Cuộc khủng hoảng ngành đường sắt và sức ép đối với nền kinh tế Canada
Trong tuần này, một trong những khách hàng lớn nhất của cảng Halifax là Atlantic Container Line (ACL, công ty có trụ sở ở New Jersey) đã bắt đầu chuyển hướng đội tàu của mình sang các cảng ở Mỹ, trong bối cảnh các cuộc biểu tình phong tỏa hệ thống đường sắt đã làm tê liệt phần lớn khu vực miền Đông Canada, khiến một lượng lớn hàng hóa bị mắc kẹt ở Nova Scotia.
Douglas Porter, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại BMO Financial Group, nhận định rằng các cuộc phong tỏa có thể gây ra những tổn thất trong dài hạn, nhưng khó để xác định chính xác tác động của tình trạng ngừng trệ hoạt động đường sắt đối với nền kinh tế Canada.
Nguyên nhân của các cuộc biểu tình xuất phát từ đề xuất xây dựng đường ống Coastal GasLink, kết nối với hệ thống kho cảng xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở tỉnh bang British Columbia.
Cả hệ thống kho cảng xuất khẩu LNG và đường ống dẫn đều là những dự án có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút sự tham gia của các "ông lớn" như Royal Dutch Shell và một consortium dưới sự dẫn dắt của tập đoàn đầu tư Mỹ KKR & Co. Inc.
Dự án đường ống Coastal GasLink, trị giá 6,6 tỷ CAD (4,98 tỷ USD), được thiết kế để vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Dawson Creek tới Kitimat (đều nằm trong tỉnh British Columbia).
Một số tù trưởng phản đối dự án này vì khoảng 22.000 km2 thuộc British Columbia là vùng lãnh thổ truyền thống của bộ tộc họ. Hiện hai tù trưởng của nhóm thổ dân First Nation đã làm đơn kiện chính phủ liên bang.
Trong năm 2019, giao thông đường sắt tại Canada đã bị gián đoạn hai lần vào tháng Hai và tháng 11. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng hiện nay của ngành đường sắt đã bước sang tuần thứ ba và không có nhiều dấu hiệu cho thấy các bên sẽ sớm tìm ra một giải pháp.
Các cuộc bao vây phong tỏa đang làm dấy lên câu hỏi vì sao chỉ một nhóm nhỏ người biểu tình tại một khu vực hẻo lánh ở miền Tây Canada lại có khả năng làm tê liệt hệ thống đường sắt.
Tình hình hiện nay cũng làm gia tăng quan ngại về tình trạng dễ bị tổn thương của hệ thống cơ sở hạ tầng tại Canada, cũng như những ảnh hưởng tiêu cực tới danh tiếng của nước này, vốn được biết đến như một đối tác kinh tế đáng tin cậy.
Jim Bookbinder, Giáo sư tại Đại học Waterloo, nhấn mạnh rằng Canada chỉ có hai hệ thống đường sắt do CN và Canadian Pacific Rail Ltd điều hành, trong khi tại Mỹ có nhiều công ty đường sắt hơn, nên hoạt động phong tỏa hệ thống đường sắt cũng khó khăn hơn so với ở Canada.
Halifax không phải là địa điểm duy nhất tại Canada chịu thiệt hại bởi các cuộc biểu tình phong tỏa hệ thống đường sắt. Các cuộc biểu tình gần Toronto, Montreal, Vancouver và nhiều thành phố khác đã gây ách tắc nhiều tuyến giao thông đường bộ, cũng như tại các cảng biển.
Cuộc biểu tình phong tỏa đường sắt ở Ontario buộc CN phải dừng các hoạt động ở khu vực miền Đông, tạm thời cho 450 nhân viên nghỉ việc. Công ty vận chuyển hành khách đường sắt Via Rail Canada Inc. cũng đã yêu cầu 1.000 nhân viện tạm nghỉ việc cho tới khi các tuyến đường sắt mở cửa trở lại.
