Đại biểu Quốc hội cảnh báo bẫy tín dụng đen công nghệ
Tại phiên thảo luận, một số đại biểu Quốc hội đã cảnh báo về các bẫy tín dụng đen kiểu mới thời công nghệ với nhiều chiêu thức và thủ đoạn đòi nợ tinh vi, tàn khốc hơn rất nhiều so với kiểu tín dụng đen truyền thống.
* Vay vài triệu, nợ hàng trăm triệu đồng Theo Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn), thời gian qua sau khi bị cơ quan chức năng truy quét, triệt phá quyết liệt, kiểu tín dụng đen truyền thống với chiêu thức đòi nợ là tạt sơn, ném chất bẩn vào nhà người vay đã giảm, nhưng gần đây lại nổi lên tình trạng cho vay qua mạng hay còn gọi là cho vay qua các ứng dụng điện thoại di động (app), trong đó nhiều ứng dụng cho vay với mức lãi suất “cắt cổ” và thủ đoạn đòi nợ tàn khốc hơn rất nhiều.Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho biết, hiện nay chỉ cần lên mạng gõ từ khóa “vay trực tuyến” hoặc “vay qua app”, lập tức sẽ hiện lên hàng loạt các địa chỉ cho vay. Đặc điểm của loại hình cho vay này là đơn giản, nhanh chóng, không cần gặp mặt và không cần thế chấp tài sản.
Người vay chỉ cần gửi ảnh chụp khuôn mặt, ảnh chụp chứng minh thư nhân dân, cung cấp số tài khoản ngân hàng, đặc biệt phải chấp thuận điều kiện cho phép các ứng dụng này được truy cập vào danh bạ điện thoại. Nếu chấp thuận các điều kiện này, chỉ sau 10 phút, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của người vay. Nhưng cũng kể từ đây, những kẻ đứng ẩn sau những ứng dụng này sẽ có được toàn bộ số điện thoại Zalo, facebook của người thân, đồng nghiệp, bạn bè của người vay để sử dụng cho các mục đích sau này.
Đặc điểm của loại hình cho vay này là số tiền trao tay nhỏ và thời gian cho vay ngắn hạn, khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, trên thực tế, người vay chỉ nhận được 2/3 số tiền trên hợp đồng vay, 1/3 số tiền còn lại người cho vay giữ để trừ vào tiền lãi, phí các loại dịch vụ. Hết hạn trả nợ, nếu người vay không trả được nợ, nhân viên của ứng dụng tiếp tục giới thiệu các ứng dụng mới để người vay tiếp tục vay của ứng dụng sau để trả cho ứng dụng trước. Trên thực tế đã có hàng chục nghìn người dính vào bẫy tín dụng đen kiểu này với số nợ lên đến hàng trăm triệu đồng, mặc dù ban đầu chỉ vay vài triệu đồng để tiêu dùng. Có những nạn nhân cho biết ban đầu chỉ vay 8 triệu đồng của hai ứng dụng và khi đến hạn không có tiền trả, nhân viên của ứng dụng giới thiệu cho ứng dụng mới để vay trả nợ.Sau vài tháng từ chỗ chỉ vay 8 triệu đồng đã thành vay nợ hơn 200 triệu đồng để trả nợ và từ chỗ chỉ vay của hai ứng dụng (app), đến nay đã phải vay của 64 ứng dụng với số tiền lãi và tiền phạt tăng theo cấp số nhân hàng ngày.
“Có thể thấy là loại hình tín dụng đen kiểu mới đã biến những con nợ nhỏ thành những con nợ lớn, chất chồng những khoản nợ không thể trả nổi”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh. Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cũng nêu lên những đau khổ mà các nạn nhân phải trải qua. Từ những vụ việc vừa qua cho thấy cách đòi nợ của các ứng dụng cho vay còn tàn khốc hơn cả tín dụng đen truyền thống. Đòi nợ bằng cách khủng bố tinh thần của người vay, từ gọi điện thoại truy lùng suốt ngày đêm với những lời lẽ thô tục, độc ác đến sử dụng mạng xã hội để phát tán hình ảnh người vay để làm nhục họ.Không những thế, các đối tượng còn gọi điện cho tất cả những người có trong danh bạ điện thoại để bêu riếu người vay nhằm gây sức ép trả nợ, thậm chí có những cháu nhỏ là con cái của người vay cũng bị khủng bố tinh thần khiến các cháu xấu hổ, không dám tới trường.
