Đại sứ EU khẳng định tính an toàn của vaccine Astra Zeneca cung cấp cho Việt Nam
Chiều 23/3, tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí trước thềm lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được phân phối tới Việt Nam thông qua COVAX-cơ chế tiếp cận toàn cầu vaccine ngừa COVID-19 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cùng một số đại sứ tại các quốc gia thành viên EU đã khẳng định tính an toàn đối với vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Astra Zeneca.
Các nước EU ủng hộ hỗ trợ vaccine ngừa COVID-19 cho Việt Nam Đại sứ Giorgio Aliberti cho biết, COVAX là cơ chế các bên cùng tham gia với mục tiêu tập hợp được một khối lượng lớn vaccine COVID-19 để cung ứng cho một bộ phận dân số thế giới.Liên minh châu Âu, với sáng kiến “TeamEurope” bao gồm EU và các quốc gia thành viên, đã trở thành nhà tài trợ đầu tiên và có đóng góp đáng kể cho cơ chế COVAX với gói tài chính lên đến 2,6 tỷ Euro, chiếm trên 40% ngân sách của cơ chế này. Thông qua COVAX, EU mong muốn thúc đẩy quá trình thu mua vaccine ngừa COVID-19 để cung cấp cho người dân toàn cầu.
Theo Đại sứ Giorgio Aliberti, EU đã lựa chọn 92 quốc gia đối tác có mức thu nhập thấp và trung bình thấp, trong đó có Việt Nam để cung ứng vaccine ngừa COVID-19 giai đoạn đầu. Với cơ chế COVAX và đóng góp của các nước thành viên theo sáng kiến “TeamEurope”, đến nay, EU đã cung cấp 324 nghìn liều vaccine cho Campuchia; 500 nghìn liều vaccine cho Philippines; hơn 1,3 triệu liều vaccine sắp được phân bổ cho Việt Nam vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4/2021.Cụ thể, theo thông báo của COVAX, Việt Nam sẽ được nhận vaccine ngừa COVID-19 với số lượng từ 4.886.400 liều đến 8.253.600 liều, trong đó 25-35% số liều sẽ được cung cấp trong quý I/2021 và 65-75% trong quý II/2021. Vaccine được sử dụng trong đợt này là vaccine của Hãng Astra Zeneca.
Đại sứ Giorgio Aliberti khẳng định EU sẽ nỗ lực ở mức cao nhất để sớm đưa vaccine ngừa COVID-19 đến Việt Nam. Dự kiến, đến cuối năm 2021 sẽ có khoảng 18 triệu liều vaccine hỗ trợ Việt Nam, bao phủ 15% dân số, hướng đến mục tiêu bao phủ 20% dân số ở giai đoạn đầu. Đại sứ Giorgio Aliberti nhấn mạnh EU coi vaccine ngừa COVID-19 như một biện pháp ứng phó hiệu quả với đại dịch cũng như những biến chủng của SARS-CoV-2 trong tương lai. Việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 không phải là cuộc đua giữa các quốc gia mà chính là cuộc đua với thời gian, nhằm hướng đến chấm dứt vĩnh viễn đại dịch này. Chia sẻ quan điểm với Đại sứ Giorgio Aliberti, các Đại sứ: Tây Ban Nha, Đức, Italy và Cộng hòa Séc khẳng định sự ủng hộ của những nước này với nỗ lực của EU đưa chiến dịch triển khai vaccine ngừa COVID-19 tới các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vaccine ngừa COVID-19 của Astra Zeneca an toàn Cũng tại buổi thông tin báo chí, Đại sứ Giorgio Aliberti và Đại sứ các nước EU đã làm rõ các vấn đề xung quanh việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Astra Zeneca. Đại sứ Giorgio Aliberti nêu rõ, quan điểm của EU là ưu tiên sự an toàn của vaccine ngừa COVID-19 cho con người. Liên quan đến thông tin một số nước EU tạm ngừng sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Astra Zeneca, các cơ quan chức năng của EU đã nỗ lực điều tra và tìm những bằng chứng khoa học cho thấy tính an toàn của vaccine này. Mới đây, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã đồng ý tiếp tục sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Astra Zeneca. Đại sứ Giorgio Aliberti cũng cho biết, những ca có phản ứng phụ sau tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở châu Âu vừa qua chỉ là những ca hiếm gặp, có tỷ lệ rủi ro rất nhỏ, khoảng 1/1 triệu trường hợp được tiêm vaccine ngừa COVID-19.Làm rõ thêm thông tin, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam Guido Hildner cho biết, có 7 ca xảy ra phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong tổng số 1,7 triệu người dân nước này được tiêm vaccine.
Sau ba ngày điều tra, xem xét thận trọng và khuyến nghị từ cơ quan quản lý dược phẩm, Chính phủ Đức đồng ý tái sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Astra Zeneca.
Hiện nay, đội ngũ y tế của Đức đã tiến hành nghiên cứu, điều tra, bước đầu cho thấy các ca phản ứng phụ vừa qua chỉ là những trường hợp hết sức hiếm gặp. Điều quan trọng là sau khi tiêm chủng, người được tiêm cần phải được theo dõi sát sao và kịp thời có các biện pháp xử lý.Đại sứ Guido Hildner cũng nhấn mạnh, vaccine ngừa COVID-19 của Astra Zeneca đã được WHO công nhận là vaccine an toàn và được phân phối qua cơ chế COVAX, do đó EU công nhận tính an toàn và tiếp tục sử dụng vaccine này./.
>>Vaccine của Nga được Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch COVID-19
Tin liên quan
-
DN cần biết
Đức kêu gọi các hãng dược thực thi đầy đủ hợp đồng cung ứng vaccine COVID-19
19:18' - 23/03/2021
EU đang gấp rút đẩy nhanh chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 khi mà dịch bệnh tại nhiều nước thành viên đang diễn biến hết sức phức tạp.
-
Kinh tế Thế giới
Hộ chiếu vaccine liệu có trở thành "phao cứu sinh"?
12:47' - 23/03/2021
Hộ chiếu vaccine, chứng chỉ xanh hay chứng nhận tiêm chủng số là tên gọi chung của một loại thẻ số hay giấy chứng nhận cho người đã được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.