Đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm dừa phục vụ xuất khẩu
Theo UBND tỉnh Bến Tre, nhằm cụ thể hóa Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với tình hình thực tế địa phương, tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực (cây dừa) đến năm 2030.
Theo đó, tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu ổn định diện tích vườn dừa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của vườn dừa; phát triển diện tích vườn dừa canh tác theo hướng hữu cơ trên cơ sở liên kết chuỗi giá trị bền vững.Địa phương đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm dừa thông qua việc chứng nhận hữu cơ, GAP và tương đương; cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói,… theo yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu, khảo nghiệm về giống dừa, cung cấp cây giống dừa chất lượng cao cho nhu cầu trồng mới và cải tạo vườn dừa lão, kém hiệu quả; thực nghiệm trình diễn các mô hình canh tác dừa tiên tiến, hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, Bến Tre nghiên cứu phát triển, đa dạng hoá, chế biến sâu sản phẩm dừa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm dừa, xây dựng thương hiệu vững chắc trên các thị trường xuất khẩu chủ lực; nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành dừa, hiệu quả sản xuất, đời sống dân cư nông thôn và bảo vệ môi trường.Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, tỉnh Bến Tre phát triển ổn định diện tích dừa khoảng 79.000 ha. Tỉnh xây dựng vùng sản xuất tập trung dừa, gắn với phát triển chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tuần hoàn và chế biến sâu các sản phẩm dừa.
Cụ thể, tỉnh phát triển 1.500 ha dừa hữu cơ, nâng tổng diện tích dừa hữu cơ toàn tỉnh lên 20.000 ha; diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng khoảng 2.000 ha. Giai đoạn này, giá trị sản xuất ngành sản xuất chế biến dừa tăng bình quân từ 17,2%/năm; kim ngạch xuất khẩu dừa tăng bình quân 23,58%/năm, đạt khoảng 1 tỷ USD. Giai đoạn 2026- 2030, Bến Tre duy trì và phát triển ổn định diện tích dừa khoảng 80.000 ha. Giai đoạn này, tỉnh phát triển 5.000 ha dừa hữu cơ, nâng tổng diện tích dừa hữu cơ toàn tỉnh lên 25.000 ha. Diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng khoảng 6.000 ha. Giá trị sản xuất ngành sản xuất chế biến dừa tăng bình quân từ 15,74%/năm; kim ngạch xuất khẩu dừa tăng bình quân 14,87%/năm, đạt khoảng 2 tỷ USD. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh, để đạt được mục tiêu về phát triển cây công nghiệp chủ lực (cây dừa) đến năm 2030, tỉnh sẽ triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về tuyên truyền; xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển chuỗi giá trị; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và biến dừa; đẩy mạnh phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển dịch vụ du lịch. Theo đó, tỉnh thường xuyên cập nhật thông tin, các quy định về xuất nhập khẩu dừa của các quốc gia trên thế giới để thông tin, chuyển kịp thời đến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu dừa. Đồng thời, vận động, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ dừa, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng ngành dừa nói riêng, ngành nông nghiệp tỉnh nói chung. Bến Tre phát triển ổn định, bền vững vùng sản xuất dừa tập trung của tỉnh. Tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng chuỗi giá trị dừa, phát triển sản xuất dừa hữu cơ, xây dựng mã số vùng trồng dừa tươi để đáp ứng nhu cầu tối đa nguyên liệu dừa chất lượng phục vụ cho chế biến và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đến năm 2025, tỉnh duy trì và phát triển được 20.000 ha dừa hữu cơ, 2.000 ha dừa tươi được cấp mã số vùng trồng. Đến năm 2030, duy trì và phát triển 25.000 ha dừa hữu cơ, 6.000 ha dừa tươi được cấp mã số vùng trồng. Thêm vào đó, tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, củng cố, phát triển hợp tác xã và tổ hợp tác. Tỉnh ưu tiên hỗ trợ thành lập mới và nâng cao năng lực hoạt động cho hợp tác xã hoạt động sản xuất, chế biến. Địa phương tập trung đào tạo nâng cao năng lực nguồn nhân lực ban quản trị các hợp tác xã, nguồn vốn cho hợp tác xã tham gia liên kết sản xuất dừa. Tỉnh tập trung xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp đủ mạnh, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị dừa, giữ vai trò hạt nhân kết nối thị trường; chia sẻ lợi ích, rủi ro giữa các tác nhân trong chuỗi. Tỉnh duy trì đối thoại thường xuyên giữa doanh nghiệp với các cơ quan hành chính nhà nước để tìm giải pháp giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu dừa... Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre Huỳnh Quang Đức cho biết, thời gian qua, nhận thức của người dân tham gia vào kinh tế hợp tác gắn với xây dựng chuỗi giá trị nông sản trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng lên. Tỉnh bước đầu hình thành vùng nguyên liệu, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Riêng chuỗi dừa, đến nay, có 32 tổ hợp tác, 34 hợp tác xã tham gia vùng sản xuất gắn với chuỗi giá trị dừa, với quy mô hơn 10.094 ha và 7.048 thành viên. Tỉnh xây dựng vùng sản xuất dừa với tổng diện tích 23.747 ha (chiếm 30% diện tích dừa toàn tỉnh).Trong 3 năm qua, tỉnh đã phát triển thêm 8.762 ha dừa hữu cơ, nâng tổng diện tích dừa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ lên 18.525 ha; trong đó diện tích đạt chứng nhận là 12.882,7 ha.
