Cứu sống người đàn ông có nhiều vật lạ trong dạ dày
Bệnh nhân nam 55 tuổi được Bệnh viện tỉnh chuyển đến với chẩn đoán dị vật thực quản dạ dày, người bệnh tâm thần phân liệt, nguy cơ thủng thực quản, đe dọa tính mạng.
Qua thăm khám và khai thác thông tin của gia đình, các bác sỹ được biết, người bệnh đã có tiền sử tâm thần phân liệt 30 năm, hoàn cảnh gia đình đặc biệt, có anh trai là liệt sỹ được trợ cấp, hiện ở với người thân vì bố mẹ đều đã mất.
Cách đây 1 năm, đã có lần, người bệnh cũng nuốt các dị vật và đã được phẫu thuật lấy dị vật tại Bệnh viện tỉnh. Gần đây, người nhà thấy bệnh nhân không chịu ăn, kêu đau vùng cổ nên đã chuyển đến cơ sở y tế. Tại Bệnh viện tỉnh, các bác sỹ xác định một chiếc dao lam ngang mức hạ họng, miệng thực quản. Nguy cơ gây thủng thực quản có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do vậy, Bệnh viện tỉnh đã chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Tua trực cấp cứu đã tiến hành soi cấp cứu lấy được chiếc dao lam găm vào thành sau họng, may mắn không có biến chứng xảy ra. Kiểm tra trong dạ dày của bệnh nhân, bác sĩ nội soi kinh ngạc khi thấy vẫn còn vô số dị vật khác và không thể lấy qua đường nội soi thông thường nên đã đề xuất phẫu thuật.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Chính, Trưởng Khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người trực tiếp phẫu thuật bệnh nhân, cho biết: Qua hình ảnh nội soi, chúng tôi đã hình dung những "vật " trong dạ dày người bệnh nhưng không ngờ nhiều và lớn đến như vậy. Khi mở dạ dày bệnh nhân, kíp phẫu thuật thấy trong đó rất nhiều các cục dị vật lổn nhổn khác nhau. Từng khối dị vật được đưa ra khỏi cơ thể bệnh nhân: bật lửa, viên đá, hòn sỏi, túi nilon, hạt bàng… Hầu hết màu đen do nằm lâu trong dạ dày. Phải mất hàng giờ đồng hồ, kíp phẫu thuật mới lấy bỏ được toàn bộ ra khỏi dạ dày bệnh nhân.
Trường hợp này làm các bác sĩ liên tưởng đến hội chứng "tóc mây " hay hội chứng Rapunzel hay gặp ở các trẻ em gái có rối loạn tâm lý tự bứt tóc mình và nuốt vào dạ dày. Hội chứng Rapunzel được bác sĩ Vaughan ghi nhận và báo cáo trên y văn thế giới lần đầu vào năm 1968. Người mắc hội chứng này thường ăn tóc của mình hoặc người khác, thậm chí búp bê, khiến cho tóc bị rối và mắc kẹt trong dạ dày, ruột, lâu ngày gây tắc, thủng ruột.
Gần đây, trường hợp cháu bé 5 tuổi ở Quảng Ninh bứt gần trụi đầu, đau bụng, nôn. Khi vào viện, bệnh nhân được phẫu thuật lấy cả búi tóc cuộn trong dạ dày - đây là nguyên nhân làm trẻ ăn kém và đau bụng thường xuyên.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Chính cho biết thêm: "Bệnh nhân là người mắc bệnh tâm thần phân liệt. Vì vậy, các bác sỹ sẽ tư vấn cho gia đình về việc chữa bệnh, quản lý bệnh nhân sau này, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra nếu bệnh nhân nuốt những vật nguy hiểm"./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Khuyến cáo về cách chữa theo mẹo dân gian khi nuốt phải dị vật
10:19' - 29/03/2019
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã khuyến cáo người bệnh khi mổ cấp cứu cắt viêm ruột thừa cho một bệnh nhân và phát hiện xương cá đâm xuyên thành ruột của người này.