Mặc dù động cơ của nhiều người biểu tình xuất phát từ tâm lý lo ngại về tình trạng biến đổi khí hậu, nhưng các cuộc biểu tình hiện nay bộc lộ một nhân tố phức tạp liên quan đến quyền của thổ dân đối với các vùng lãnh thổ truyền thống của họ./.
- Từ khóa :
- canada
- đường sắt
- biểu tình tại canada
- kinh tế canada
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Công ty Dịch vụ đường sắt Canada sa thải tạm thời 1.000 nhân viên
10:28' - 20/02/2020
Công ty Dịch vụ đường sắt Canada (Via Rail) sẽ ra thông báo sa thải tạm thời đối với 1.000 nhân viên do các cuộc biểu tình phong tỏa hệ thống đường sắt tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Trudeau tin tưởng NAFTA 2.0 sẽ được Quốc hội Canada thông qua
11:25' - 15/02/2020
Thủ tướng Canada Justin Trudeau tin tưởng Chính phủ đảng Tự do sẽ có đủ số phiếu để phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ phiên bản mới (NAFTA 2.0).
-
Kinh tế Thế giới
Canada: Giao thông đường sắt bị gián đoạn do biểu tình phản đối dự án Coastal GasLink
08:27' - 14/02/2020
Dự án đường ống Coastal GasLink, trị giá 6,6 tỷ CAD (4,98 tỷ USD), được thiết kế để vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Dawson Creek tới Kitimat (đều nằm trong tỉnh British Columbia).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Anh áp giá sàn đối với thuế lợi nhuận tăng thêm của ngành dầu khí
21:30'
Chính phủ Anh đưa ra mức giá sàn đối với thuế lợi nhuận tăng thêm ngoài dự kiến đối với các hãng sản xuất dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Đồng ruble giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng so với USD
21:18'
Đồng ruble của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng qua vào ngày 9/6 trước dự kiến Ngân hàng trung ương Nga (CBR) sẽ giữ nguyên lãi suất.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Ukraine sụt giảm nhẹ hơn so với dự kiến ban đầu
19:12'
Bộ Kinh tế Ukraine cho biết, trong quý I/2023 kinh tế nước này đã giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc hy vọng chính thức gia nhập DEPA trong năm nay
19:00'
DEPA kêu gọi thiết lập các quy tắc chính về các vấn đề thương mại kỹ thuật số, chẳng hạn như danh tính kỹ thuật số, luồng dữ liệu xuyên biên giới và trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Australia đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế do lãi suất không ngừng tăng
18:19'
Nguy cơ nền kinh tế Australia rơi vào suy thoái sau khi Ngân hàng Dự trữ (RBA tức ngân hàng trung ương) tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, lên 4,1%.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Indonesia sẽ giữ lại một phần doanh thu xuất khẩu
16:13'
Indonesia sẽ giữ lại một phần doanh thu xuất khẩu của các công ty trong ít nhất 3 tháng từ tháng Bảy tới theo một dự thảo quy định đang chờ Tổng thống Joko Widodo phê duyệt.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Mỹ sẽ xem xét hai dự luật mới về trí tuệ nhân tạo
14:12'
Các thượng nghị sỹ Mỹ ngày 8/6 đưa ra hai dự luật khác nhau về trí tuệ nhân tạo (AI), trong bối cảnh việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ này đang thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm.
-
Kinh tế Thế giới
Liên kết thanh toán nội khối giúp tăng cường gắn kết trong ASEAN
11:06'
Việc thúc đẩy kết nối thanh toán khu vực có khả năng thúc đẩy các giao dịch bán lẻ xuyên biên giới để mở đường cho các hoạt động mua sắm bằng mã QR và chuyển tiền theo thời gian thực (RFT).
-
Kinh tế Thế giới
Hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006
10:12'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 8/6, Bộ Thương Mại Mỹ cho biết nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006.