“Có những trường hợp cha đi vay tiền, nhưng con bị lập bàn thờ trên mạng xã hội hết sức độc ác và có những người vì không chịu nổi áp lực này đã tự tìm đến cái chết để giải thoát như các trường hợp ở Kiên Giang, Tiền Giang và Tây Ninh thời gian qua”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy chia sẻ. * Tín dụng đen công nghệ đang lách luật, hoành hànhĐại biểu Nguyễn Thị Thủy cho biết, sở dĩ tín dụng đen kiểu mới hoành hành thời gian qua là do các đối tượng đã có những thủ đoạn lách luật. Theo quy định của Bộ luật Hình sự, một trong những yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi là phải vượt mức trần lãi suất pháp luật quy định. Tuy nhiên, vừa qua các đối tượng đã lách luật bằng cách để lãi suất luôn ở dưới mức trần pháp luật quy định, còn lại là dồn vào tiền phí và tiền phạt vi phạm.
Cũng theo quy định của pháp luật hiện hành, pháp luật chỉ khống chế mức trần lãi suất, không khống chế mức trần đối với tiền phạt vi phạm. Mức tiền phạt vi phạm là do các bên tự thỏa thuận và vừa qua công an các địa phương đã truy quét nhiều nhóm cho vay qua ứng dụng, trong đó có những vụ số tiền phạt và số tiền lãi lên đến hơn 1.000%/năm. Đây cũng là điểm khó khăn cho cơ quan chức năng khi xử lý các vụ việc liên quan đến tín dụng đen công nghệ. Để phòng, chống loại hình tội phạm đặc biệt nghiêm trọng này, đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị Bộ Công an thông tin đầy đủ các phương thức, thủ đoạn của tín dụng đen công nghệ để người dân chủ động phòng tránh. Các cơ quan tố tụng Trung ương khẩn trương tổng kết những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật trong xử lý loại tội phạm này và kiến nghị Quốc hội sửa các quy định của pháp luật có liên quan. Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu để có các khoản vay nhỏ với thủ tục xét duyệt vay nhanh chóng, thuận lợi, giúp người dân có nhu cầu, dễ dàng tiếp cận được các khoản tín dụng này. Chia sẻ quan điểm với đại biểu Nguyễn Thị Thủy, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho biết, mặc dù thời gian qua ngành Công an đã rất quyết liệt đấu tranh với loại tội phạm tín dụng đen, nhưng vẫn còn đó những vấn đề tồn tại mà nếu như không có giải pháp hữu hiệu thì loại hình tội phạm này vẫn hiện hữu như một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, theo đại biểu, mục đích vay trong dân rất đa dạng, nhiều trường hợp không thể đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. “Thực ra các ngân hàng tạo điều kiện rất dễ dàng cho người dân vay tiền nhưng không phải nội dung gì cũng cho vay, trong khi tín dụng đen thậm chí sẵn sàng cho vay ngay cả với mục đích là đánh bạc”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương chia sẻ. Một vấn đề nữa, theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương là thời gian giải quyết hồ sơ vay. Trong khi các ngân hàng phải mất hàng giờ, thậm chí nhiều ngày xét duyệt thì với tín dụng đen chỉ cần vài phút là có thể cho vay./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Phạm Phú Quốc
18:04' - 03/11/2020
Chiều 3/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Ba lưu ý của Đại biểu Quốc hội về đầu tư các tuyến đường sắt đô thị
16:09' - 03/11/2020
Ngày 3/11, tiếp tục chương Kỳ họp thứ 10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 6/11, Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10
10:34' - 01/11/2020
Tuần đầu của đợt họp thứ 2 của Kỳ họp thứ 10, các đại biểu Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội bắt đầu từ ngày 2-6/11.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Nhiều chuyển biến tích cực
10:10'
Sau 7 năm chống IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC, hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang vào cuộc với quyết tâm, nỗ lực rất cao, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
-
Kinh tế Việt Nam
Gia tăng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP
09:55'
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ hiện cũng rất được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:55'
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác Ấn Độ
07:50'
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối, hợp tác với các đối tác, bạn hàng của Ấn Độ trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh 3 mục tiêu chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại Cần Thơ
21:24' - 28/11/2024
CGGC mong muốn hợp tác với thành phố Cần Thơ xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để phát điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
20:22' - 28/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng thu hút thêm dự án FDI 177 triệu USD
19:59' - 28/11/2024
Đến nay, đã có tổng cộng 521 dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung – giai đoạn 1 và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.