-
Kinh tế & Xã hội
Gắp thành công dị vật dài 12 cm trong dương vật một bệnh nhân
14:49' - 24/04/2018
Bệnh viện ITO Sài Gòn - Đồng Nai (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, sau một tuần gắp dị vật dài 12 cm ở trong dương vật bệnh nhân N.V.Đ đã đi tiểu bình thường và đã được xuất viện.
-
Kinh tế & Xã hội
Nội soi gắp thành công dị vật ở thực quản cho một bệnh nhân lớn tuổi
22:25' - 10/02/2018
Bệnh nhân là bà Trần Thị H, 62 tuổi, ngụ phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Trước đó, sau bữa cơm trưa (có thịt vịt), bệnh nhân H bị hóc xương, vùng cổ nuốt đau, cảm giác nghẹn thở.
-
Đời sống
Nuốt phải dị vật, có nên tự sơ cứu?
09:17' - 03/07/2017
Khi không may trẻ nuốt phải dị vật, nguy cơ cao nhất có thể gặp phải là tử vong hoặc bị chết não do dị vật chèn kín đường thở. Cha mẹ nên xử lý ra sao? Có nên tự sơ cứu tại nhà hay không?
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Nữ sinh Đồng Tháp làm son môi từ hoa sen
08:37'
Bằng đam mê với hoa sen, em Nguyễn Thị Diệu Hiền, học sinh lớp 12 Trường Trung học Phổ thông Phú Thành A huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nghiên cứu, sản xuất thành công son môi từ hoa sen.
-
Đời sống
Singapore cảnh báo virus đòi tiền chuộc Magniber
06:07' - 16/05/2022
Lực lượng cảnh sát và cơ quan an ninh mạng Singapore (CSA) đã cảnh báo về một phần mềm virus đòi tiền chuộc (ransomware) với thủ đoạn là làm giả bản cập nhật hệ điều hành Windows trên các thiết bị.
-
Đời sống
Các nhà khoa học Bỉ khám phá ra cách ngăn ngừa virus SARS-CoV-2
08:41' - 14/05/2022
Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Công giáo Louvain (UC Louvain) của Bỉ đã xác định được cơ chế xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể người và gây ra bệnh COVID-19.
-
Đời sống
Lịch nghỉ hè năm học 2022 của Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương
11:30' - 13/05/2022
Theo kế hoạch chung, học sinh nhiều địa phương sẽ được nghỉ hè trước 31/5/2022. Thời gian nghỉ cụ thể tùy vào kế hoạch năm học của từng địa phương.
-
Đời sống
Ô nhiễm môi trường đô thị: Bài toán chưa có lời giải ở Gia Lai
16:27' - 12/05/2022
Hàng chục nhà máy, xí nghiệp, công xưởng sản xuất, chế biến gỗ, cà phê tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai “vô tư” thải khói, bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, môi trường của người dân.
-
Đời sống
Hơn 100.000 người Mỹ tử vong vì dùng thuốc quá liều trong năm 2021
08:26' - 12/05/2022
Tình trạng sử dụng thuốc quá liều đã khiến hơn 100.000 người tại Mỹ thiệt mạng trong năm 2021.
-
Đời sống
Ý kiến của Cục quản lý thị trường Bình Định về giá dịch vụ ăn uống tại farmstay Nẫu Ecovalley
19:18' - 11/05/2022
Ông Trần Đức Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bình Định cho biết, việc đánh giá các loại dịch vụ ăn uống tại farmstay Nẫu Ecovalley có giá cao hay thấp là do nhận định của đoàn kiểm tra.
-
Đời sống
Phòng tránh viêm gan bí ẩn ở trẻ em thế nào hiệu quả?
15:17' - 11/05/2022
Hiện nay, nguồn lây bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em vẫn được tìm ta, vì vậy cách duy nhất để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh là bắt đầu ngay từ các tác nhân đã ghi nhận.
-
Đời sống
Dấu hiệu nhận biết để phát hiện sớm trẻ mắc viêm gan bí ẩn?
14:11' - 11/05/2022
Bệnh viêm gan "bí ẩn" đã xuất hiện tản mát ở hơn 20 quốc gia nhưng các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguồn lây, hay dịch tễ.