Đại sứ Lê Quý Quỳnh: Việt Nam và Malaysia còn nhiều dư địa mở rộng hợp tác
Nhân dịp Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad thăm chính thức Việt Nam từ 27-28/8, phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh về quan hệ toàn diện giữa hai nước trong thời gian qua, cũng như triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Phóng viên TTXVN:Thưa Đại sứ, sắp tới Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Nhân sự kiện này, Đại sứ có thể cho biết một số nét chính về quan hệ toàn diện giữa hai nước trong thời gian qua?
Đại sứ Lê Quý Quỳnh: Trong 46 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, quan hệ Việt Nam – Malaysia đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân. Với việc nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược vào năm 2015, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.
Về chính trị - ngoại giao, sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước ngày càng được củng cố và tăng cường, đặc biệt là thông qua các chuyến thăm và tiếp xúc thường xuyên giữa Lãnh đạo cấp cao và các cấp giữa hai nước.
Các cơ chế hợp tác song phương cũng được duy trì, trong đó có việc tổ chức kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban Hợp tác Kinh tế, Khoa học, Kỹ thuật Việt Nam – Malaysia do Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đồng chủ trì (Hà Nội, 26-27/7/2017). Năm 2018 vừa qua, hai nước cũng đã phối hợp tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Malaysia (30/3/1973 - 30/3/2018).
Là hai nền kinh tế phát triển năng động của khu vực, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Malaysia đang trên đà phát triển nhanh, đạt mốc 11,5 tỷ USD trong năm 2018 (theo số liệu thống kê của Malaysia là 13,2 tỷ USD), hoàn toàn khả thi để hoàn thành mục tiêu 15 tỷ USD hoặc cao hơn vào năm 2020.
Malaysia đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 và nhà đầu tư lớn thứ 8 vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt gần 13 tỷ USD với gần 600 dự án. Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp Malaysia tham gia đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và Malaysia có thế mạnh như hạ tầng chất lượng cao, năng lượng, công nghệ cao và đô thị thông minh…
Hợp tác quốc phòng - an ninh được đánh giá là trụ cột quan trọng, hiệu quả của quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước. Các chuyến trao đổi đoàn các cấp và giao lưu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa các quân, binh chủng... diễn ra với mức độ thường xuyên. Hai bên cũng tăng cường trao đổi thông tin liên quan công tác phòng, chống khủng bố, tội phạm mạng, tội phạm xuyên quốc gia.
Giáo dục-đào tạo, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân cũng là những điểm sáng nổi bật trong hợp tác hai nước. Với môi trường giáo dục hiện đại, tiên tiến, Malaysia là điểm đến ưu tiên trong khu vực Đông Nam Á của sinh viên Việt Nam, với hơn 1.000 lưu học sinh viên Việt Nam đang du học.
Ngoài ra, phải kể tới số lượng không nhỏ các cán bộ Việt Nam được Malaysia hỗ trợ đào tạo thông qua Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật Malaysia (MTCP) trên nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, kinh tế, quản lý giáo dục…
Cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia với hơn 60.000 người thời gian qua đã được Chính phủ Malaysia tạo điều kiện thuận lợi để sinh sống và làm việc, đặc biệt là hỗ trợ các cô dâu Việt Nam có thị thực dài hạn để ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó cũng cần kể đến sự hợp tác, phối hợp hiệu quả giữa hai nước tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như ASEAN, APEC, ASEM, Liên hợp quốc. Malaysia đã ủng hộ Việt Nam ứng cử thành công chức Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 cũng như hoàn thành vị trí Chủ tịch APEC 2017.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên cũng đã phối hợp chặt chẽ, cùng các nước ASEAN khác giữ vững đoàn kết và tiếng nói chung, bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông; thúc đẩy thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ Quy tắc ứng cử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và toàn diện.
Những thành tựu kể trên là kết quả của sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, phát huy lợi ích tương đồng, nâng cao hiệu quả hợp tác, nỗ lực hướng tới tương lai của lãnh đạo và nhân dân hai nước, với mục đích đem lại lợi ích và phồn thịnh chung cho nhân dân hai nước vì mục tiêu hòa bình, ổn định cho khu vực và trên thế giới.
