Đại biểu Quốc hội: Cần xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo
Chia sẻ những quan điểm bên hành lang Kỳ họp ngày 20/11, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo; đồng thời tán thành cao với việc lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp.
Hòa thượng Thích Thanh Quyết, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh đồng tình với dự án Luật Nhà giáo được Chính phủ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp này. Đại biểu cho rằng, Luật Nhà giáo được thông qua thì lần đầu tiên trong lịch sự phát triển của ngành giáo dục nước nhà có một luật riêng đủ tư cách pháp lý để điều chỉnh các hoạt động của nhà giáo.
Vì nhà giáo là yếu tố then chốt trong đạo thầy trò - tôn sư trọng đạo, là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Vì bản chất của giáo dục luôn luôn vận động, biến đổi, phát triển không ngừng để đạt đến tính hợp lý của nó.
“Việc chúng ta xây dựng và thảo luận Luật Nhà giáo đúng vào ngày nhà giáo hôm nay đã thể hiện một thái độ tôn vinh, trân trọng đối với hoạt động dạy học và mối quan hệ thiêng liêng của đạo thầy trò”, đại biểu Thích Thanh Quyết nhấn mạnh.
Đại biểu tỉnh Quảng Ninh cũng tán thành với cấu trúc tổng thể và các chính sách trong dự thảo luật, đặc biệt là những quy định rõ ràng về quyền, nghĩa vụ và việc bảo vệ nhà giáo, đây là điểm mới quan trọng. Thực tế hiện nay nhiều lúc, nhiều nơi có một số phụ huynh và người dân có những hành vi, thái độ rất không phù hợp với truyền thống văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trong luật quy định về chuẩn nhà giáo, đại biểu cho rằng rất hợp lý, nó là cách quản lý hiện đại, có chiều sâu. Nói về thu nhập, đại biểu cho rằng lương của nhà giáo phải được tính toán, sắp xếp để dù ở khối trường công hay trường tư, ở thành thị, nông thôn hay miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người cũng có mức lương tương xứng, đủ sống, mới phát huy chuyên môn, tâm huyết, sở trường của mình. Việc này trong luật đưa ra những quy định là rất hợp lý. Theo đại biểu, tốt nhất là có một thang bảng lương riêng cho nhà giáo để cụ thể hóa quan điểm của Đảng và của Quốc hội. Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo vẫn chưa tạo động lực mạnh mẽ, chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Theo đại biểu, quy định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp là chưa rõ ràng, dễ dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau; các phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Từ thực tế đó, đại biểu tỉnh Trà Vinh đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo, bảo đảm mức lương cao hơn, rõ ràng so với các ngành khác trong khối hành chính sự nghiệp. Tăng phụ cấp ưu đãi nghề đặc biệt ở các khu vực khó khăn, với tỷ lệ phụ cấp từ 50 đến 100% tùy theo mức độ đặc thù của từng địa phương. Quy định rõ mức độ ưu tiên và cơ chế thực thi cho nhà giáo ngành nghề đặc thù, bảo đảm công bằng, hiệu quả. Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), hiện đang áp bảng lương của viên chức cho đội ngũ nhà giáo. Vì vậy, kể cả có nâng thành mức cao nhất trong bảng thì vẫn là không phù hợp, cần xây dựng bảng lương riêng để phù hợp với đặc điểm, vị trí công việc của nhà giáo. Đặc biệt, cần quy định nhà giáo là đối tượng được mua nhà ở xã hội như đối với sĩ quan trong quân đội. Chế độ tiền lương cần bù đắp thỏa đáng hao phí lao động, để nhà giáo yên tâm công tác… Nhiều đại biểu đề nghị việc xếp lương cao nhất trong bậc lương phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo, bởi tầm quan trọng, vai trò quyết định của hệ thống giáo viên đối với nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội: "Bàn làm chứ không bàn lùi" dự án đường sắt tốc độ cao
19:10' - 20/11/2024
Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao
07:39' - 20/11/2024
Ngày 20/11, Quốc hội tiến hành đợt 2 của Kỳ họp thứ 8. Phiên chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Không để hoạt động khai thác khoáng sản ảnh hưởng đến đời sống nhân dân
16:18' - 15/11/2024
Tiếp tục Chương trình làm việc, chiều 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao
21:37'
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao, với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất Đông Nam Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông quan hàng hóa cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc)
21:23'
Ngày 31/3, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang cùng Cục Thương vụ Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức lễ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác phát triển đường sắt giữa Việt Nam – Hàn Quốc
20:19'
Ngày 31/3, Bộ Xây dựng Việt Nam phối hợp với Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác đường sắt Việt Nam - Hàn Quốc năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Bỉ
19:52'
Chiều 31/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Các vấn đề châu Âu và Hợp tác phát triển Bỉ Maxime Prevot.
-
Kinh tế Việt Nam
Những tiếng nói kỳ vọng từ các doanh nghiệp
19:28'
Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế, song kinh tế tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Bỉ ký kết hợp tác phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu
19:23'
Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam – một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Dấu ấn trong kiến thiết hạ tầng
19:13'
Với ba đột phá chiến lược của đất nước: thể chế - hạ tầng - nhân lực, có thể nói dấu ấn kinh tế tư nhân in đậm trong đột phá hạ tầng của Việt Nam những năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Vững mạnh cùng kinh tế đất nước
19:12'
Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang: Động lực chiến lược cho Việt Nam trong kỷ nguyên mới
19:02'
Trên bước đà chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tư nhân một lần nữa được Đảng, Nhà nước đặt nhiều kỳ vọng bứt phá và phát triển.