Đại hội cổ đông BIDV 2021 bàn việc tăng lợi nhuận 44%, chào bán 8,5% vốn điều lệ
Theo đó, năm 2021, BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ở mức 44% so với năm 2020, đưa lợi nhuận hợp nhất lên 13.000 tỷ đồng. Tăng trưởng dư nợ tín dụng dự kiến tăng từ 10 - 12%, huy động vốn tăng trưởng từ 12 - 15%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,6% và tỷ lệ trả cổ tức không thấp hơn mức thực hiện năm 2020.
Tại Đại hội, BIDV đã xin ý kiến cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng lên 48.524 tỷ đồng, tương đương tăng 20,6% so với ngày 31/12/2020. Phương án tăng vốn gồm phát hành 207,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%), phát hành 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%) và phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, tương đương 8,5% vốn điều lệ.
Thời gian thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến trong quý III và IV/2021. Trong khi đó, thời gian thực hiện chào bán cổ phần mới dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2022 sau khi được chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài việc chào bán cổ phần riêng lẻ và chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng tính linh hoạt cho kế hoạch tăng vốn, căn cứ tình hình cụ thể của thị trường, BIDV sẽ xây dựng phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi cho phù hợp với thực tế và phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP).
Tính đến cuối năm 2020, hệ số an toàn vốn (CAR) của BIDV chỉ ở mức 8%, mức tối thiểu theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo lãnh đạo ngân hàng, kế hoạch tăng vốn để đảm bảo nhu cầu vốn trong mọi hoàn cảnh, điều kiện; trong đó, tăng vốn điều lệ là một trong những nguồn vốn nền tảng, giúp cho các nguồn tăng thứ cấp khác.
Vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sẽ được sử dụng toàn bộ để bổ sung vốn kinh doanh, được phân bổ vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV với cơ cấu hợp lý và đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả, an toàn, tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông.
Trước đó, năm 2019, BIDV đã hoàn thành tăng vốn từ phát hành cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, nâng tổng mức vốn điều lệ lên 40.220 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần đạt mức 14.292 tỷ đồng.
Ngoài ra, BIDV đã trình cổ đông kế hoạch chuyển đổi Chi nhánh BIDV Yangon tại Myanmar thành ngân hàng con. Tại thời điểm 31/12/2020, Chi nhánh BIDV Yangon có tổng tài sản đạt khoảng 120 triệu USD, vốn điều lệ 85 triệu USD, huy động vốn đạt 34 triệu USD, dư nợ cho vay đạt khoảng 23 triệu USD.
Đại hội cũng tiến hành trình cổ đông thông qua việc bầu bổ sung và miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Về phía Hội đồng quản trị, ông Lê Ngọc Lâm, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành BIDV được bầu giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị BIDV nhiệm kỳ 2017 - 2022; ông Nguyễn Quang Huy, Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được bầu giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị độc lập BIDV nhiệm kỳ 2017 - 2022 từ ngày 1/5/2021; miễn nhiệm chức vụ thành viên Hội đồng quản trị độc lập BIDV nhiệm kỳ 2017 - 2022 đối với ông Lê Việt Cường từ ngày 1/5/2021 theo nguyện vọng cá nhân.
Về phía Ban kiểm soát, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Ban Kế hoạch BIDV được bầu giữ chức vụ thành viên Ban kiểm soát BIDV nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Với sự bổ sung này, Hội đồng quản trị BIDV sẽ có 11 thành viên, trong đó có 1 thành viên là người nước ngoài, 1 thành viên Hội đồng quản trị độc lập, Ban kiểm soát có 3 thành viên.
Tại Đại hội, BIDV cũng trình cổ đông thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung điều lệ và thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính của ngân hàng.
Năm 2020, BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 9.026 tỷ đồng, vượt kế hoạch tài chính 106%, tuy nhiên giảm 15,9% so với năm 2019 do BIDV chủ động giảm thu nhập hơn 6.400 tỷ đồng để thực hiện cơ cấu nợ và miễn giảm lãi, phí cho khách hàng khó khăn do dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Tổng tài sản đạt 1.516.686 tỷ đồng, tăng trưởng 1,8% so với năm 2019 và tiếp tục là ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1.438.520 tỷ đồng, tăng trưởng 8,5% so với năm 2019. Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2020 đạt 1.402.248 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với năm 2019; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.295.533 tỷ, tăng trưởng 9,1%; chiếm 11% thị phần tiền gửi toàn ngành.
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2020 đạt 193.000 tỷ đồng, đứng thứ 5 thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2020, cổ phiếu BID đóng cửa ở mức 47.900 đồng/cổ phiếu, tăng 56% so với thời điểm "đáy" tháng 3/2020, tăng 4% so với đầu năm 2020.
Tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát tốt, góp phần cải thiện chất lượng tín dụng toàn hệ thống. Cụ thể, dư nợ lĩnh vực bất động sản tăng trưởng 1,9% (toàn ngành tăng 11,9%), dư nợ lĩnh vực chứng khoán tăng 10% (toàn ngành tăng 15%). Đặc biệt, dư nợ tín dụng cho vay các dự án BT, BOT trong lĩnh vực giao thông giảm 4,8% (toàn ngành chỉ giảm 1,8%).
Tỷ lệ nợ xấu theo kiểm soát ở mức 1,54%. Các chỉ tiêu sinh lời trên tổng tài sản và trên vốn sở hữu (ROA và ROE) lần lượt đạt 0,48% và 9,18%.
Năm 2020, BIDV nộp ngân sách nhà nước 6.437 tỷ đồng, trong đó nộp cổ tức 2.606 tỷ đồng; lũy kế giai đoạn 2016 - 2020, BIDV nộp ngân sách nhà nước gần 27.900 tỷ đồng và thuộc nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu về số tiền nộp ngân sách nhà nước tại Việt Nam./.
>>BIDV bổ sung 40.000 tỷ đồng hỗ trợ vay sản xuất kinh doanh
Tin liên quan
-
Ngân hàng
BIDV lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng
18:59' - 11/03/2021
BIDV lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng, lên mức 48.524 tỷ đồng, tăng 20,6% so với thời điểm 31/12/2020.
-
Ngân hàng
BIDV dành 10.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi cho SME xuất nhập khẩu
07:38' - 26/02/2021
BIDV công bố triển khai gói tín dụng ngắn hạn lãi suất ưu đãi với quy mô lên đến 10.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh xuất nhập khẩu.
-
Ngân hàng
BIDV đăng ký mua vaccine phòng COVID-19 cho cán bộ nhân viên
10:58' - 24/02/2021
Ngày 24/2, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ cho cán bộ nhân viên và người thân tiêm vaccine phòng COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Sốt giá bất động sản: "Bài học" 10 năm chưa cũ từ thẩm định cho vay
14:55'
Trong bối cảnh sốt đất diễn ra ở nhiều nơi, việc cho vay mua nhà đất lại đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến khâu thẩm định dự án, quản lý tín dụng bất động sản của các tổ chức tín dụng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Credit Suisse lại vướng vào kiện tụng liên quan đến quản lý rủi ro
08:05'
Ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sỹ đã rơi vào khủng hoảng sau khi phải hứng chịu sự sụp đổ trước tiên là của quỹ Greensill của Anh và sau đó là quỹ đầu tư Archegos của Mỹ trong vòng một tháng.
-
Tài chính & Ngân hàng
PBoC cải thiện sự hỗ trợ với tài chính xanh
09:18' - 17/04/2021
PBoC rất coi trọng tài chính xanh và đã đưa ra khuôn khổ chính sách ban đầu cho tài chính xanh.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính Mỹ khẳng định không có bằng chứng kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ
08:19' - 17/04/2021
Ngày 16/4, Bộ Tài chính Mỹ cho biết không có đủ bằng chứng để kết luận rằng Việt Nam thao túng tiền tệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại.
-
Tài chính & Ngân hàng
VietinBank trình cổ đông 2 phương án chia cổ tức
09:24' - 16/04/2021
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của VietinBank sẽ tiến hành thông qua nhiều nội dung quan trọng về kết quả kinh doanh năm 2020 và chỉ tiêu kinh doanh năm 2021; phương án phân phối lợi nhuận....
-
Tài chính & Ngân hàng
Chính phủ Mỹ mất đến 1.000 tỷ USD tiền thuế chưa thanh toán mỗi năm
09:02' - 16/04/2021
Ủy viên Sở Thuế Mỹ Charles Rettig cho biết Chính phủ Mỹ đã mất khoảng 1.000 tỷ USD tiền thuế chưa thanh toán mỗi năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoJ đánh giá xu hướng phục hồi của kinh tế Nhật Bản
12:36' - 15/04/2021
Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Nhật Bản đã bắt đầu phục hồi sau cú sốc ban đầu do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các thị trường tiền tệ bằng USD ra sao nếu Mỹ áp dụng trần nợ?
06:30' - 15/04/2021
Các thị trường tiền tệ bằng đồng USD đứng trước những thách thức đang bóp méo cung cầu và những tác động này sẽ lớn hơn khi Chính phủ Mỹ sẽ áp dụng trần nợ trở lại.
-
Tài chính & Ngân hàng
EU có kế hoạch phát hành 150 tỷ euro trái phiếu mỗi năm
21:58' - 14/04/2021
Ủy ban châu Âu (EC) có kế hoạch phát hành trái phiếu đến năm 2026, với giá trị khoảng 150 tỷ euro (179 tỷ USD) mỗi năm để tài trợ cho kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế xanh hơn và số hóa hơn.