứng của ba quốc gia trên lần lượt là 133% GDP, 95% GDP và 99% GDP của mỗi nước.
Với cuộc khủng hoảng y tế hiện nay, những con số này rất dễ bị vượt qua. Chỉ riêng tại Pháp, Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire đã cảnh báo rằng ngưỡng nợ công 100% GDP của nước này trong năm nay sẽ bị vượt quá. Ở khu vực đồng tiền chung, Italy sẽ là quốc gia đầu tiên phải hứng chịu cơn bão khủng hoảng lần này.Tiếp theo là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và thậm chí cả Pháp đều sẽ suy yếu. Theo nhận định của một chuyên gia ngân hàng của Pháp, Pháp vốn được coi là một quốc gia an toàn trong các trường hợp khác nhau, nhưng bây giờ lại phải “gồng mình” với vấn đề tài chính công.
Rõ ràng những dấu hiệu trên cho thấy một cuộc khủng hoảng Eurozone thứ hai là không thể loại trừ trong những tháng tới hoặc năm tới. Có ý kiến cho rằng kết quả xấu nhất có thể xảy ra là sự tan vỡ của khu vực tiền tệ chung.
Khi các quốc gia Eurozone đang trong thời kỳ giao thoa chiến lược thì ắt sẽ có những hậu quả chính trị tùy thuộc vào các lựa chọn được đưa ra. Hoặc là người đứng đầu nhà nước và chính phủ thể hiện sự đoàn kết hoàn hảo để đối phó với cuộc khủng hoảng y tế hiện nay, hoặc ngược lại.
Trong trường hợp thứ hai, nhiều khả năng các phong trào dân túy sẽ tiến sâu hơn một chút vào những khoảng trống trong các cuộc bầu cử tiếp theo nhằm lên án sự lơ là của chính quyền châu Âu nói chung và chính quyền các nước là khu vực đồng euro nói riêng. Như vậy, sự đổ vỡ chính trị sẽ dẫn đến sự kết thúc của đồng euro là có khả năng.
Theo giới chuyên gia kinh tế, để tránh một “thảm họa” như vậy, ECB cần tìm kiếm các giải pháp. Nhà kinh tế người Pháp Thomas Philippon cho rằng nợ công có thể dễ dàng tăng lên 50% GDP. Đối với khu vực đồng euro, điều này đòi hỏi sự hỗ trợ đầy đủ của ECB để không còn phải liên tục thảo luận về khoảng cách tỷ lệ giữa Italy và Đức.Còn nhà nghiên cứu Jacob F. Kirkegaard của Viện kinh tế quốc tế Peterson nhấn mạnh rằng Liên minh châu Âu và đặc biệt là khu vực đồng euro sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc hướng tới cơ chế “tiền tệ hóa có kiểm soát” đối với phản ứng ngân sách thông qua ECB.
Sau cuộc khủng hoảng đầu tiên, vào năm 2012, ECB có thể khởi động một chương trình giao dịch chứng khoán tiền tệ đặc biệt để giúp đỡ một quốc gia cụ thể. Điều này có thể sẽ cần thiết trước yêu cầu thông qua Cơ chế ổn định châu Âu (MES) và được các đối tác trong khu vực đồng euro chấp nhận.Về phương diện chính trị, chương trình này sẽ rất mạo hiểm và được ví như một “quả bom hạt nhân”. ECB có thể mua trái phiếu có kỳ hạn dưới 3 năm từ một quốc gia duy nhất gặp khó khăn để đổi lấy chương trình điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế của quốc gia đó.
Trong khu vực sử dụng đồng tiền chung euro, có lẽ Đức được đánh giá là quốc gia an toàn hơn. Cùng với Hà Lan, Đức đã thành công trong mười năm qua để giảm nợ công. Trong năm 2010, tỷ lệ nợ công của Đức đạt đỉnh 82,3% GDP, nhưng đến năm 2020, IMF dự báo chỉ hơn 55% GDP.Ngay cả khi dự báo này không còn giá trị thì Đức vẫn ở trong vùng an toàn. Tuy nhiên, ngay cả hai nền kinh tế mạnh như Đức hay Hà Lan có trụ được chăng nữa thì cũng khó có thể cứu nguy cho một cuộc khủng hoảng lần thứ hai ở khu vực này./.
- Từ khóa :
- ecb
- châu âu
- eurozone
- nợ công
- thâm hụt ngân sách
Tin liên quan
-
Ngân hàng
ECB thông qua chương trình khẩn cấp 750 tỷ euro
07:55' - 19/03/2020
Theo phóng viên TTXVN, Hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có trụ sở tại Frankfurt (Đức) đã họp bất thường tối 18/3 để đưa ra những biện pháp khẩn cấp ứng phó với đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
ECB có rất ít khả năng để "xoay xở" trước tác động của dịch COVID-19
11:39' - 06/03/2020
Trước sự lây lan của dịch COVID-19 đã gia tăng áp lực buộc Chủ tịch ECB Christine Lagarde phải hành động, nhưng giới phân tích cảnh báo bà Lagarde có rất ít khả năng để xoay xở.
-
Kinh tế Thế giới
G7 và Eurozone hợp tác giảm tác động của dịch COVID-19 lên kinh tế toàn cầu
17:24' - 02/03/2020
G7 và Eurozone sẽ họp trực tuyến vào ngày 4/3 để thảo luận các biện pháp phối hợp hành động giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới với kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách tiền tệ của ECB ảnh hưởng đến kinh tế Eurozone
14:34' - 14/02/2020
Theo Chuyên gia kinh tế trưởng của ECB Philip Lane, kịch bản trung hạn của kinh tế Eurozone có thể tồi tệ hơn nếu ECB không theo đuổi chính sách lãi suất âm và nới lỏng định lượng hiện hành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37' - 03/07/2025
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28' - 03/07/2025
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27' - 03/07/2025
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”