Phóng viên TTXVN: Đại sứ có thể cho biết ý nghĩa, mục đích của chuyến thăm cũng như tác động của chuyến thăm đối với quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh hiện tại ?
Đại sứ Lê Quý Quỳnh: Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-28/8. Thủ tướng Mahathir là người bạn gần gũi, gắn bó và dành rất nhiều tình cảm tốt đẹp cho đất nước và nhân dân Việt Nam. Trong các nhiệm kỳ trước ông đã 4 lần tới thăm Việt Nam, chuyến thăm lần này là dịp thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Mahathir kể từ sau khi tái đắc cử.
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Malaysia diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Malaysia đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, hai nước vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục làm sâu sắc và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác. Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác mọi mặt với Malaysia.
Hiện hai bên đang tích cực cần triển khai đều đặn và hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương nhằm duy trì thường xuyên đối thoại, giải quyết các vướng mắc, đề ra giải pháp thúc đẩy hợp tác; tích cực thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược giai đoạn 2017-2019. Hai bên đang tích cực phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia thành công tốt đẹp.
Quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia có nền tảng vững chắc dựa trên nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử, cơ cấu kinh tế bổ sung cho nhau và đặc biệt là tình cảm hữu nghị và sự nỗ lực hướng tới tương lai của Chính phủ và nhân dân hai nước.
Với những thuận lợi hiện có và sự chuẩn bị kỹ càng của cả hai bên, tôi tin tưởng rằng chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia lần này sẽ diễn ra tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thiết thực, củng cố sự tin cậy chính trị giữa Lãnh đạo Cấp cao, thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Đây cũng là dịp để Lãnh đạo hai nước nhìn lại những kết quả đạt được trong 46 năm qua và cùng định hướng cho tương lai quan hệ hai nước trên chặng đường sắp tới.
Tôi hy vọng kết quả tích cực của chuyến thăm lần này sẽ tạo động lực cho quan hệ Việt Nam - Malaysia tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, trong đó các hoạt động giao lưu, tiếp xúc các cấp, các ngành, đặc biệt là giữa Lãnh đạo Cấp cao hai nước, sẽ tiếp tục được duy trì thường xuyên, hợp tác thương mại, đầu tư tiếp tục được mở rộng theo hướng bền vững, cân bằng và cùng có lợi trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế của mỗi bên, các lĩnh vực giao lưu hợp tác khác như văn hóa, giáo dục, du lịch, lao động, khoa học công nghệ không ngừng được tăng cường.
Phóng viên TTXVN: Theo Đại sứ, hai bên có thể hy vọng gì về kết quả chuyến thăm này, nhất là đối với quan hệ song phương trong các lĩnh vực chính trị, thương mại, đầu tư….?
Đại sứ Lê Quý Quỳnh: Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Malaysia là mối quan hệ hữu nghị hợp tác dựa trên nền tảng của sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau và chia sẻ những lợi ích tương đồng giữa hai nước. Ngày nay, quan hệ song phương Việt Nam – Malaysia đã và đang phát triển tích cực, toàn diện về mọi mặt từ chính trị - đối ngoại, quốc phòng - an ninh đến kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật, văn hóa – giáo dục, giao lưu nhân dân; sự tin cậy chính trị ngày càng được củng cố và tăng cường.
Chuyến thăm của Thủ tướng Mahathir là cơ hội để lãnh đạo hai nước rà soát, trao đổi về các biện pháp cụ thể hóa các thỏa thuận cấp cao đã đạt được, tạo khuôn khổ ổn định và thuận lợi đưa quan hệ hai nước phát triển thực chất hơn nữa, không chỉ về song phương mà còn trên các diễn đàn khu vực, quốc tế quan trọng mà hai bên là thành viên.
Tôi tin rằng với sự quyết tâm và nỗ lực của hai bên, quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Malaysia sẽ tiếp tục được làm sâu sắc và hiệu quả trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới./.