- Từ khóa :
- dừa xuất khẩu
- dừa bến tre
- bến tre
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
18:17' - 08/05/2024
Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh Bến Tre, tính đến ngày 2/5, giải ngân các nguồn vốn đầu tư công theo kế hoạch (bao gồm cả vốn kéo dài) đạt hơn 1.104 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 25,33% so với kế hoạch.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre đầu tư hơn 300 tỷ đồng khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển
14:00' - 07/05/2024
Để khắc phục sạt lở, tỉnh Bến Tre đang triển khai thi công khẩn cấp hai công trình bờ kè chống sạt lở lớn ven sông, ven biển ở các huyện Châu Thành và Ba Tri đảm bảo đạt tiến độ, chất lượng đề ra.
-
Kinh tế và pháp luật
Bến Tre kiến nghị điều chỉnh Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
11:05' - 07/05/2024
Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre đã có buổi tiếp xúc lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Chờ diễn biến nguồn cung, giá dầu biến động nhẹ
15:52' - 24/03/2025
Chiều 24/3, giá dầu tại thị trường châu Á tăng nhẹ, khi nhà đầu tư cân nhắc tác động của lệnh trừng phạt đối với Iran và các cuộc đàm phán liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
-
Hàng hoá
Giá đồng có thể lập mức cao kỷ lục mới khi Mỹ đẩy mạnh mua vào
15:16' - 24/03/2025
Lần này, thị trường biến động mạnh sau tuyên bố của ông Trump về khả năng áp thuế đối với nhập khẩu đồng. Dù Mỹ chưa áp thuế rộng rãi, giá đồng đã tăng hơn 1.400 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm nhẹ khi thị trường theo sát đàm phán Nga-Ukraine
11:23' - 24/03/2025
Trong phiên giao dịch sáng 24/3 giá dầu giảm do thị trường tập trung vào tiến triển của các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Giá sầu riêng tại Tiền Giang đang tăng mạnh
11:04' - 24/03/2025
Giá sầu riêng tại Tiền Giang đang tăng mạnh, nông dân các vùng chuyên canh hết sức phấn khởi bởi có thu nhập cao từ cây trồng đặc sản.
-
Hàng hoá
Cà phê duy trì đà tăng giá
08:36' - 24/03/2025
Yếu tố thời tiết bất lợi tại hai quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới là Brazil và Việt Nam đã đẩy giá mặt hàng này lên cao trong tuần qua
-
Hàng hoá
Nhu cầu nhập khẩu ngô của Trung Quốc có thể giảm 50% trong năm 2025
08:23' - 24/03/2025
Theo China News Service, nhu cầu nhập khẩu ngô của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm khoảng 50% trong năm 2025, khi nguồn cung trong nước mở rộng.
-
Hàng hoá
Giá ca cao tại Bà Rịa-Vũng Tàu tăng kỷ lục
15:44' - 22/03/2025
Hiện nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang bước vào vụ thu hoạch ca cao. Giá ca cao lại đang tăng lên mức kỷ lục từ trước tới nay, khiến bà con vui mừng, phấn khởi.
-
Hàng hoá
Mỹ nhập khẩu trứng để giải quyết khủng hoảng do dịch cúm gia cầm gây ra
14:57' - 22/03/2025
Trong thời gian gần đây, giá trứng tại Mỹ tăng vọt do nhiều đợt bùng phát dịch cúm gia cầm ở nước này, buộc nông dân phải tiêu hủy ít nhất 30 triệu con gia cầm, kéo theo việc hạn chế mạnh nguồn cung.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới duy trì xu hướng đi lên do nguồn cung biến động
14:23' - 22/03/2025
Giá dầu thế giới biến động mạnh trong tuần qua với xu hướng chủ đạo là tăng do lo ngại về nguồn cung và chính sách tiền tệ của Mỹ.