Cựu cố vấn Mỹ chỉ trích chiến lược của Australia với Trung Quốc
Ông Steve Bannon là cựu cố vấn và từng là chiến lược gia được tin cậy nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Bannon khẳng định quan điểm cứng rắn với Trung Quốc không phải là kỳ thị chủng tộc mà bởi vì người dân phản ứng lại trước những thiệt hại về kinh tế mà họ phải gánh chịu dưới ảnh hưởng từ Trung Quốc.
Ông nói: “Sự phẫn nộ của công chúng Mỹ là vì sự chênh lệch cán cân thương mại quá lớn, giữa 880 tỷ USD với 4.500 tỷ USD, họ phẫn nộ cũng là vì giới thượng lưu chỉ kiếm tiền bỏ túi mà không màng tới tầng lớp lao động”.
Ông Bannon cho rằng trong 10-12 năm tới, các quốc gia sẽ lãnh hậu quả nếu bây giờ không hiểu và không hành động để đối phó với Trung Quốc.
Cựu chiến lược gia Nhà Trắng chỉ trích chiến lược mềm mỏng của Australia trước một Trung Quốc hung hăng: “Những gì đang xảy ra ở Australia là những người làm ăn nghiêm chỉnh, chấp hành luật pháp… nhưng một sáng thức dậy thấy chung quanh mình nhiều tài nguyên, tài sản của đất nước bỗng nằm trong tay một nước khác".Phát biểu tại trường Đại học New South Wales trước khi bị lật đổ cuối tháng 8 vừa qua, cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã chỉ trích chính sách bảo hộ trên thế giới và khuyến khích mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc bởi ông cho rằng nó phù hợp với quyền lợi và giá trị của Australia.Tuy nhiên, ông Bannon cho rằng đây là quan điểm lạc hậu, mặc dù so với Mỹ, những tranh luận về sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Australia đang nổi lên nhiều hơn.
Mối quan hệ Trung Quốc-Australia thời gian qua đã trải qua nhiều thử thách, từ việc Chính phủ Australia ban hành luật nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của nước ngoài cho đến quyết định không để tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng mạng lưới 5G tại Australia. Cựu chiến lược gia Steve Bannon cho biết quan điểm cứng rắn với Trung Quốc của Tổng thống Trump đã đánh trúng mối quan tâm hàng đầu của tầng lớp trung lưu và lao động ở Mỹ.Ông nói: “Đó là nguồn gốc của sự phẫn nộ. Tầng lớp lao động và trung lưu, đặc biệt là giới lao động, tin rằng nước Mỹ có thể quay lại thời hoàng kim, trong khi tầng lớp thượng lưu ở Mỹ cũng như tại Australia luôn cho rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc là tất yếu, là quy luật của vũ trụ. Nhưng ông Trump lại không nghĩ như vậy”.
Theo ông Bannon, Tổng thống Trump đang chuẩn bị tăng cường các biện pháp đối đầu kinh tế hơn nữa với Trung Quốc. Washington gần đây đã áp đặt các mức thuế đánh vào 16 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sau khoản thuế tương đương 34 tỷ USD hồi tháng Bảy.Bắc Kinh cũng có những cú trả đũa tương tự. Theo Công ty KPMG, nếu chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra, một cuộc suy thoái chắc chắn sẽ lan rộng trên toàn cầu và khiến GDP của Australia sụt giảm 2,4% trong vòng 5 năm.
Tuy nhiên, ông Bannon lại có cái nhìn khác về suy thoái kinh tế. Ông nói: “Suy thoái đến rồi đi, tầng lớp lao động và những người ủng hộ Tổng thống Trump hiểu được điều đó.Họ hiểu rằng con đường sẽ gập ghềnh, nhưng đó là tài của các nhà lãnh đạo”. Theo ông Bannon, Mỹ muốn trở lại là nguồn cung cấp hàng hóa chính cho thế giới và hiểu rằng họ sẽ phải trả giá cao cho sự thay đổi đó, nhưng người dân Mỹ đã sẵn sàng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia xác nhận hủy bỏ 3 dự án ký với Trung Quốc
19:13' - 10/09/2018
Một người phát ngôn của Bộ Tài chính Malaysia xác nhận nước này đã chính thức hủy bỏ 3 dự án xây dựng đường ống dẫn dầu ký kết với Trung Quốc sau thời gian tạm dừng các dự án này.
-
Chứng khoán
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc kéo chứng khoán châu Á giảm điểm
12:00' - 10/09/2018
Trong phiên mở cửa giao dịch sáng ngày 10/9, phần lớn thị trường chứng khoán châu Á đi xuống trong bối cảnh thị trường quan ngại về tình trạng căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc trước sức ép kinh tế kể từ khi bùng nổ cuộc chiến thương mại với Mỹ (Phần 2)
07:02' - 10/09/2018
Ngay cả các chuyên gia kinh tế của Trung Quốc cũng thừa nhận trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lan rộng, tình trạng kinh tế của Trung Quốc đã xuất hiện “đèn đỏ”.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc trước sức ép kinh tế kể từ khi bùng nổ cuộc chiến thương mại với Mỹ (Phần 1)
05:31' - 10/09/2018
Từ sau khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ hồi đầu tháng 7/2018 đến nay, kinh tế Trung Quốc liên tiếp xuất hiện những tin tức xấu.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức của tân Thủ tướng Australia trong chính sách châu Á
06:03' - 07/09/2018
Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia vừa có bài viết về tân Thủ tướng Scott Morrison cũng như đường hướng quan hệ kinh tế, chính trị với Trung Quốc và khu vực ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà đầu tư Australia chờ đợi hành động của Tân Thủ tướng
21:14' - 26/08/2018
Các nhà đầu tư Australia đang chờ đợi Tân Thủ tướng sẽ có hành động như thế nào trong chính sách tài chính trước khi rót tiền đầu tư sau một tuần TTCK tụt dốc do những biến động chính trị.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.