Cứu sống bé trai 4 tuổi bị đột quỵ não
Cháu V.T.L (sinh năm 2018, quê Đồng Tháp) bị sốt, nôn, tiêu chảy nên được gia đình đưa đến bệnh viện nhi điều trị vào cuối tháng 7/2022.
Tuy nhiên, tình trạng của cháu L ngày một diễn tiến nặng nên được chuyển qua Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ trong tình trạng nguy kịch.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị huyết khối tĩnh mạch não cực nặng, nguy cơ tử vong rất cao vì cơ thể cháu còn nhỏ, khả năng điều trị thuốc chống đông và can thiệp gặp rất nhiều khó khăn. Khai thác tiền sử từ gia đình, bệnh nhi đã từng bị mắc COVID-19 trong tháng 1/2022.
Ngay lập tức, các bác sĩ hội chẩn khẩn cấp và quyết định can thiệp nội mạch lấy huyết khối vào ngày 8/8. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi hiện phục hồi tốt, gần như không để lại di chứng về nói, yếu liệt.Bác sĩ Nguyễn Đào Nhật Huy, Trưởng ê-kíp can thiệp cho biết: Huyết khối tĩnh mạch nội sọ trước đây rất hiếm gặp, thường gặp ở nữ giới do liên quan đến thời kỳ mang thai, hậu sản, sử dụng thuốc ngừa thai, viêm nhiễm hệ thần kinh, hay nhiễm trùng nặng vùng đầu mặt cổ. Phương pháp điều trị thông thường nhất là dùng thuốc kháng đông, thở máy, chống động kinh…Tuy nhiên, nếu không có phương pháp can thiệp lấy huyết khối và phẫu thuật thì đa số bệnh nhân tử vong.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ, hơn 15 năm điều trị bệnh lý mạch máu não, trung bình mỗi năm ông chỉ gặp từ 1-2 trường hợp huyết khối tĩnh mạch não nặng. Những năm sau đại dịch COVID-19, theo y văn thế giới cũng như ghi nhận tại Việt Nam có sự gia tăng đáng kể số bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch nội sọ, không kể độ tuổi, giới tính.Lý giải điều này, y văn đã kết luận bệnh nhân sau mắc COVID-19 có sự kích hoạt quá mức hệ thống miễn dịch; tăng phản ứng viêm; gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến gia tăng huyết khối tĩnh mạch nội sọ trong cộng đồng cũng như các mạch máu khác trong cơ thể như phổi, tim…Do đó, qua trường hợp cụ thể này, các bác sĩ khuyến cáo người nhà khi bệnh nhân (kể cả bệnh nhi) có dấu hiệu mờ mắt, buồn nôn và nôn, đau nhức đầu dữ dội, rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, liệt nửa người, suy kiệt cơ thể, yếu người và không còn tỉnh táo, co giật, ngất xỉu, hôn mê… thì cần nghĩ đến khả năng đột quỵ.
Bệnh nhân cần được chuyển đến cơ sở y tế có chuyên môn cao trong thời gian sớm nhất để có thể được can thiệp sớm trong "thời gian vàng", giúp gia tăng cơ hội sống sót cũng như giảm thiểu di chứng./.
- Từ khóa :
- đột quỵ
- đột quỵ não
- covid 19
Tin liên quan
-
Đời sống
Nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra trong những ngày đầu mắc COVID-19
07:20' - 07/02/2022
Đột quỵ thiếu máu là một biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân COVID-19, và nguy cơ này cao nhất trong vòng 3 ngày sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
-
Kinh tế & Xã hội
Thông tin tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em gây đột quỵ tại chỗ là sai sự thật
18:14' - 03/11/2021
CDC Thái Nguyên khẳng định thông tin tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em gây đột quỵ tại chỗ xảy ra ở Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên là không đúng sự thật.
-
Đời sống
“Sát thủ thầm lặng” làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ
11:09' - 07/09/2021
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết gần 1,3 tỉ người trên thế giới đang bị cao huyết áp, thường do bệnh béo phì gây nên và là “sát thủ thầm lặng” làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, thận và đột quỵ
-
Đời sống
Cảnh báo nguy cơ đau tim và đột quỵ sau khi khỏi bệnh COVID-19
19:23' - 03/08/2021
Theo bài báo khoa học đăng trên tạp chí y học The Lancet, trong hai tuần đầu tiên sau khi điều trị khỏi COVID-19, nguy cơ đau tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng lên đáng kể.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa Hè nóng nhất 2.000 năm qua
06:00'
Theo một báo cáo của Viện Khí tượng Phần Lan (FMI), Lapland – vùng đất Bắc Âu trải dài qua Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển – vừa trải qua mùa Hè nóng nhất trong vòng 2.000 năm qua.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 2/5
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 2/5 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 2/5, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Động đất độ lớn 3.8 tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
20:59' - 01/05/2025
Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, hiện đơn vị vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
-
Đời sống
Hoàng thành Thăng Long: Điểm check-in hút khách dịp 30/4 và 1/5
18:19' - 01/05/2025
Với nhiều chương trình tham quan hấp dẫn, Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long trở thành điểm đến khó có thể bỏ lỡ của du khách trong hành trình khám phá Hà Nội kỳ nghỉ lễ dài 30/4 và 1/5.
-
Đời sống
Cấm xe tải một số tuyến đường huyện Bình Chánh trong Đại lễ Vesak
17:17' - 01/05/2025
Trong thời gian diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2025, nhiều tuyến đường tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) sẽ cấm xe tải lưu thông trong 6 ngày.
-
Đời sống
Ngày hội Khinh khí cầu: Điểm nhấn mới trong hành trình khám phá Đắk Lắk
14:40' - 01/05/2025
Ngày hội Khinh khí cầu không chỉ là sự kiện giải trí đặc sắc, mà còn là cơ hội vàng để "đánh thức" tiềm năng du lịch Đắk Lắk.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 1/5
10:18' - 01/05/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 1/5 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 1/5, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hà Nội: Điểm danh các tuyến phố có nguy cơ ngập sâu trong mưa lớn
08:49' - 01/05/2025
Dự báo khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 30-60mm, có nơi trên 90mm.
-
Đời sống
Chi phí lao động ở Đức đắt hơn 30% so với mức trung bình của EU
08:17' - 01/05/2025
Trong lĩnh vực sản xuất, các nhà tuyển dụng Đức trả 48,30 euro/giờ, cao hơn 43% so với mức trung bình của EU, đứng vị trí thứ tư.