Xem thêm:
>>Malaysia khởi tố hình sự 17 lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo Goldman Sachs
>>Doanh nghiệp Malaysia và Singapore tìm cơ hội đầu tư, hợp tác tại Cần Thơ
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Malaysia tiếp tục hoãn phiên tòa liên quan vụ bê bối Quỹ 1MDB
11:00' - 19/08/2019
Malaysia đã hoãn lại một tuần đối với phiên tòa lớn nhất trong 5 phiên xét xử liên quan tới vụ bê bối nhiều tỷ USD tại Quỹ Đầu tư nhà nước Malaysia (1MDB) có liên quan tới cựu Thủ tướng Najib Razak.
-
Doanh nghiệp
Ajinomoto muốn xây nhà máy thực phẩm halai tại Malaysia
22:15' - 15/08/2019
Công ty Ajinomoto Co. Nhật Bản có dự định xây dựng một nhà máy mới tại Malaysia nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng với các sản phẩm halal.
-
DN cần biết
Thành lập Trung tâm chứng nhận Halal Việt Nam - Malaysia
15:13' - 06/08/2019
Đây là trung tâm cấp chứng nhận Halal (sản phẩm người Hồi giáo được phép ăn uống hoặc sử dụng và người Hồi giáo chỉ sử dụng các sản phẩm Halal) đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore trả lại Malaysia hàng triệu USD liên quan vụ bê bối 1MDB
13:04' - 19/07/2019
Ngày 18/7, cảnh sát Singapore cho biết đang trả lại Malaysia gần 40 triệu USD bị lực lượng này tịch thu vì có liên quan tới vụ bê bối tại Quỹ đầu tư Nhà nước 1 Malaysia (1MDB).
-
Doanh nghiệp
Malaysia thu giữ hơn 240 triệu USD từ một công ty dầu khí Trung Quốc
16:07' - 14/07/2019
Chính quyền Malaysia đã thu giữ hơn 1 tỷ ringgit (tức 243,25 triệu USD) từ tài khoản ngân hàng của Công ty xây lắp đường ống dẫn dầu Trung Quốc (CPP).
-
Kinh tế và pháp luật
Malaysia yêu cầu cựu Thủ tướng Najib Razak nộp gần nửa tỷ USD tiền thuế
21:27' - 05/07/2019
Chính phủ Malaysia đang yêu cầu cựu Thủ tướng Najib Razak phải nộp gần 1,7 tỷ ringgit (khoảng 411 triệu USD) tiền thuế thu nhập và tiền phạt do chậm đóng thuế giai đoạn 2011 - 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đã giải ngân hơn 15.600 tỷ đồng giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành
15:49'
Đến cuối tháng 6/2022, Đồng Nai đã giải ngân được hơn 15.600 tỷ đồng trong Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bến Tre cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh
15:37'
UBND tỉnh Bến Tre đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh; hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh...
-
Kinh tế Việt Nam
Đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2022 cao hơn Quốc hội giao
15:28'
Ngày 4/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng phản hồi việc chưa di dời các cơ quan ra ngoài thành phố
15:18'
Bộ Xây dựng đang chỉ đạo hoàn thiện Đồ án Quy hoạch hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, ngành Trung ương, dự kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu hàng hóa của Đồng Tháp tăng gần 63%
15:15'
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 1 tỷ USD, tăng 62,7% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Hơn 100 tỷ đồng làm hầm đường bộ nối Trần Nguyên Hãn với Chương Dương Độ
14:55'
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ có kết hợp cho người đi bộ nối từ phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm).
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hoá đề xuất sớm xây thêm nhà ga sân bay Thọ Xuân
14:50'
Tỉnh UBND tỉnh Thành Hóa vừa có đề xuất đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không Thọ Xuân
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác xã các tỉnh, thành phố Tây Nam sông Hậu kết nối tiêu thụ sản phẩm
12:24'
Thông qua các hoạt động kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, nhận thức của thành viên Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, thành phố Tây Nam sông Hậu được nâng lên trong liên kết đầu vào, đầu ra sản phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Gia Lai kiến nghị cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển, liên kết vùng
11:47'
Để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên trong giai đoạn tới, tỉnh Gia Lai cũng đề nghị cần có cơ chế, chính sách riêng, đột phá cho vùng về thu hút nguồn nhân lực, thu hút đầu tư.