Đã có 87 nhà máy giao dịch trên thị trường phát điện cạnh tranh
Tổng kết vận hành Thị trường phát điện cạnh tranh và Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm giai đoạn từ 1/7/2017 đến 30/6/2018. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Tổng kết vận hành Thị trường phát điện cạnh tranh và Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm giai đoạn từ 1/7/2017 đến 30/6/2018. Các đánh giá đều cho thấy, số lượng các thành viên tham gia thị trường đã tăng mạnh sau thời gian triển khai, hệ thống điện tiếp tục vận hành an toàn tin cậy, không có sự cố có nguyên nhân từ việc vận hành thị trường điện đảm bảo cung cấp điện.
*Tăng gần 3 lần số đơn vị phát điện
Báo cáo từ Cục Điều tiết điện lực cho biết, thực hiện lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thị trường phát điện cạnh tranh chính thức đưa vào vận hành từ ngày 1/7/2012. Trải qua 5 năm vận hành, đến nay, đã có 87 nhà máy điện tham gia giao dịch trên thị trường, với tổng công suất đặt gần 23.000MW, tăng gần 3 lần so với thời điểm mới vận hành thị trường vào tháng 7/2012 (chỉ có 31 nhà máy điện).
Đối với thị trường bán buôn điện cạnh tranh vận hành thí điểm, đến nay đã có 99% (633/639) số điểm đo thuộc phạm vi ranh giới được thu thập trực tiếp từ xa về Trung tâm điều độ A0; Chất lượng số liệu đo đếm từng bước cải thiện, công tác công bố, đối soát, xác nhận số liệu đo đếm từng bước đi vào khuôn khổ, cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Đại diện Cục Điều tiết Điện lực – ông Lê Hồng Hải cho hay, thị trường điện đã giúp tăng tính minh bạch, công bằng trong việc lập lịch, huy động các nhà máy điện, góp phần tối ưu toàn hệ thống, tạo động lực và sự tin tưởng để thu hút các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo đại diện Cục Điều tiết điện lực, việc xác nhận số liệu đo đếm của các Tổng công ty điện lực cần thời gian thêm vì phạm vi số lượng số liệu đo đếm rất lớn, kiểm tra phương thức giao nhận điện năng khi có sự thay đổi lớn, cập nhật; xác nhận sản lượng của các nhà máy vùng sâu, vùng xa chậm do việc thu thập số liệu trực tiếp khó khăn dẫn đến việc xác nhận các bảng kê ngày chậm 2-3 ngày so với thời gian biểu quy định hiện hành.
Cùng với đó, hạ tầng công nghệ thông tin mới đáp ứng ở mức cơ bản, hệ thống SCADA chưa đầy đủ, gây hạn chế trong dự báo, lập kế hoạch, giám sát thị trường điện.Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Nhiệt điện Hải Phòng, khi tham gia vào thị trường điện, doanh nghiệp ký hợp đồng bán buôn nên có nhiều thuận lợi trong việc chủ động lập kế hoạch. Như trong mùa khô, vừa có thể phát sản lượng cao và lợi nhuận cao, có kế hoạch trong sửa chữa máy. Mùa mưa, doanh nghiệp bố trí sửa chữa các tổ máy để phục vụ trong mùa khô phát công suất cao.
Đồng quan điểm này, ông Phùng Văn Sinh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Phát điện 1 cũng cho rằng, thị trường phát điện cạnh tranh chính thức vận hành đã giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong tính toán, lập kế hoạch vận hành cho các nhà máy, lập lịch huy động và bảo dưỡng sửa chữa.
Tuy nhiên, theo ông Sinh, đối với các nhà máy nhiệt điện, do chào giá theo chi phí biến đổi nên giá thị trường trong ngày thay đổi từng chu kỳ giao dịch, dẫn tới phải tăng giảm tải nhiều lần trong ngày, ảnh hưởng tuổi thọ thiết bị và tăng nguy cơ sự cố.
Đối với các nhà máy thủy điện, khả năng vận hành tối ưu trong mùa lũ để giảm lưu lượng xả qua tràn cũng khó được đáp ứng trong các chu kỳ phụ tải thấp; Nhiều nhà máy phải chạy công suất thấp để điều chỉnh điện áp hệ thống trong các giờ thấp điểm hoặc các ngày có phụ tải thấp, gây ảnh hưởng đến doanh thu và tăng tỷ lệ điện tự dùng...
*Vẫn còn dư địa
Mặc dù, số lượng các nhà máy điện và công suất các nhà máy điện tham gia thị trường điện tăng đáng kể, từ 31 nhà máy điện trực tiếp lên 87 nhà máy, nhưng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, tỷ lệ phần trăm mới chỉ được 49% tổng công suất đặt hệ thống. Điều này cho thấy, vẫn còn có dư địa về pháp lý, cơ chế để đưa thêm các nhà máy tham gia vào thị trường điện.
Thực hiện lộ trình triển khai thị trường điện trong 2018, Bộ Công Thương đã triển khai thí điểm bán buôn điện cạnh tranh. Hiện Bộ Công Thương đang tích cực chuẩn bị cho bước tiếp theo, triển khai chính thức thị trường bán buôn điện cạnh tranh 2019.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực chia sẻ tại buổi Tổng kết. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
“Qua thí điểm, các đơn vị bước đầu đã làm quen thị trường bán buôn, chúng tôi đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng, đào tạo, các văn bản pháp lý cần thiết. Thời gian tới, chúng ta cần phải hoàn thiện sớm hành lang pháp lý cho thị trường bán buôn. Khó khăn lớn nhất là làm sao xây dựng cơ chế bù chéo cho các Tổng công ty Điện lực, vì hiện nay khâu phát điện – đầu vào chúng ta đã tiến hành thị trường, trong khi giá bán lẻ – đầu ra chúng ta vẫn tiếp tục điều tiết”, ông Tuấn nói.
Cục trưởng Nguyễn Anh Tuấn cũng cho hay, sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu của EVN tham gia thị trường điện. “Tất nhiên còn liên quan đến vấn đề triển khai cơ chế bù chéo giữa các Tổng công ty thế nào.
Tiếp theo là nghiên cứu đưa các nhà máy năng lượng tái tạo như điện, gió... tham gia thị trường điện, có thể thí điểm, rút kinh nghiệm. Đây là cơ chế khó vì đây là các nhà máy có nguồn phân tán, phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng, phương thức điều độ... Bằng các giải pháp này thì sẽ tăng được số lượng các nhà máy tham gia thị trường điện”.
Tại buổi tổng kết, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho hay, về thị trường điện, vẫn còn khá mới mẻ và nhiều việc cần phải làm.
Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để thị trường điện lực đưa vào vận hành đầy đủ các cấp độ, an toàn tin cậy, cung ứng điện đảm bảo hiệu quả kinh tế. Với các ý kiến từ các đơn vị, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu để hoàn thiện khung khổ pháp lý, đưa vào triển khai chính thức thị trường bán buôn điện cạnh tranh vào năm 2019.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Công Thương nói gì về Trung tâm điện lực tại Long An?
14:46' - 05/10/2018
Bộ chưa có cơ sở đánh giá để duyệt dự án này sử dụng điện khí LNG nhập khẩu như đề nghị của tỉnh
-
Doanh nghiệp
Long An kiến nghị xây dựng trung tâm điện lực sử dụng khí hóa lỏng
19:24' - 21/08/2018
UBND tỉnh Long An vừa kiến nghị Bộ Công Thương giữ nguyên quy hoạch Trung tâm Điện lực Long An và sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35'
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10'
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28'
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20'
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông
17:20'
Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam.