Đà tăng khá “nóng” của bitcoin liệu có sớm “nguội”?
Nổi tiếng nhất trong số các loại tiền điện tử thông dụng và cũng là mốc để tất cả các loại tiền khác được so sánh, bitcoin thời gian gần đây đã ghi nhận đà tăng khá ấn tượng và đang ở quanh mức cao nhất của một năm. Giữa bối cảnh đó, bất kỳ dự báo nào về triển vọng của đồng tiền điện tử này cũng có vẻ khả quan.
Tính từ đầu năm tới nay, giá bitcoin đã tăng hơn 70% và trở thành một trong những tài sản tăng giá mạnh nhất. Trong khoảng 5.660 loại tiền điện tử đang được giao dịch trên thị trường tính đến tháng 6/2020, bitcoin là loại tiền điện tử phổ biến nhất và lớn nhất thế giới khi chiếm đến 66% tổng vốn hóa thị trường với tổng giá trị ước đạt hơn 168 tỷ USD. Câu hỏi được đặt ra ở đây là chuyện gì đang thúc đẩy bitcoin đi lên, và liệu đà tăng này có thể kéo dài hay không? *Những yếu tố đang “tiếp sức” cho bitcoin Yếu tố đầu tiên cần chú ý tới là hoạt động đầu cơ. Chuỗi tăng giá “nóng” của bitcoin đã thu hút dòng tiền cũng “nóng” không kém từ những người đang tìm cách kiếm lời nhanh từ đồng tiền điện tử này. Chính những nhà đầu tư này đang giúp bitcoin tăng giá. Nhưng nếu đà tăng giá hạ nhiệt, họ cũng sẽ rút đi và giá bitcoin sẽ có thể rơi xuống.Yếu tố hỗ trợ thứ hai và bền vững hơn cho bitcoin đến từ khả năng đóng vai trò như một nơi trú ẩn tài chính an toàn của đồng tiền này trong những thời điểm bất thường, ngay cả theo các tiêu chuẩn thông thường. Giữa lúc dịch COVID-19 hoành hành trên toàn cầu, các nước phương Tây và Trung Quốc đối đầu với nhau cùng những bất ổn xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 11 nổi lên, những điều thường được coi là khiếm khuyết của bitcoin như ẩn danh người giao dịch và tính phi tập trung hóa lại trở thành thế mạnh. Bởi vì chúng nhấn mạnh sự “cách ly” của đồng tiền điện tử này với các Chính phủ.
Ngoài ra, bitcoin được cho là bị giới hạn về số lượng đồng tiền có thể được tạo ra, đồng nghĩa là lạm phát gần như không thể xảy ra với đồng tiền này này. Bitcoin không giống như các loại tiền tệ chính thống khác, nơi các ngân hàng trung ương luôn có quyền tăng số lượng tiền in ra thị trường. Yếu tố thứ ba hiện có thể đang thúc đẩy dòng vốn chảy vào bitcoin là mức lợi nhuận thấp của các tài sản thông thường khác. Với cái gọi là các tài sản phi rủi ro như tiền mặt hoặc trái phiếu chính phủ có lợi suất rất thấp, cơ hội thu về được một khoản tiền đáng kể từ giao dịch hoặc đầu tư vào bitcoin rõ ràng là rất hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Cuối cùng, sự sụt giảm của đồng USD trong những tháng gần đây có thể đã “đánh bóng” thêm cho sức hút của bitcoin. Ba tháng trước, vào ngày 20/5, giá đồng USD ở mức 0,9108 euro. Vào ngày 21/8, đồng bạc xanh đã giảm xuống còn 0,8848 euro. Ngược lại, bitcoin gần đây đã có một giai đoạn tăng giá ít bị gián đoạn. Trong phiên 21/8, đồng tiền này được giao dịch ở mức 11.783 USD, vẫn quanh mức cao nhất trong 12 tháng là 12.046 USD/bitcoin ghi nhận vào ngày 18/8 trước đó. Nhìn chung, những yếu tố trên vẫn sẽ hỗ trợ đà tăng cho bitcoin trong ngắn hạn. Yếu tố có nhiều biến động nhất chính là hoạt động đầu cơ của giới đầu tư, nhưng miễn là bitcoin mang lại lợi nhuận đủ cao thì các nhà đầu cơ vẫn sẽ ở lại cuộc chơi này. * “Cơn sốt” của bitcoin có kéo dài? Tuy đang có nhiều yếu tố thuận lợi, xét về vai trò là một “bến đỗ an toàn” trong “cơn bão” tài chính, bitcoin không phải là bến đỗ duy nhất. Vàng vẫn là một đối thủ mạnh mẽ của đồng tiền điện tử này, do những lợi thế hiện có của bitcoin (gồm giới hạn về số lượng đồng tiền có thể được tạo ra và sự độc lập với các chính phủ) thì từ lâu vàng đã có. Và những người ưa thích kim loại quý này có thể chỉ ra rằng chuỗi hiệu suất ấn tượng của vàng đã kéo dài hơn 11 năm qua. Còn khi xét về yếu tố lợi nhuận xuống thấp của các tài sản thông thường khiến bitcoin trở nên hấp dẫn hơn, triển vọng của những tài sản trên vẫn chưa rõ ràng là sẽ tệ đi hay khởi sắc trong thời gian tới. Hiện có rất ít khả năng lãi suất cơ bản hoặc lợi suất trái phiếu chính phủ sẽ tăng đáng kể trong ngắn hạn. Đối với sự sụt giảm giá trị của đồng USD, phần lớn ảnh hưởng đến từ diễn biến chính trị và xã hội ở Mỹ. Nhiều nhà đầu tư tin rằng một chiến thắng của ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden sẽ có lợi hơn là việc Tổng thống Donald Trump tái đắc cử một nhiệm kỳ 4 năm nữa. Họ cũng tin rằng việc cựu Phó Tổng thống Mỹ bước chân vào Nhà Trắng sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh trở lại trạng thái được coi là “bình thường” trước đây. Tất nhiên, ông Biden có thể sẽ không đắc cử. Và ngay cả khi ông chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay, bộ phận theo hướng cánh tả của đảng Dân chủ có thể thúc đẩy chính sách kinh tế theo hướng không thực sự thuận lợi cho kinh doanh. Song trong ngắn hạn, điều này sẽ chưa hoàn toàn thay đổi một yếu tố thuận lợi cho bitcoin là mức lợi nhuận của các loại tài sản khác xuống thấp. Đây cũng là yếu tố chính thúc đẩy bất cứ kỳ vọng nào cho triển vọng của bitcoin. Còn về trung hạn, giới quan sát phần nhiều tin rằng xu hướng “nóng” hiện tại rồi sẽ "nguội" đi. Bất kỳ ai đang nắm giữ bitcoin vẫn nên cẩn trọng vì đồng tiền này đã từng trải qua những lần lao dốc bất ngờ trước đây mà không hề có dấu hiệu báo trước./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin chạm mức cao nhất kể từ tháng 7/2019
10:33' - 18/08/2020
Trong khoảng 5.660 loại tiền điện tử đang được giao dịch trên thị trường tính đến tháng 6/2020
-
Ý kiến và Bình luận
JP Morgan: Nhà đầu tư trẻ thích bitcoin, giới lớn tuổi vẫn chuộng vàng
10:01' - 10/08/2020
Trong một báo cáo ngắn gửi tới khách hàng gần đây, ngân hàng JPMorgan cho biết có một sự phân chia giữa các thế hệ nhà đầu tư nhỏ lẻ dựa trên loại tài sản thay thế yêu thích của họ.
-
Ngân hàng
Tiền điện tử Bitcoin tăng vượt mức 10.000 USD/bitcoin
10:53' - 27/07/2020
Sau nhiều tuần chỉ biến động nhẹ, đồng tiền điện tử bitcoin ngày 26/7 đã tăng vượt mức 10.000 USD/bitcoin lần đầu tiên kể từ đầu tháng 6/2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
“Cầm cương” lạm phát – Fed đối mặt với thách thức
16:16'
Số liệu mới về lạm phát tại Mỹ đang không đi theo hướng mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mong muốn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng euro chao đảo, báo hiệu bất ổn thị trường toàn cầu
16:00'
Đồng euro đang hướng đến tháng mất giá mạnh nhất kể từ đầu năm 2022, khiến các nhà phân tích lo ngại rằng sự biến động tiền tệ có thể gây ra bất ổn thị trường toàn cầu tiếp theo.
-
Tài chính & Ngân hàng
ADB và Mastercard hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
15:26'
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo đã ký biên bản ghi nhớ với Quỹ Tác động Mastercard để hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Kịp thời điều chỉnh những vấn đề thuế phát sinh trong thực tiễn
13:16'
Đại biểu Quốc hội nhìn nhận sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp là rất kịp thời và cần thiết để đảm bảo thu ngân sách nhà nước, kịp thời điều chỉnh những vấn đề thuế phát sinh trong thực tiễn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng ruble trượt qua ngưỡng 110 ruble/USD
13:05'
Ngân hàng trung ương Nga cho biết họ đã quyết định không mua ngoại tệ trên thị trường trong nước từ ngày 28/11 đến hết năm nay nhằm giảm sự biến động của thị trường tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Số liệu mới về lạm phát củng cố thêm điều kiện để BoJ tăng lãi suất
07:52'
Ông Seisaku Kameda, cựu chuyên gia kinh tế hàng đầu của BoJ nhận định lạm phát ngành dịch vụ đang lan rộng hơn, mặc dù đà tăng không mạnh như BoJ gợi ý.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
07:51'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
NHNN: Yêu cầu các tổ chức tín dụng ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay
20:36' - 27/11/2024
Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Có lộ trình để tránh tạo “cú sốc”
17:05' - 27/11/2024
Đại biểu Quốc hội đều nhất trí việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng phải dựa trên cơ sở cân nhắc sự hài hòa giữa tăng thu ngân sách nhà nước, thay đổi hành vi tiêu dùng với đảm bảo việc làm...